Tỉnh (Pháp)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này là một trong chuỗi bài
Phân cấp hành chính Pháp

(gồm vùng hải ngoại)

(gồm tỉnh hải ngoại)

Cộng đồng đô thị
Cộng đồng khối dân cư
Cộng đồng xã
Xã đoàn khối dân cư mới

Xã liên kết
Quận nội thị

Phân cấp khác ở hải ngoại Pháp

Cộng đồng hải ngoại
Cộng đồng đặc biệt
Xứ hải ngoại
Lãnh thổ hải ngoại
Đảo Clipperton

Trong ngữ cảnh về cách phân chia địa chính trị của Pháp và nhiều thuộc địa của Pháp, một tỉnh (tiếng Pháp: département, phát âm: [depaʁtǝmɑ̃]) là một đơn vị hành chính tương đương với một quận (district) của Anh hay quận (county) của Hoa Kỳ. Hiện nay, Pháp có 96 tỉnh tại Chính quốc Pháp và 5 tỉnh hải ngoại (các tỉnh hải ngoại cũng được xếp loại là đơn vị hành chính vùng). Theo pháp luật tất cả các tỉnh đều là một bộ phận không tách rời của nước Pháp. Các tỉnh được chia nhỏ thành 342 quận (arrondissement).

Từ năm 1790, Pháp được phân chia thành 83 département với ranh giới vắt qua các province cũ nhằm xóa bỏ các khác biệt về văn hóa, được áp dụng sau những năm Cách mạng Pháp.

Hiện nay, theo phân cấp hành chính Pháp có 101 tỉnh.

Đặc điểm chung[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phần lục địa Pháp (Chính quốc Pháp không tính đảo Corse), diện tích trung bình của một tỉnh vào khoảng 5.965 km², gấp hai lần rưỡi diện tích của một hạt nghi lễ của Anh, và hơn ba lần rưỡi dân số trung bình của một quận của Hoa Kỳ.

Theo thống kê vào năm 2001, dân số trung bình của một tỉnh trong phần lục địa Pháp là 511.012 người, gấp 21 lần diện tích trung bình của quận Hoa Kỳ, nhưng chưa bằng hai phần ba dân số trung bình của một quận nghi thức tại Anh.

Tỉnh lỵ (chef-lieu de département) là thủ phủ hoặc là nơi đặt cơ quan chính quyền tỉnh, thường nằm ở khu vực giữa tỉnh. Khu vực này được xác định theo thời gian đi ngựa từ ngoại vi của tỉnh. Điều này là để cho mọi người đều có thể đi ngựa từ mọi xã đến tỉnh lỵ trong vòng 24 giờ.

Vai trò hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Chính đảng của chủ tịch hội đồng địa phương sau cuộc bầu cử địa phương năm 2008. Những từ viết tắt các đảng phái, "PS" là Đảng Xã hội. "Divers gauche", "centre" và "droite", có nghĩa là "các đảng cánh tả", "trung lập" và "cánh hữu". "Nouveau Centre" là đảng "Tân Trung lập".
Cấu trúc hành chính của Pháp

Mỗi département do một hội đồng tỉnh (conseil général) và người đứng đầu hội đồng điều hành. Hội đồng tỉnh được bầu sáu năm một lần theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Từ năm 1982, người đứng đầu hội đồng là chủ tịch của hội đồng (trước đó do tỉnh trưởng, người đại diện của chính phủ trung ương tại tỉnh, đứng đầu).

Người đại diện của chính phủ quốc gia Pháp tại tỉnh là tỉnh trưởng (préfet) được (Tổng thống hoặc Thủ tướng) bổ nhiệm. Tỉnh trưởng được sự hỗ trợ từ một hoặc nhiều quận trưởng ở các quận lị bên ngoài thủ phủ của tỉnh.

Trung tâm hành chính của một tỉnh được gọi là préfecture hay chef-lieu de département (tỉnh lỵ). Một tỉnh được chia nhỏ thành từ một đến bảy quận. Thủ phủ của quận được gọi là quận lị (sous-préfecture]]). Viên chức chịu trách nhiệm tại mỗi quận được gọi là sous-préfet (quận trưởng).

