Schefflera

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Schefflera
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Araliaceae
Phân họ (subfamilia)Aralioideae
Chi (genus)Schefflera
J.R.Forst. & G.Forst., 1775 nom. cons.[1]
Loài điển hình
Schefflera digitata
J.R.Forst. & G.Forst., 1775
Các loài
13 loài. Xem bài.

Scheffleradanh pháp khoa học của một chi thực vật có hoa trong họ Araliaceae.[2]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên chi là để vinh danh Johann Peter Ernst von Scheffler (1739-1809), bác sĩ kiêm nhà khoáng vật học kiêm nhà thực vật học người Gdańsk, đã đóng góp một số mẫu cây cho Gottfried Reyger (1704-1788), được đề cập trong sách Tentamen florae Gedanensis.[1][3][4]

Lịch sử phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Cho tới thập niên 1970, Schefflera chứa khoảng 200 loài và các chi Crepinella, Didymopanax, Dizygotheca, Enochoria, Geopanax, Neocussonia, Octotheca, Plerandra, Scheffleropsis, Tupidanthus, Agalma, Brassaia, Cephaloschefflera được coi là độc lập và có quan hệ họ hàng gần với nó;[5] nhưng kể từ đó thì nó được liên tục mở rộng bằng cách gộp tất cả các chi nói trên và cho tới năm 2005 thì nó chứa tới khoảng 600 loài. Tuy nhiên, các nghiên cứu phát sinh chủng loài cho thấy Schefflera nghĩa rộng (sensu lato) là đa ngành.[6][7]

Từ năm 2013 người ta lại tách Schefflera nghĩa rộng thành Schefflera nghĩa hẹp với số lượng loài giảm rất mạnh và một số chi, trong cố gắng để đảm bảo tính đơn ngành của các chi này. Cụ thể bao gồm:

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các loài dưới đây là thuộc Schefflera nghĩa hẹp, phân bố tại New Zealand và một số đảo cận kề ở tây nam Thái Bình Dương.[14]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Johann Reinhold Forster & Johann Georg Adam Forster, 1776. Schefflera. Characteres Generum Plantarum (ấn bản lần 2): 45-46.
  2. ^ Schefflera. The Plant List. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Reyger G., 1766. Inula helenium. Tentamen florae Gedanensis 2: 132.
  4. ^ Schumann E. biên tập (1893). “Die einheimisclien Mitglieder der Gesellschaft, Lebensläufe”. Schriften der Naturforschenden Gesellschaft in Danzig. 8 (2): 83.
  5. ^ Frodin D. G., 1975. Studies in Schefflera (Araliaceae): the Cephaloschefflera complex. J. Arnold Arbor. 56: 427–448.
  6. ^ G. M. Plunkett; Porter P. Lowry II; D. G. Frodin; Jun Wen (2005). “Phylogeny and geography of Schefflera: pervasive polyphyly in the largest genus of Araliaceae”. Annals of the Missouri Botanical Garden. 92 (2): 202–224. JSTOR 3298514.
  7. ^ Pedro Fiaschi; Gregory M. Plunkett (2011). “Monophyly and phylogenetic relationships of Neotropical Schefflera (Araliaceae) based on plastid and nuclear markers”. Systematic Botany. 36 (3): 806–817. doi:10.1600/036364411X583754. S2CID 85944746.
  8. ^ Lowry P., Plunkett G. & Frodin D., 2013. Revision of Plerandra (Araliaceae). I. A synopsis of the genus with an expanded circumscription and a new infrageneric classification. Brittonia 65(1): 42-61, doi:10.1007/s12228-012-9260-2.
  9. ^ a b Lowry P. P., Plunkett G. M., Gostel M. R. & Frodin D. G., 2017. A synopsis of the Afro-Malagasy species previously included in Schefflera (Araliaceae): resurrection of the genera Astropanax and Neocussonia. Candollea 72(2): 265-282, doi:10.15553/c2017v722a4.
  10. ^ Lowry II P. P., Plunkett G. M., Mora M. M., Cano A., Fiaschi P., Frodin D. G., Gereau R. E., Idárraga-Piedrahíta Á., Jiménez-Montoya J., Mendoza J. M. F. & Neill D. A., 2019. Studies in Neotropical Araliaceae. I. Resurrection of the genus Sciodaphyllum P. Browne to accommodate most New World species previously included in Schefflera JR Forst. & G. Forst.. Brittonia 72(1): 1-15, doi:10.1007/s12228-019-09593-w.
  11. ^ Lowry II P. P., Plunkett G. M. & Neill D. A., 2019. Studies in Neotropical Araliaceae. II. Resurrection of the Neotropical Genus Crepinella for a Clade of New World Species Previously Included in Schefflera (Araliaceae). Novon: A Journal for Botanical Nomenclature 27(4): 253-261, doi:10.3417/2019510.
  12. ^ Fiaschi P., Lowry P. P. & Plunkett G. M., 2020. Studies in Neotropical Araliaceae. III. Resurrection of the New World genus Didymopanax Decne. & Planch., previously included in Schefflera (Araliaceae). Brittonia 72(1): 16–22, doi:10.1007/s12228-019-09604-w.
  13. ^ Lowry II P. P. & Plunkett G. M., 2020. Resurrection of the genus Heptapleurum for the Asian clade of species previously included in Schefflera (Araliaceae). Novon: A Journal for Botanical Nomenclature 28(3): 143-170, doi:10.3417/2020612.
  14. ^ Schefflera trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 7-3-2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]