Saturanga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
a8 b8 c8 d8 e8 f8 g8 h8
a7 b7 c7 d7 e7 f7 g7 h7
a6 b6 c6 d6 e6 f6 g6 h6
a5 b5 c5 d5 e5 f5 g5 h5
a4 b4 c4 d4 e4 f4 g4 h4
a3 b3 c3 d3 e3 f3 g3 h3
a2 b2 c2 d2 e2 f2 g2 h2
a1 b1 c1 d1 e1 f1 g1 h1
Saturanga với các quân ở vị trí ban đầu. Sĩ trắng và Sĩ đen của Saturanga không cùng cột như Hậu trắng và Hậu đen trong cờ Vua.
Bàn cờ Chaturanga từ Rajasthan, Ấn Độ, trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia ở Osaka (Nhật Bản)

Saturanga hay Chaturanga (chữ Phạn: चतुरङ्ग caturaṅga) là một trò chơi cờ của Ấn Độ thời kỳ Gupta được cho là thủy tổ của các loại cờ như cờ vua, cờ tướng (Trung Quốc), shogi (Nhật Bản), janggi (Triều TiênHàn Quốc), cờ ốc (Thái Lan, MalaysiaCampuchia), sittuyin (Miến Điện), cờ tư lệnh (Việt Nam),... Trò chơi này được phát triển trong thời kỳ Đế quốc Gupta, Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 6. Đến thế kỷ 7, Saturanga được du nhập vào Vương quốc Sasanid với tên mới là Shatranj, và từ đó phổ biến đến châu Âu trong thời kỳ Hậu Trung Cổ.

Giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Saturanga được chơi trên bàn cờ có 8 cột dọc và 8 hàng ngang giống với bàn cờ vua. Bàn cờ có 2 quân cờ mới là Sĩ và Tượng (yếu hơn). Sĩ đi chéo 1 ô theo 4 hướng như Sĩ trong cờ tướng nhưng có thể đi hết bàn cờ, Tượng đi chéo 2 ô theo 4 hướng vuông như Tượng trong cờ tướng nhưng có thể nhảy qua các quân cờ khác chứ không bị cản. Không có luật nhập thànhbắt Tốt qua đường. Tốt chỉ được tiến 1 ô nước đầu tiên chứ không được tiến 2 ô, khi xuống hàng ngang cuối của đối phương thì Tốt chỉ có thể phong cấp thành Sĩ chứ không thể phong thành những quân khác. Nếu bị chiếu hết, hết nước đi hoặc chỉ còn mỗi quân Vua sẽ thua.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]