Các tỉnh còn được chia thành các đơn vị nhỏ hơn là (commune), do hội đồng xã điều hành. Vào năm 1999 Pháp có 36.779 xã.

Phần lớn các tỉnh có diện tích vào khoảng từ 4.000 đến 8.000 km², và dân số vào khoảng từ 250.000 đến một triệu người. Tỉnh lớn nhất là tỉnh Gironde (10.000 km²), còn tỉnh nhỏ nhất là thành phố Paris (105 km²). Tỉnh đông dân nhất là tỉnh Nord (2.550.000 người) và ít dân nhất là tỉnh Lozère (74.000 người). Xem thêm: Danh sách các tỉnh của Pháp theo dân số

Các tỉnh đều được đánh số thứ tự, con số này gồm hai chữ số xuất hiện trong mã bưu chính, các mã INSEE (bao gồm "số an sinh xã hội") và trên bảng số xe cũ (đã được thay bằng mô hình đánh số mới vào tháng 1 năm 2009). Ban đầu, những con số này có liên quan đến thứ tự ABC từ tên của các tỉnh, nhưng một số tỉnh đổi tên, do đó sự liên hệ này dần trở nên không còn chính xác.

Không có tỉnh số 20, mà thay vào đó là 2A và 2B, dành cho Corse. Tuy nhiên, mã bưu chính và mã địa chỉ của Corse trong cả hai tỉnh đều bắt đầu bằng số 20. Mã hai chữ số "98" do Monaco sử dụng. Cùng với mã quốc gia FR theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2, những con số này cấu thành mã đơn vị hành chính trong quốc gia ISO 3166-2 dành cho các tỉnh ở lục địa. Các tỉnh hải ngoại lấy hai ký tự từ mã ISO 3166-2, như 971 cho Guadeloupe (xem bảng ở dưới).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh vào thời Napoleon
Vào năm 1843, Pháp có 86 tỉnh; Alsace và Lorraine là của Pháp, nhưng Nice và Savoy chưa được sáp nhập.

Đơn vị hành chính département được Hội đồng Lập hiến quy định để thay thế cho đơn vị hành chính province cũ với cấu trúc hợp lý hơn. Chúng cũng được thiết kế để cố ý phá vỡ các khu vực có tính lịch sử của Pháp nhằm xóa bỏ các khác biệt về văn hóa và xây dựng một quốc gia đồng nhất hơn. Đa số các tỉnh được đặt tên theo một hoặc nhiều con sông chính của khu vực hoặc một đặc điểm bên ngoài nào đó.

Số lượng các tỉnh, ban đầu có 83 tỉnh, đã tăng lên thành 130 tỉnh vào năm 1810 với sự mở rộng lãnh thổ của nước Cộng hòa và Đế quốc (xem Tỉnh (Hà Lan) để xem các tỉnh Hà Lan bị sáp nhập). Sau khi Napoleon bị đánh bại vào 1814-1815, số lượng tỉnh giảm xuống còn 86 tỉnh. Hội nghị Wien đưa nước Pháp trở về với diện tích như trước chiến tranh; tổng số tỉnh là 86 do có ba tỉnh cũ đã chia tách. Vào năm 1860, Pháp giành được Comté de NiceSavoy, dẫn đến tạo thêm 3 tỉnh mới. Hai tỉnh được thành lập từ lãnh thổ Savoyard mới, còn tỉnh Alpes-Maritimes được tạo từ Nice và một phần của tỉnh Var. 89 tỉnh này được gán số thứ tự dựa trên thứ tự ABC của chúng.

Ba tỉnh trong vùng Alsace-Lorraine (Haut-Rhin, Bas-Rhin, và Moselle) bị nhượng cho Đế quốc Đức vào năm 1871, sau khi Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Một phần nhỏ của tỉnh Haut-Rhin, có tên Territoire de Belfort, bị tách rời khỏi phần còn lại của Alsace-Lorraine và nước Pháp.

Vào năm 1919, sau Thế chiến I, Pháp lấy lại Alsace-Lorraine. Territoire de Belfort không được tái sáp nhập vào Haut-Rhin, mà trở thành một tỉnh đầy đủ vào năm 1922, trở thành tỉnh thứ 90 của nước Pháp.

