St Kilda, Scotland

(Đổi hướng từ St. Kilda, Scotland)
St Kilda
Nhìn ra Village Bay, St Kilda
Nhìn ra Village Bay, St Kilda
Vị trí
Tài liệu tham khảo lưới OSNF095995
Tọa độ57°48′B 8°36′T / 57,8°B 8,6°T / 57.8; -8.6
Tên gọi
Tên GaelHiort
Phát âm[hirˠʃt̪]
Tên Bắc Âu cổPossibly Skildir
Ý nghĩa của tênUnknown, possibly Gaelic for "westland"
Diện tích và điểm cao nhất
Diện tích854,6 ha (3,3 dặm vuông)
Điểm cao nhấtConachair (430 mét)
Dân cư
Dân sốkhông có dân cư vĩnh viễn từ năm 1930
Điểm dân cư chínhAm Baile (làng)
Phân loại
Nhóm đảoSt Kilda
Cơ quan địa phươngComhairle nan Eilean Siar
References[1][2][3][4][5]
Tiêu chuẩnHỗn hợp: iii, v; vii, ix, x
Tham khảo387
Công nhận1986 (Kỳ họp 10)
Mở rộng2004, 2005
Diện tích24.201,4004 ha
Toàn cảnh ngôi làng bên vịnh

Các đảo thuộc Quần đảo St.Kilda là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu nằm ở vùng đảo xa xôi nhất thuộc quần đảo Anh. Nó nằm cách Bắc Uist, quần đảo Outer Hebrides khoảng 64 km (40 dặm) về phía tây-tây bắc, bao gồm các đảo phía tây của quần đảo Outer Hebrides, Scotland[6] Đảo Hirta là hòn đảo lớn nhất với những vách đá cao nhất tại Vương quốc Anh, cùng ba hòn đảo khác là Dun, SoayBoreray từng là nơi chăn thả gia súc và săn bắn chim biển. Về mặt hành chính, các hòn đảo là một phần của chính quyền địa phương Comhairle nan Eilean Siar.[7]

Nguồn gốc của cái tên đến nay có rất nhiều phỏng đoán khác nhau. Những di sản trên đảo bao gồm rất nhiều tính năng kiến trúc độc đáo có từ thời tiền sử, mặc dù những ghi chép sớm nhất trên đảo có từ Trung cổ muộn. Kinh tế của người dân trên đảo chủ yếu là các sản phẩm từ các loài chim trên đảo, nông nghiệp và nuôi cừu đã có truyền thống từ rất lâu (2000 năm). Các bằng chứng khảo cổ tại ngôi làng Bay và làng Gleann Mor (thuộc đảo Hirta) là bằng chứng về thời đại đồ đồng và những chuyến ghé thăm của người Viking trên đảo. Những ngôi nhà, tường được xây bằng đá cleits, trong điều kiện khắc nghiệt trên đảo. Ngoài ra là dấu tích về nhà thờ tồn tại trên đảo từ thế kỷ 19. Nhưng những ảnh hưởng bên ngoài, tôn giáo, bệnh đậu mùa đã khiến người dân sơ tán vào năm 1930.[8]

St Kilda có thể đã có người cư trú trong ít nhất là hai thiên niên kỷ, dân số có thể không bao giờ vượt quá 180 người (và chắc chắn không quá 100 người sau năm 1851). Toàn bộ dân số còn lại đã được sơ tán khỏi đảo Hirta (hòn đảo duy nhất có người ở) vào năm 1930. Hiện nay, người dân thường xuyên tại đây chỉ là những nhân viên quân sự. Một loạt các công nhân bảo tồn, tình nguyện viên và các nhà khoa học dành nhiều thời gian ở đó trong những tháng mùa hè [3][9]

Đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương, Hải âu Fulmar phương BắcÓ biển phương Bắc. Ở đây, trên các vách đá có số lượng chim sinh sống rất lớn trong khi khu vực là tương đối nhỏ, kết hợp với môi trường biển tạo ra sự đa dạng sinh học đáng kể. Ngoài ra, tại đây còn có hai phân loài đặc hữu là Hồng tước (troglodytes troglodytes hirtensis) và chuột đồng St Kilda (Apodemus sylvaticus hirtensis). Cùng với đó, hai loài cừu trên đảo Soay và Boreray đã tồn tại từ thời kỳ đồ đá mới và đồ sắt.

