Sinh Tồn Đông

Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Sinh Tồn Đông
Ảnh vệ tinh chụp bãi đá san hô chứa đảo Sinh Tồn Đông
Địa lý
Vị trí của đảo Sinh Tồn Đông.
Vị trí của đảo Sinh Tồn Đông.
đảo
Sinh Tồn Đông
Vị tríBiển Đông
Tọa độ9°54′9″B 114°33′51″Đ / 9,9025°B 114,56417°Đ / 9.90250; 114.56417 (đảo Sinh Tồn Đông)
Diện tích2.8 ha
Chiều dài210 m
Chiều rộng100 m
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Sinh Tồn
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đảo Sinh Tồn Đông (tiếng Anh: Grierson Reef[1]; tiếng Filipino: Julian Felipe; tiếng Trung: 染青沙洲; bính âm: Rǎnqīng shāzhōu, Hán-Việt: Nhiễm Thanh sa châu) là một cồn cát thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách đảo Sinh Tồn khoảng 14 hải lý (26 km) về phía đông.[2]

Các rạn san hô, cồn cát, và đảo thuộc Cụm Sinh Tồn
Đá Gạc Ma
Đá Trà Khúc
Đá Len Đao
Đá Phúc Sĩ
Đá Văn Nguyên
Đá Ninh Hòa
Đá Vị Khê
Sinh Tồn Đông
Đá An Bình
Đá Ba Đầu
Đá Đức Hòa
Đá Bãi Khung
Đá Bình Sơn
Đá Tư Nghĩa
Đá Bia
Đá Ken Nan
Đá Bình Khê
Đá Nhạn Gia
Đảo Sinh Tồn
Đá Sơn Hà
Đá Nghĩa Hành
Đá Tam Trung
Đá Cô Lin

Đảo Sinh Tồn Đông là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Việt Nam đang kiểm soát đảo này như một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng quân tại đây từ ngày 17 tháng 3 năm 1978.[3]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh vệ tinh chụp Đảo Sinh Tồn Đông

Đảo trải dài theo hướng tây bắc-đông nam và nằm trên một thềm san hô ngập nước. Thềm san hô này có chiều dài 1.200 m rộng đến 600 m, diện tích khoảng 0,5 km2.

Đảo ban đầu (trước khi được bồi đắp thêm) có chiều dài khoảng 160 m, chiều rộng khoảng 60 m và được bao bọc bởi bờ cát rộng từ 5 đến 10 m. Diện tích đất tự nhiên của đảo khoảng 1,6 ha. Hai đầu của đảo có hai doi cát thường di chuyển theo mùa sóng gió.[2]

Năm 2014, Việt Nam đã xây bờ kè đảo; mở rộng đảo (dài 210 m, rộng 100 m) với diện tích lấn thêm vào khoảng 1,2 ha. Như vậy diện tích hiện tại của đảo là khoảng 2,8 ha.

Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành chùa Sinh Tồn Đông trên đảo.[4]

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Trên đảo không có nước ngọt. Các loại cây nước lợ như bàng vuông, mù u, phi lao, phong ba, muống biển,... mọc khá nhiều. Độ che phủ cây xanh chiếm 1/2 diện tích đảo. Đất đai ở đây chủ yếu là cát san hô nên các loài cây rau quả chỉ trồng được trong các ô đất đã được cải tạo. Các loài rau được trồng bao gồm cải xanh, mồng tơi, bầu, bí, mướp,... Ngoài ra trên đảo còn chăn nuôi heo và các loại gia cầm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng đá An Nhơn (cồn san hô Lan Can), Malaysia cũng đưa nhiều tàu thuyền quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân quyết định, phải nhanh chóng đưa quân đổ bộ và đóng giữ tại các đảo nổi còn lại của quần đảo Trường Sa gồm có đảo Đá Giữa (Trường Sa Đông), đá Grierson (Sinh Tồn Đông), Hòn Sập (Phan Vinh), và đảo An Bang.

Thiếu tá Ngô Sĩ Ta (Chủ nhiệm chính trị trung đoàn 146) và ông Võ Xuân Triều (Phó phòng Quân báo hải quân) chỉ huy lực lượng hải quân đi trên tàu HQ-679 từ Cam Ranh ra đóng giữ bãi đá san hô Grierson. Ngày 15 tháng 3 năm 1978, Hải quân Việt Nam đã hoàn thành việc đổ bộ và triển khai nhiệm vụ bảo vệ đá này.[3]

Ngày 25 tháng 4 năm 1978, khi ra kiểm tra đảo đá Grierson cùng Chính ủy quân chủng Hải quân Hoàng Trà, Tư lệnh quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương đề nghị đổi tên Grierson thành đảo Sinh Tồn Đông.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 11. ISBN 978-1897643181.
  2. ^ a b Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
  3. ^ a b thanhnien.vn (19 tháng 5 năm 2018). “Sinh Tồn Đông, đảo tuyến đầu của quần đảo Trường Sa”. Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ “Hình ảnh 3 ngôi chùa vừa khánh thành việc tôn tạo, khôi phục ở Trường Sa”. Báo điện tử Tiền Phong. 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]