Việc tái tổ chức lại vùng Paris (1968) và phân chia Corse (1975) đã bổ sung thêm sáu tỉnh, đưa số tỉnh lên 100 tỉnh. Những tỉnh mới này bao gồm tỉnh hải ngoại Guyane (Guyane thuộc Pháp) ở Nam Mỹ, GuadeloupeMartiniqueQuần đảo Antilles nhỏ, RéunionMayotteẤn Độ Dương.

Bản đồ và danh sách các tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các vùng và tỉnh của Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh và Vùng tại Pháp
Tỉnh và Vùng tại Pháp
Mã INSEE Huy hiệu1 Tỉnh Tỉnh lỵ
01 Huy hiệu của tỉnh 01 Ain Bourg-en-Bresse
02 Huy hiệu của tỉnh 02 Aisne Laon
03 Huy hiệu của tỉnh 03 Allier Moulins
04 Huy hiệu của tỉnh 04 Alpes-de-Haute-Provence Digne-les-Bains
05 Huy hiệu của tỉnh 05 Hautes-Alpes Gap
06 Huy hiệu của tỉnh 06 Alpes-Maritimes Nice
07 Huy hiệu của tỉnh 07 Ardèche Privas
08 Huy hiệu của tỉnh 08 Ardennes Charleville-Mézières
09 Huy hiệu của tỉnh 09 Ariège Foix
10 Huy hiệu của tỉnh 10 Aube Troyes
11 Huy hiệu của tỉnh 11 Aude Carcassonne
12 Huy hiệu của tỉnh 12 Aveyron Rodez
13 Huy hiệu của tỉnh 13 Bouches-du-Rhône Marseille
14 Huy hiệu của tỉnh 14 Calvados Caen
15 Huy hiệu của tỉnh 15 Cantal Aurillac
16 Huy hiệu của tỉnh 16 Charente Angoulême
17 Huy hiệu của tỉnh 17 Charente-Maritime La Rochelle
18 Huy hiệu của tỉnh 18 Cher Bourges
19 Huy hiệu của tỉnh 19 Corrèze Tulle
2A Huy hiệu của Corse Corse-du-Sud Ajaccio
2B Huy hiệu của Corse Haute-Corse Bastia
21 Huy hiệu của tỉnh 21 Côte-d'Or Dijon
22 Huy hiệu của tỉnh 22 Côtes-d'Armor Saint-Brieuc
23 Huy hiệu của tỉnh 23 Creuse Guéret
24 Huy hiệu của tỉnh 24 Dordogne Périgueux
25 Huy hiệu của tỉnh 25 Doubs Besançon
26 Huy hiệu của tỉnh 26 Drôme Valence
27 Huy hiệu của tỉnh 27 Eure Évreux
28 Huy hiệu của tỉnh 28 Eure-et-Loir Chartres
29 Huy hiệu của tỉnh 29 Finistère Quimper
30 Huy hiệu của tỉnh 30 Gard Nîmes
31 Huy hiệu của tỉnh 31 Haute-Garonne Toulouse
32 Huy hiệu của tỉnh 32 Gers Auch
33 Huy hiệu của tỉnh 33 Gironde Bordeaux
34 Huy hiệu của tỉnh 34 Hérault Montpellier
35 Huy hiệu của tỉnh 35 Ille-et-Vilaine Rennes
36 Huy hiệu của tỉnh 36 Indre Châteauroux
37 Huy hiệu của tỉnh 37 Indre-et-Loire Tours
38 Huy hiệu của tỉnh 38 Isère Grenoble
39 Huy hiệu của tỉnh 39 Jura Lons-le-Saunier
40 Huy hiệu của tỉnh 40 Landes Mont-de-Marsan
41 Huy hiệu của tỉnh 41 Loir-et-Cher Blois
42 Huy hiệu của tỉnh 42 Loire Saint-Étienne
43 Huy hiệu của tỉnh 43 Haute-Loire Le Puy-en-Velay
44 Huy hiệu của tỉnh 44 Loire-Atlantique Nantes
