Tóc đuôi sam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tóc đuôi sam
Một người Đàn ông người Mỹ gốc Hoa bện tóc đuôi sam ở khu phố Hoa của San Francisco
Tên tiếng Trung
Phồn thể辮子
Giản thể辫子
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể頭鬃尾 hoặc 毛尾仔
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn (soncoho)

Tóc đuôi sam là một kiểu tóc nam bện dài và kết thúc ở ngọn tóc là một chỏm đuôi ngựa thường có buộc bím. Đây từng là kiểu tóc truyền thống của một số dân tộc thổ dân châu Mỹngười MãnMãn Châu (Trung Quốc).[1][2][3][4][5] Tóc trên đầu được nuôi dài và thường được tết lại, trong khi phần trước của đầu bị cạo trọc. Kiểu tóc đặc biệt này đã khiến những người theo nó trở thành mục tiêu của các cuộc bạo loạn chống Trung QuốcÚcHoa Kỳ.[6]

Yêu cầu đàn ông Hán và những người khác dưới thời nhà Thanh từ bỏ kiểu tóc truyền thống và để tóc đuôi sam đã vấp phải sự phản kháng, mặc dù quan điểm về kiểu tóc này đã thay đổi theo thời gian. Phụ nữ Hán không bao giờ bị yêu cầu phải để tóc theo kiểu phụ nữ Mãn truyền thống (kiểu tóc liangbatou), mặc dù kiểu tóc này cũng là một biểu tượng của bản sắc Mãn[7]

Người Mãn[sửa | sửa mã nguồn]

Chụp từ trang bìa tác phẩm của Martino Martini có tựa Regni Sinensis a Tartari devastati enarratio, 1661)

Tóc đuôi sam từng là kiểu tóc đặc trưng của đàn ông Mãn ở Mãn Châu rồi sau đó được áp đặt cho người Hán vào thời nhà Thanh.[8][9][10] Tuy nhiên, kiểu tóc này cũng được liên kết với tư tưởng hiếu thuận và trung thành của Nho giáo khiến kiểu tóc này vẫn đã tồn tại phổ biến thời điểm đấy cho đến cuối nhà Thanh khi kiểu tóc châu Âu như ngày nay được du nhập vào Trung Quốc.

Lệnh để tóc đuôi sam[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh vẽ bởi Johan Nieuhof, 1655-57)

Lệnh cạo đầu ("Thế phát lệnh" giản thể: 薙发令; phồn thể: 薙髮令; bính âm: tìfàlìng) là một loạt các chỉ dụ được nhà Mãn Thanh áp đặt cưỡng bức trong thế kỷ 17. Đến năm 1753 mệnh lệnh này cũng được áp đặt cho thổ dân Đài Loan[11][12] với câu khẩu hiệu: "Để tóc thì mất đầu, giữ đầu thì cạo tóc". Tóc đuôi sam bị bãi bỏ hoàn toàn sau khi người Hán đã ép hoàng đế Mãn Châu thoái vị để chuyển sang Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc sau Cách mạng Tân Hợi vào năm 1912.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Evans, Thammy (2006). Great Wall of China: Beijing & Northern China. Bradt Travel Guide Great Wall of China. Bradt Travel Guides. tr. 41. ISBN 1841621587.
  2. ^ University of Hawaii at Manoa Art Gallery; Chazen Museum of Art; Museum of International Folk Art (N.M.); Evergrand Art Museum (Taoyuan, Taiwan) (2009). Writing with Thread: Traditional Textiles of South Minorities : a Special Exhibition from the Collection of Huang Ying Feng and the Evergrand Art Museum in Taoyuan, Taiwan. University of Hawai'i Art Gallery. tr. 118. ISBN 978-0982033210.
  3. ^ Ebrey, Patricia Buckley; Walthall, Anne; Palais, James B. (2006). Pre-modern East Asia: To 1800: A Cultural, Social, and Political History. Houghton Mifflin. tr. 370. ISBN 0618133860.
  4. ^ Millward, James (1998). Beyond the Pass: Economy, Ethnicity, and Empire in Qing Central Asia, 1759–1864 . Stanford University Press. tr. 305. ISBN 0804729336.
  5. ^ Bromber, Katrin; Krawietz, Birgit; Maguire, Joseph biên tập (2013). Sport Across Asia: Politics, Cultures, and Identities. 21 . Routledge. tr. 53. ISBN 978-0415884389.
  6. ^ “Hairy History”.
  7. ^ Pyun, Kyunghee; Wong, Aida Yuen (2018). Fashion, Identity, and Power in Modern Asia (bằng tiếng Anh). Springer. ISBN 978-3319971995.
  8. ^ Jia Sheng (贾笙), 宋金时代的"留发不留头" ("Keep the hair, lose the head" in the Song-Jin era)
  9. ^ “身体的争夺与展示” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ Zi Yunju (紫雲居), [1]Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine tiếng Trung: 中國的髮爪與接觸巫術 Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine (Hair, nails, and magic of China)
  11. ^ “清朝乾隆23年清政府令平埔族人學清俗”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ “清朝之剃髮結辮” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.