Sơn Nam, Tây Tạng

Shannan Prefecture
—  Prefecture  —
Chuyển tự Tibetan
 • Tibetanལྷོ་ཁ་ས་ཁུལ་
 • Wylie transliterationLho-kha Sa-khul
Chuyển tự Chinese
 • Simplified山南地区
 • PinyinShānnán Dìqū
Lhoka Prefecture in Khu tự trị Tây Tạng
Lhoka Prefecture in Khu tự trị Tây Tạng
Shannan Prefecture trên bản đồ Thế giới
Shannan Prefecture
Shannan Prefecture
CountryTrung Quốc
ProvinceKhu tự trị Tây Tạng
CapitalTsetang
Diện tích
 • Tổng cộng79.700 km2 (30,800 mi2)
Dân số (2007)
 • Tổng cộng330.100
 • Mật độ4,1/km2 (11/mi2)
Múi giờUTC+8 sửa dữ liệu
856000 sửa dữ liệu
Mã điện thoại893 sửa dữ liệu

Sơn Nam (tiếng Trung: 山南地区; bính âm: Shānnán Dìqū, Sơn nam địa khu) hay Lhoka (chữ Tạng: ལྷོ་ཁ་ས་ཁུལ་; Wylie: Lho-kha Sa-khul; ZWPY: Lhoka Sakü; là một địa khu ở khu vực đông nam của Khu tự trị Tây Tạng.[1] Địa khu Sơn Nam có Sân bay Lhasa Gonggar gần trấn Gonggar.[2] Nằm ở trung và hạ phần của Thung lũng Yarlung cổ, được tạo thành bởi Sông Yarlung Zangbo, địa khu Sơn Nam được coi là vùng đất khai sinh của văn minh Tây Tạng. Nó có ranh giới với Lhasa ở phía bắc, Nyingchi ở phía đông, Xigazê ở phía tây, và có biên giới quốc tế với Ấn ĐộBhutan ở phía nam. Địa khu có chiếu dài 420 kilômét (260 mi) từ đông sang tây và 329 kilômét (204 mi) từ bắc xuống nam. Địa khu là nơi trồng trọt đầu tiên, cung điện đầu tiên và tu viện Phật giáo đầu tiên của toàn Tay Tạng. Ngoài ra đây cũng là nơi bắt nguồn của ca kịch Tạng.[3] Người Tạng chiếm 98% cư dân và 2% là các dân tộc Hán, Hồi, Monba, Lhoba và một số dân tộc khác.[4] Thủ phủ của địa khu là trấn Tsetang, cách Lhasa 183 km.[5]

Địa khu Sơn Nam có diện tích 79.700 kilômét vuông (30.800 dặm vuông Anh), bao gồm gần như toàn bộ bang Arunachal Pradesh ở đông bắc Ấn Độ và là khu vực tranh chấp giữa Ấn Đôh và Trung Quốc. Cao độ trung bình của địa khu là 3.700 mét (12.100 ft). Dân số của địa khu vào năm 2007 là 330.100 người.[5][6] Không chỉ có di tích lịch sử, địa khu cũng là nơi thịnh vượng nhất tại Tây Tạng.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

12 huyện thuộc địa khu

Địa khu Sơn Nam được chia thành 12 huyện. Tuy nhiên, một phần lớn diện tích của các huyện Lhünzê (隆子县) và Cona (错那县), lên tới 28.700 kilômét vuông (11.100 dặm vuông Anh) nằm trong vùng tranh chấp và hiện do Ấn Độ kiểm soát và tạo thành bang Arunachal Pradesh.

# Tên Chữ Hán Bính âm Hán Việt Tạng văn Wylie Dân số (ước tính 2003) Diện tích (km²) Mật độ (/km²)
1 Nêdong 乃东县 Nǎidōng Xiàn Nãi Đông huyện སྣེ་གདོང་རྫོང་ sne gdong rdzong 60.000 2.211 46
2 Zhanang 扎囊县 Zhānáng Xiàn Trát Nang huyện གྲ་ནང་རྫོང་ gra nang rdzong 40.000 2.157 19
3 Gonggar 贡嘎县 Gònggā Xiàn Cống Dát huyện འཕྱོངས་རྒྱས་རྫོང་ gong dkar rdzong 50.000 2.283 21
4 Sangri 桑日县 Sāngrì Xiàn Tang Nhật huyện ཟངས་རི་རྫོང་ zangs ri rdzong 20.000 2.634 8
5 Qonggyai 琼结县 Qióngjié Xiàn Quỳnh Kết huyện འཕྱོངས་རྒྱས་རྫོང་ 'phyongs rgyas rdzong 20.000 1.030 19
6 Qusum 曲松县 Qūsōng Xiàn Khúc Tùng huyện ཆུ་གསུམ་རྫོང་ chu gsum rdzong 20.000 1.936 10
7 Comai 措美县 Cuòměi Xiàn Thố Mỹ huyện མཚོ་སམད་རྫོང་ mtsho smad rdzong 10.000 4.530 2
8 Lhozhag 洛扎县 Luòzhā Xiàn Lạc Trát huyện ལྷོ་བྲག་རྫོང་ lho brag rdzong 20.000 5.570 4
9 Gyaca 加查县 Jiāchá Xiàn Gia Tra huyện རྒྱ་ཚ་རྫོང་ rgya tsha rdzong 20.000 4.493 5
10 Lhünzê 隆子县 Lóngzǐ Xiàn Long Tử huyện ལྷུན་རྩེ་རྫོང་ lhun rtse rdzong 30.000 9.809 3
11 Cona 错那县 Cuònà Xiàn Thác Na huyện མཚོ་སྣ་རྫོང་ mtsho sna rdzong 10.000 34.979 0
12 Nagarzê Làngkǎzǐ Xiàn སྣ་དཀར་རྩེ་རྫོང་ sna dkar rtse rdzong 30.000 8,109 5

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Booz, Elisabeth B. (1986). Tibet, pp. 127-135. Passport Books, Chicago. ISBN 0-8442-9812-3.
  2. ^ Buckley, Micheal (2006). Tibet. Bradt Travel Guides. tr. 58, 161. ISBN 1841621641. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ An Caindain and has the distinction of. “A Journey to Qomolangmo (V): Southeastern Route”. Tibet Magazine.net. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ 安才旦 (2003). Tibet China: travel guide. 五洲传播出版社. tr. 138–141. ISBN 7508503740. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ a b Zhang, itle=Xiaoming (2004). China's Tibet. 五洲传播出版社. tr. 30–31. ISBN 7508506081. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ “Profiles of China Provinces, Cities and Industrial Parks”. Shannan diqu (Xizang Zizhiqu). HKDTC Enterprise. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Buckley, Michael and Strauss, Robert. Tibet: a travel survival kit. (1986) Lonely Planet Publications, Victoria, Australia. ISBN 0-908086-88-1.
  • Das, Sarat Chandra. (1902). Lhasa and Central Tibet. Reprint: (1988). Mehra Offset Press, Delhi.
  • Dorje, Gyume (1999). Footprint Tibet Handbook with Bhutan. Footprint Handbooks, Bath, England. ISBN 0-8442-2190-2.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]