45 Huy hiệu của tỉnh 45 Loiret Orléans
46 Huy hiệu của tỉnh 46 Lot Cahors
47 Huy hiệu của tỉnh 47 Lot-et-Garonne Agen
48 Huy hiệu của tỉnh 48 Lozère Mende
49 Huy hiệu của tỉnh 49 Maine-et-Loire Angers
50 Huy hiệu của tỉnh 50 Manche Saint-Lô
51 Huy hiệu của tỉnh 51 Marne Châlons-en-Champagne
52 Huy hiệu của tỉnh 52 Haute-Marne Chaumont
53 Huy hiệu của tỉnh 53 Mayenne Laval
54 Huy hiệu của tỉnh 54 Meurthe-et-Moselle Nancy
55 Huy hiệu của tỉnh 55 Meuse Bar-le-Duc
56 Huy hiệu của tỉnh 56 Morbihan Vannes
57 Huy hiệu của tỉnh 57 Moselle Metz
58 Huy hiệu của tỉnh 58 Nièvre Nevers
59 Huy hiệu của tỉnh 59 Nord Lille
60 Huy hiệu của tỉnh 60 Oise Beauvais
61 Huy hiệu của tỉnh 61 Orne Alençon
62 Huy hiệu của tỉnh 62 Pas-de-Calais Arras
63 Huy hiệu của tỉnh 63 Puy-de-Dôme Clermont-Ferrand
64 Huy hiệu của tỉnh 64 Pyrénées-Atlantiques Pau
65 Huy hiệu của tỉnh 65 Hautes-Pyrénées Tarbes
66 Huy hiệu của tỉnh 66 Pyrénées-Orientales Perpignan
67 Huy hiệu của tỉnh 67 Bas-Rhin Strasbourg
68 Huy hiệu của tỉnh 68 Haut-Rhin Colmar
69 Huy hiệu của tỉnh 69 Rhône Lyon
70 Huy hiệu của tỉnh 70 Haute-Saône Vesoul
71 Huy hiệu của tỉnh 71 Saône-et-Loire Mâcon
72 Huy hiệu của tỉnh 72 Sarthe Le Mans
73 Huy hiệu của tỉnh 73 Savoie Chambéry
74 Huy hiệu của tỉnh 74 Haute-Savoie Annecy
75 Huy hiệu của tỉnh 75 Paris² Paris
76 Huy hiệu của tỉnh 76 Seine-Maritime Rouen
77 Huy hiệu của tỉnh 77 Seine-et-Marne Melun
78 Huy hiệu của tỉnh 78 Yvelines³ Versailles
79 Huy hiệu của tỉnh 79 Deux-Sèvres Niort
80 Huy hiệu của tỉnh 80 Somme Amiens
81 Huy hiệu của tỉnh 81 Tarn Albi
82 Huy hiệu của tỉnh 82 Tarn-et-Garonne Montauban
83 Huy hiệu của tỉnh 83 Var Toulon
84 Huy hiệu của tỉnh 84 Vaucluse Avignon
85 Huy hiệu của tỉnh 85 Vendée La Roche-sur-Yon
86 Huy hiệu của tỉnh 86 Vienne Poitiers
87 Huy hiệu của tỉnh 87 Haute-Vienne Limoges
88 Huy hiệu của tỉnh 88 Vosges Épinal
89 Huy hiệu của tỉnh 89 Yonne Auxerre
90 Huy hiệu của tỉnh 90 Territoire de Belfort Belfort
91 Huy hiệu của tỉnh 91 Essonne4 Évry
92 Huy hiệu của tỉnh 92 Hauts-de-Seine5 Nanterre
93 Huy hiệu của tỉnh 93 Seine-Saint-Denis6 Bobigny
94 Huy hiệu của tỉnh 94 Val-de-Marne Créteil
95 Huy hiệu của tỉnh 95 Val-d'Oise Cergy/Pontoise7
971 Huy hiệu của Guadeloupe Guadeloupe12 Basse-Terre
972 Huy hiệu của Martinique Martinique12 Fort-de-France
973 Huy hiệu của Guyane Guyane12 Cayenne
974 Huy hiệu của Réunion La Réunion12 Saint-Denis

Ghi chú:

