Satyendra Nath Bose

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Padma Vibhushan
Satyendra Nath Bose
সত্যেন্দ্র নাথ বসু
FRS
Satyendra Nath Bose năm 1925
Sinh(1894-01-01)1 tháng 1 năm 1894
Calcutta, British India
Mất4 tháng 2 năm 1974(1974-02-04) (80 tuổi)
Calcutta, Ấn Độ
Quốc tịchẤn Độ
Trường lớpĐại học Calcutta
Nổi tiếng vìNgưng tụ Bose–Einstein
Thống kê Bose–Einstein
Phân bố Bose-Einstein
Tương quan Bose-Einstein
Khí Bose
Boson
Phương trình trạng thái lý tưởng Bose
Khí photon
Phối ngẫuUshabati Bose
Giải thưởngPadma Vibhushan
Hội Hoàng gia Luân Đôn[1]
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lýToán học

Satyendra Nath Bose FRS[1] (tiếng Bengal: সত্যেন্দ্র নাথ বসু Shottendronath Boshū, IPA: [ʃot̪ːend̪ronat̪ʰ boʃu]; 1 tháng 1, 1894 – 4 tháng 2 năm 1974) là nhà vật lý Ấn Độ trong lĩnh vực vật lý toán. Ông sinh ở Calcutta. Ông nổi tiếng với các nghiên cứu trong cơ học lượng tử vào đầu thập kỷ 1920, mở ra cơ sở cho lĩnh vực thống kê Bose–Einstein và lý thuyết vật chất ngưng tụ Bose–Einstein. Là thành viên của Hội Hoàng gia Luân Đôn, ông đã được trao giải thưởng lớn thứ hai của Ấn Độ dành cho công dân, giải Padma Vibhushan vào 1954 bởi chính phủ Ấn Độ.[2][3]

Lớp các hạt tuân theo thống kê Bose–Einstein, gọi là boson, đặt theo tên của ông bởi nhà vật lý Paul Dirac.[4][5]

Là một học giả tự học và nói được nhiều ngôn ngữ, ông quan tâm tới nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm vật lý học, toán học, hóa học, sinh học, khoáng vật học, nghệ thuật, triết học, văn họcâm nhạc. Ông cũng tham gia vào nhiều hội đồng nghiên cứu và phát triển của Ấn Độ độc lập.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b doi:10.1098/rsbm.1975.0002
    Hoàn thành chú thích này
  2. ^ Wali 2009, tr. xv, xxxiv.
  3. ^ Mahanti, Dr Subodh. “Satyendra Nath Bose, The Creator of Quantum Statistics”. IN: Vigyan Prasar.
  4. ^ Farmelo, Graham, “The Strangest Man”, Notes on Dirac's lecture Developments in Atomic Theory at Le Palais de la Découverte, ngày 6 tháng 12 năm 1945, UKNATARCHI Dirac Papers, p. 331, note 64, BW83/2/257889.
  5. ^ Sean Miller (ngày 18 tháng 3 năm 2013). Strung Together: The Cultural Currency of String Theory as a Scientific Imaginary. University of Michigan Press. tr. 63. ISBN 978-0-472-11866-3.
  6. ^ Wali 2009, tr. xl.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]