Somatochlora flavomaculata

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Somatochlora flavomaculata
Một S. flavomaculata đực
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Lớp: Insecta
Bộ: Odonata
Phân thứ bộ: Anisoptera
Họ: Corduliidae
Chi: Somatochlora
Loài:
S. flavomaculata
Danh pháp hai phần
Somatochlora flavomaculata
(Vander Linden, 1825)
Các đồng nghĩa[2]
  • Libellula flavomaculata Vander Linden, 1825
  • Cordulia vicetina Disconzi, 1865

Somatochlora flavomaculata là một loài chuồn chuồn phổ biến trong họ Corduliidae. Phân bố của loài động vật này trải dài từ Pháp đến SiberiaMông Cổ. Chúng thường trú ngụ ở vùng đầm lầy. Những con đực thường sẽ bảo vệ lãnh thổ của chúng.

Nhận dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như các loài chuồn chuồn khác có màu xanh kim loại, loài này có các đốm màu vàng trên ngực và phần bụng. Con cái có đốm lớn nhất và những đốm sáng trên những con còn non. Các đốm trên bụng trở nên sẫm màu hơn khi cá thể già đi và sau đó trở nên gần như không nhìn thấy được.[3] Loài này tương tự như Somatochlora metallica, nhưng nó có nhiều đốm vàng hơn ở trên bụng và đốm vàng chạy xuống hai bên.[4] S. flavomaculata nhỏ hơn S. metallica.[3]

Hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Con đực sẽ bảo vệ lãnh thổ của chúng trên thảm thực vật khô, lối đi cạnh bụi rậm và cây cối, trong trảng lau sậy và thủy vực. Gần cuối chu kỳ sinh sản, thủy vực thường được con đực tuần tra. Chúng lượn vòng khi giao phối, trong lúc chúng giao phối có hình giống bánh xe, có thể nhìn thấy lượn quanh vài phút mỗi lần phía trên đám lau sậy.[3][5]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

S. flavomaculata thường được tìm thấy ở các vùng đất ngập nướclục địa Châu Âu,[6] với các quần thể được tìm thấy từ miền bắc nước Pháp đến Siberia và Mông Cổ. S. flavomaculata được tìm thấy lần đầu tiên ở Vương quốc Anh vào năm 2018 tại Đầm lầy Carlton và Oulton bởi nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Andrew Easton, ông đã kêu gọi những người dùng trên Twitter nhận diện chúng.[7] Loài này có thể được gió đông mang đến Vương quốc Anh vào mùa xuân và mùa hè mặc dù không phân biệt được di chuyển trong quãng đường dài.[7] Chúng được sử dụng để biểu thị mức độ đa dạng của loài ở các khu rừng phương bắc miền trung Thụy Điển.[8]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kalkman, V.J. (2014). Somatochlora flavomaculata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T165485A19161728. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-1.RLTS.T165485A19161728.en. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Dennis Paulson; Martin Schorr; Cyrille Deliry. “World Odonata List”. University of Puget Sound. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b c Dijkstra, K.D.; Schröter, Asmus (2020). Field Guide to the Dragonflies of Britain and Europe: 2nd edition. Bloomsbury Publishing. tr. 242. ISBN 978-1-4729-4397-2. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Gibbons, Bob (2011). Field Guide to Insects of Britain and Northern Europe. Crowood Press. tr. 126. ISBN 978-1-84797-369-6. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ van Dokkum, Peter (2015). Dragonflies: Magnificent Creatures of Water, Air, and Land. Yale University Press. tr. 130. ISBN 978-0-300-19708-2. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ Andy Swash, Dave Smallshire (2020). Europe's Dragonflies: A field guide to the damselflies and dragonflies. Princeton University Press. tr. 240. ISBN 978-0-691-16895-1. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ a b “New Dragonfly Species for Britain”. British Dragonfly Society. 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Worldwide Dragonfly Association (2006). Forests and Dragonflies: Fourth WDA International Symposium of Odonatology, Pontevedra (Spain), July 2005. Pensoft Publishers. tr. 174. ISBN 978-954-642-278-1. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]