  1. Phần lớn các huy hiệu là không chính thức.
  2. Số thứ tự 75 trước đây là của Seine
  3. Số thứ tự 78 trước đây là của Seine-et-Oise
  4. Số thứ tự 91 trước đây là của Alger, ở Algerie thuộc Pháp
  5. Số thứ tự 92 trước đây là của Oran, ở Algerie thuộc Pháp
  6. Số thứ tự 93 trước đây là của Constantine, ở Algerie thuộc Pháp
  7. Số thứ tự 975 trước đây là của Saint-Pierre-et-Miquelon
  8. Số thứ tự 976 trước đây là của Mayotte
  9. Số thứ tự 977 trước đây là của Saint-Barthélémy
  10. Số thứ tự 978 trước đây là của Saint-Martin
  11. Tỉnh Val-d'Oise được thành lập tại Pontoise khi tạo ra tỉnh này, nhưng đã được di chuyển trên thực tế sang xã Cergy bên cạnh; hiện nay, cả hai tạo thành đô thị mới (ville nouvelle) mang tên Cergy-Pontoise.
  12. Các tỉnh hải ngoại là những thuộc địa cũ bên ngoài nước Pháp hiện nay được hưởng vị thế y như metropolitan (vùng lục địa) của Pháp. Chúng là một phần của nước Pháp và Liên minh châu Âu, mặc dù có những quy định đặc biệt của EU áp dụng cho chúng. Mỗi tỉnh này cũng là một vùng.

Các tỉnh cũ[sửa | sửa mã nguồn]

Trên lãnh thổ hiện nay của Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Tỉnh lỵ Thời gian tồn tại Ghi chú
Rhône-et-Loire Lyon 1790–1793 Tách thành Huy hiệu của Rhône RhôneHuy hiệu của Loire Loire vào ngày 12 tháng 8 năm 1793.
Corse Bastia 1790–1793 Tách thành GoloLiamone.
Golo Bastia 1793–1811 Hợp nhất với Liamone thành Huy hiệu của tỉnh Corse Corse.
Liamone Ajaccio 1793–1811 Hợp nhất với Golo thành Huy hiệu của tỉnh Corse Corse.
Mont-Blanc Chambéry 1792–1815 Được hình thành từ một phần của Cờ của Đất công tước Savoy Đất công tước Savoy, một lãnh thổ của Huy hiệu của Vương quốc Piedmont-Sardinia Vương quốc Piedmont-Sardegna và được khôi phục thành Piedmont-Sardegna sau thất bại của Napoleon. Tỉnh này gần như tương ứng với hai tỉnh hiện nay là Huy hiệu của tỉnh Savoie SavoieHuy hiệu của tỉnh Haute-Savoie Haute-Savoie.
Léman Geneva 1798–1814 Hình thành khi Huy hiệu của Geneva Cộng hòa Geneva được sáp nhập vào Đệ nhất Đế quốc Pháp. Léman trở thành tổng của Thụy Sĩ có tên Huy hiệu của Geneva Cộng hòa và Tổng Geneva. Tỉnh này tương ứng với tổng của Thụy Sĩ hiện nay và các phần của các tỉnh Pháp hiện nay là Huy hiệu của tỉnh Ain AinHuy hiệu của tỉnh Haute-Savoie Haute-Savoie.
Meurthe Nancy 1790–1871 Meurthe không tồn tại sau sự sáp nhập của Alsace-Lorraine vào Cờ Đế quốc Đức Đế quốc Đức vào năm 1871 và cũng không được tạo lại sau khi tỉnh này được Pháp thu hồi lại sau Hòa ước Versailles.
Seine Paris 1790–1967 Vào ngày 1 tháng 1 năm 1968, Seine được tách thành bốn tỉnh mới: Huy hiệu của tỉnh Paris Paris, Huy hiệu của tỉnh Hauts-de-Seine Hauts-de-Seine, Huy hiệu của tỉnh Seine-Saint-Denis Seine-Saint-DenisHuy hiệu của tỉnh Val-de-Marne Val-de-Marne, trong quá trình đó có lấy thêm một phần đất của Seine-et-Oise.
Seine-et-Oise Versailles 1790–1967 Vào ngày 1 tháng 1 năm 1968, Seine-et-Oise được tách thành ba tỉnh mới: Huy hiệu của tỉnh Yvelines Yvelines, Huy hiệu của tỉnh Val-d'Oise Val-d'OiseHuy hiệu của tỉnh Essonne Essonne, trong quá trình đó có một phần đất được chuyển qua Seine.
Corse Ajaccio 1811–1975 Vào ngày 15 tháng 9 năm 1975, Corse được tách làm hai, tạo ra Huy hiệu của tỉnh Corse Corse-du-SudHuy hiệu của tỉnh Corse Haute-Corse.
Saint-Pierre-et-Miquelon Saint-Pierre 1976–1985 Cờ không chính thức của Saint-Pierre-et-Miquelon Saint-Pierre-et-Miquelon từng là một tỉnh hải ngoại từ năm 1976 cho đến khi nó được chuyển thành cộng đồng hải ngoại vào ngày 11 tháng 6 năm 1985.