St.Kilda có vẻ đẹp tự nhiên, nó hỗ trợ môi trường sống cho các loài chim cư trú, kết hợp với cảnh quan ngoạn mục của núi tạo ra sự đa dạng sinh học. St.Kilda là minh chứng về truyền thống tự cung tự cấp trong điều kiện khắc nghiệt và biệt lập trên đảo. Vì vậy, cảnh quan văn hóa St.Kilda được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1986.[10]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ General Register Office for Scotland (ngày 28 tháng 11 năm 2003). “Occasional Paper No 10: Statistics for Inhabited Islands” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ Get-a-map Lưu trữ 2013-10-07 tại Wayback Machine "NF095995" Ordnance Survey. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ a b Bản mẫu:Haswell-Smith
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UNEP
  5. ^ Bản mẫu:Gaelic Placenames
  6. ^ Excluding the isolated pinnacle Rockall, the status of which is a matter of international dispute. See, for example, MacDonald, Fraser (2006) "The last outpost of Empire: Rockall and the Cold War" Journal of Historical Geography. 32 pages 627–647. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007
  7. ^ Steel (1988) page 254.
  8. ^ See especially Maclean (1977), Steel (1988), Fleming (2005).
  9. ^ "The new residents of St Kilda archipelago". (ngày 29 tháng 8 năm 2010). BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  10. ^ "World Heritage: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland". UNESCO. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2007.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Atkinson, Robert Island going to the remoter isles, chiefly uninhabited, off the north-west corner of Scotland, William Collins, 1949. (Reprinted Birlinn, 1995 ISBN 1-874744-31-9)
  • Charnley, Bob Last Greetings of St. Kilda, Richard Stenlake, 1989 ISBN 1-872074-02-2
  • Coates, Richard The Place-Names of St. Kilda, Edwin Mellen Press, 1990 ISBN 0-88946-077-9
  • Crichton, Torcuil (ngày 26 tháng 6 năm 2005) "The Last of the St Kildans". Glasgow. Sunday Herald. A report of a surviving St Kildan re-visiting the islands.
  • Gilbert, O. The Lichen Hunters. St Kilda: Lichens at the Edge of the World, The Book Guild Ltd., England, 2004 ISBN 1-85776-930-9
  • Gillies, Donald John, and Randall, John (Editor) The The Truth about St Kilda. An Islander's Memoir, John Donald, Edinburgh, 2010 ISBN 978-1-906566-07-4
  • Harden, Jill and Lelong, Olivia "Winds of Change, the Living Landscapes of Hirta, St Kilda", Edinburgh, Society of Antiquaries of Scotland 2011 ISBN 978-0-903903-29-5
  • Harman, Mary An Isle Called Hirte: History and Culture of St. Kilda to 1930, MacLean Press, 1996 ISBN 1-899272-03-8
  • Kearton, Richard With Nature and a Camera, Cassell and Company, London, 1898
  • Macaulay, Kenneth (1764), The History of St Kilda, T Becket and P A De Hondt, London (Google books)
  • Macauley, Margaret (2009) The Prisoner of St Kilda: The true story of the unfortunate Lady Grange, Edinburgh, Luath ISBN 978-1-906817-02-2
  • McCutcheon, Campbell St. Kilda: a Journey to the End of the World, Tempus, 2002 ISBN 0-7524-2380-0
  • Stell, Geoffrey P., and Mary Harman Buildings of St Kilda, RCAHMS, 1988 ISBN 0-11-493391-X

Fiction

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]