Yurka (lớp tàu quét mìn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tàu quét mìn lớp Avkvamarin)
Tàu quét mìn lớp Yuka
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Tàu quét mìn lớp Avkvamarin
Bên khai thác
Lớp trước Tàu quét mìn lớp T-58
Lớp sau Tàu quét mìn lớp Natya
Thời gian hoạt động 1963-1990
Hoàn thành 52
Đặc điểm khái quát
Dung tải 500 tấn
Trọng tải choán nước 519 tấn
Chiều dài 52 mét
Sườn ngang 9,4 mét
Mớn nước 2,6 mét
Động cơ đẩy 2× động cơ Diesel M-503 5000 mã lực/chiếc
Tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h)
Tầm xa 1.500 hải lý (2.778,0 km) ở vận tốc 12 hải lý trên giờ (22 km/h)
Tầm hoạt động 7 ngày
Thủy thủ đoàn 56 (6 sĩ quan)
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Ra đa Eye-K
  • Sonar MG-25
  • Thiết bị phân biệt bạn thù IFF
Tác chiến điện tử và nghi trang

list error: mixed text and list (help)
Máy quét mìn:

  • Máy quét sóng âm AT-2
  • Máy quét tiếp xúc GKT-2
  • Máy quét từ TEM-3
Vũ khí
  • 2х pháo 2 nòng 30 mm AK-230
  • 2x tổ hợp 5 ống phóng chống ngầm RBU 1200
  • 7x mìn hải quân AMD-1000 hay 32 bom chống ngầm
  • Mìn dưới nước MKT-210
  • Thiết bị dò mìn dưới nước BKT, AT-3, TEM-4
  • 2x bệ phóng (mỗi bệ phóng 8 đạn) tên lửa phòng không 9K34 Strela-3

Tàu quét mìn lớp Avkvamarin (tiếng Nga: Аквамарин, Ngọc xanh biển), tên hiệu của NATOYurka (Đề án 266 Rubin)/Natya (Đề án 266M), là loại tàu quét mìn do Liên Xô thiết kế và sản xuất trong giai đoạn 1963 và 1970.

Đề án 266 Rubin[sửa | sửa mã nguồn]

Đề án 266 Rubin, tên hiệu của NATOYurka. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 519 tấn, tốc độ 16 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 56 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ nòng 30mm, 2 bệ 4 ống phóng tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 (SA-N-8) với cơ số 16 đạn, 36 bom chìm, 10 thủy lôi cùng hệ thống các thiết bị phá mìn bằng chạm nổ, từ tính, sóng âm…

Phiên bản xuất khẩu mang tên thiết kế là đề án 226E. Yurka được xuất khẩu cho hải quân Ai CậpViệt Nam. Lớp tàu quét mìn tiếp theo là Đề án 266M tên hiệu của NATONatya, có trọng tải và kích thước lớn hơn, có hệ thống cảm biến điện tử tinh vi và trang bị được nhiều vũ khí hơn.

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Một thiết kế tàu quét mìn đại dương mới đã được yêu cầu vào năm 1957 dựa trên thiết kế tàu quét mìn T43 của Hải quân Liên Xô trong thập niên 1940. Thiết kế đã được phê duyệt trong năm 1959 và đi vào phục vụ trong năm 1963 dưới cái tên là tàu quét mìn lớp T-58. Nó tiếp tục được cải tiến bằng việc tăng giáp vỏ tàu và bảo vệ chống nổ mìn gây hư hại. Thân tàu được đóng bằng thép từ tính thấp.

Các tàu phục vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Xô Viết[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 41 tàu đã được đóng cho Hải quân Xô Viết, 1 chiếc bị mất do tai nạn tại Biển Đen năm 1989. Tất cả bị loại khỏi biên chế vào giữa thập niên 1990

Hải quân Ai Cập[sửa | sửa mã nguồn]

4 tàu được chuyển giao năm 1969, vẫn còn hoạt động

Hải quân Nhân dân Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

2 tàu được phía Liên Xô đóng năm 1979 và chuyển giao năm 1981. Số hiệu HQ-851 và HQ-852.[1] Vẫn còn hoạt động.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chuyện ở tàu HQ851
  2. ^ “Những vũ khí Liên Xô bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.