Thay đổi tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tỉnh đã đổi tên, và đa số trường hợp là bỏ đi các tên như "hạ" hay "nội":

Tên cũ Tên mới Ngày thay đổi
Mayenne-et-Loire Maine-et-Loire 1791
Bec-d'Ambès Gironde 1795
Charente-Inférieure Charente-Maritime 1941
Seine-Inférieure Seine-Maritime 1955
Loire-Inférieure Loire-Atlantique 1957
Basses-Pyrénées Pyrénées-Atlantiques 1969
Basses-Alpes Alpes-de-Haute-Provence 1970
Côtes-du-Nord Côtes-d'Armor 1990

Algérie thuộc Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Huy hiệu của Algérie thuộc Pháp

Trước năm 1957[sửa | sửa mã nguồn]

Số thứ tự Tỉnh Tỉnh lỵ Thời gian tồn tại
91 Alger Algiers (1848–1957)
92 Oran Oran (1848–1957)
93 Constantine Constantine (1848–1957)
Bône Annaba (1955–1957)

1957–1962[sửa | sửa mã nguồn]

Số thứ tự Tỉnh Tỉnh lỵ Thời gian tồn tại
8A Oasis Ouargla (1957–1962)
8B Saoura Bechar (1957–1962)
9A Alger Algiers (1957–1962)
9B Batna Batna (1957–1962)
9C Bône Annaba (1955–1962)
9D Constantine Constantine (1957–1962)
9E Médéa Medea (1957–1962)
9F Mostaganem Mostaganem (1957–1962)
9G Oran Oran (1957–1962)
9H Orléansville Chlef (1957–1962)
9J Sétif Setif (1957–1962)
9K Tiaret Tiaret (1957–1962)
9L Tizi-Ouzou Tizi Ouzou (1957–1962)
9M Tlemcen Tlemcen (1957–1962)
9N Aumale Sour el Ghozlane (1958–1959)
9P Bougie Bejaia (1958–1962)
9R Saïda Saïda (1958–1962)

Thuộc địa cũ của Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Vị trí hiện tại Thời gian tồn tại
Département du Sud Hispaniola
( Cộng hòa Dominica Haiti)
1795–1800
Département de l'Inganne 1795–1800
Département du Nord 1795–1800
Département de l'Ouest 1795–1800
Département de Samana 1795–1800
Sainte-Lucie  Saint Lucia,  Tobago 1795–1800
Île de France  Mauritius, Cờ Rodrigues Rodrigues,  Seychelles 1795–1800
Indes-Orientales Pondichery, Karikal, Yanaon, MaheChandernagore 1795–1800

Đế quốc thời Napoleon[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số tỉnh cũ trong vùng lãnh thổ do Pháp chinh phạt trong Cách mạng PhápĐế quốc Napoleon hiện nay không thuộc Pháp:

Tỉnh Tỉnh lỵ
(tên Pháp)
Tỉnh lỵ
(tên hiện nay)
Vị trí hiện tại¹ Vị trí khi đó² Thời gian tồn tại
Mont-Terrible Porrentruy  Thụy Sĩ Cờ Đế chế La Mã Thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1793–1800
Corcyre Corfou Kérkyra  Hy Lạp  Cộng hòa Venezia4 1797–1799
Ithaque Argostoli 1797–1798
Mer-Égée Zante (Zakynthos) 1797–1798
Dyle Bruxelles  Bỉ Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo: 1795–1814
Escaut Gand  Bỉ
 Hà Lan
Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo:

Cờ của Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan:

1795–1814
Forêts Luxembourg  Luxembourg
 Bỉ
 Đức
Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo: 1795–1814
Jemmape Mons  Bỉ Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo:

Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh:

1795–1814
Lys Bruges Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo: 1795–1814
Meuse-Inférieure Maëstricht Maastricht  Bỉ
 Hà Lan
Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo:

Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan:

Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh:

Cờ Maastricht Maastricht5

1795–1814
Deux-Nèthes Anvers Antwerpen  Bỉ Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo:

Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan:

1795–1814
Ourthe Liège  Bỉ
 Đức
Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo:

Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh:

1795–1814
Sambre-et-Meuse Namur  Bỉ Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo:

Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh:

1795–1814
Mont-Tonnerre Mayence Mainz  Đức Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1801–1814
Rhin-et-Moselle Coblence Koblenz Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1801–1814
Roer Aix-la-Chapelle Aachen  Đức
 Hà Lan
Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1801–1814
Sarre Trèves Trier  Bỉ
 Đức
Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1801–1814
Doire Ivrée Ivrea  Ý Huy hiệu của Vương quốc Piedmont-Sardinia Vương quốc Piedmont-Sardegna 1802–1814
Marengo Alexandrie Alessandria 1802–1814
Torino 1802–1814
Sésia Verceil Vercelli 1802–1814
Stura Coni Cuneo 1802–1814
Tanaro6 Asti 1802–1805
Apennins Chiavari Cờ Cộng hòa Genoa Cộng hòa Genoa7 1805–1814
Gênes Gênes Genova 1805–1814
Montenotte Savone Savona 1805–1814
Arno Florence Cờ Đất đại công tước Tuscany Đất đại công tước Tuscany8 1808–1814
Méditerranée Livourne Livorno 1808–1814
Ombrone Sienne Siena 1808–1814
Taro Parme Parma Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1808–1814
Rome10 Roma Huy hiệu của Nước Giáo hoàng Nước Giáo hoàng 1809–1814
Trasimène Spolète Spoleto 1809–1814
Bouches-du-Rhin Bois-le-Duc 's-Hertogenbosch  Hà Lan Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1810–1814
Bouches-de-l'Escaut Middelbourg Middelburg Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1810–1814
Simplon Sion  Thụy Sĩ Huy hiệu của nhà Valais République des Sept Dizains12 1810–1814
Bouches-de-la-Meuse La Haye Den Haag  Hà Lan Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1811–1814
Bouches-de-l'Yssel Zwolle Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1811–1814
Ems-Occidental Groningue Groningen  Hà Lan
 Đức
Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1811–1814
Ems-Oriental Aurich  Đức Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1811–1814
Frise Leuwarden Leeuwarden  Hà Lan Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1811–1814
Yssel-Supérieur Arnhem Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1811–1814
Zuyderzée Amsterdam Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan11: 1811–1814
Bouches-de-l'Elbe Hambourg Hamburg  Đức Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1811–1814
Bouches-du-Weser Brême Bremen Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1811–1814
Ems-Supérieur Osnabrück Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1811–1814
Lippe12 Munster Münster Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh: 1811–1814
Bouches-de-l'Èbre Lérida Lleida Tây Ban Nha Vương quốc Tây Ban Nha: 1812–1813
Montserrat Barcelone Barcelona 1812–1813
Sègre Puigcerda Puigcerdà 1812–1813
Ter Gérone Girona 1812–1813
Bouches-de-l'Èbre–Montserrat Barcelone Barcelona Trước đây là tỉnh Bouches-de-l'Èbre và Montserrat 1813–1814
Sègre–Ter Gérone Girona Trước đây là tỉnh Sègre và Ter 1813–1814

Ghi chú:

  1. Vị trí của một tỉnh thời Napoleon gồm nhiều phần từ hơn một quốc gia, quốc gia dân tộc có chứa tỉnh lỵ được liệt kê ở đây. Xin hãy mở rộng bảng này để liệt kê tất cả các quốc gia có chứa những phần cụ thể của một tỉnh.
  2. Lãnh thổ từng là một phần của Cờ của nhà Habsburg Hà Lan thuộc Áo cũng là một phần của Cờ Đế chế La Mã thần thánh Đế chế La Mã thần thánh.
  3. Huy hiệu của Địa phận Giám mục Basel Địa phận Giám mục Basel từng thuộc Giám mục Hoàng tử (Prince-Bishop) của Đức, đừng nhầm lẫn với Cờ Basel Tổng Basel của Thụy Sĩ kế bên.
  4. Lãnh thổ của  Cộng hòa Venezia bị mất vào tay Pháp, trở thành Cộng hòa Septinsular, một nước bị bảo hộ trên danh nghĩa của  Đế quốc Ottoman, từ 1800–07. Sau khi quay về Pháp thành Illyrian Provinces, các lãnh thổ này sau đó trở thành một nước do Anh bảo hộ, với tên gọi Cờ Hợp chúng quốc Quần đảo Ionian Hợp chúng quốc quần đảo Ionian
  5. Maastricht từng là một nước công quản của Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà LanHuy hiệu của Địa phận Giám mục Liège Địa phận Giám mục Liège.
  6. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1805, do kết quả của sự sáp nhập Cờ Cộng hòa Genoa Cộng hòa Liguria (quốc gia kế thừa bù nhìn của Cờ Cộng hòa Genoa Cộng hòa Genoa), Tanaro bị hủy bỏ và lãnh thổ của nó được chia ra giữa các tỉnh Marengo, MontenotteStura.
  7. Trước khi trở thành một département Apennins, Cờ Cộng hòa Genoa Cộng hòa Genoa từng được chuyển thành quốc gia kế thừa bù nhìn, Cờ Cộng hòa Genoa Cộng hòa Liguria.
  8. Trước khi trở thành département Arno, Cờ Đất đại công tước Tuscany Đất đại công tước Tuscany được chuyển thành quốc gia kế thừa bù nhìn, Cờ Vương quốc Etruria Vương quốc Etruria.
  9. Trước khi trở thành département Taro, Cờ Đất công tước Parma và Piacenza Đất công tước Parma và Piacenza được sáp nhập vào Cờ Cộng hòa Cisalpine Cộng hòa Cisalpine cho đến năm 1802, Cờ Cộng hòa Ý thuộc Napoleon Cộng hòa Ý, từ năm 1802 đến 1805 và Cờ Vương quốc Ý thuộc Napoleon Vương quốc Ý, từ năm 1805 đến 1808.
  10. Rome từng được biết đến với tên département du Tibre cho đến 1810.
  11. Trước khi trở thành départements Bouches-du-Rhin, Bouches-de-l'Escaut, Bouches-de-la-Meuse, Bouches-de-l'Yssel, Ems-Occidental, Frise, Yssel-SupérieurZuyderzée, những lãnh thổ này của Cờ Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan được chuyển thành một quốc gia kế thừa bù nhìn, Cộng hòa Batavia (1795–1806), rồi những lãnh thổ nào chưa được sáp nhập (tất cả trừ hai départements đầu tiên ở đây), cùng với Cờ Đất bá tước Đông Frisia Đất bá tước Đông Frisia thuộc Phổ, được chuyển thành một quốc gia bù nhìn khác, Cờ Hà Lan Vương quốc Hà Lan.
  12. Trước khi trở thành département Simplon, Huy hiệu của nhà Valais République des Sept Dizains được chuyển thành République du Valais cách mạng (16 tháng 3 năm 1798) rồi nhanh chóng trở thành (vào ngày 1 tháng 5 năm 1798) Cờ Cộng hòa Helvet Cộng hòa Helvet bù nhìn cho đến năm 1802 khi nó trở thành Cộng hòa Rhodan độc lập.
  13. Trong vài tháng trước khi thành lập Lippe, quận ReesMünster là một phần của Yssel-Supérieur, arrondissement Steinfurt là một phần của Bouches-de-l'Ysselarrondissement Neuenhaus là một phần của Ems-Occidental.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]