Cá nóc chóp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tetrosomus gibbosus)
Cá nóc chóp
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Ostraciidae
Chi (genus)Tetrosomus
Loài (species)T. gibbosus
Danh pháp hai phần
Tetrosomus gibbosus
(Linnaeus, 1758)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Ostracion gibbosus Linnaeus, 1758
  • Ostracion turritus Forsskål, 1775

Cá nóc chóp[2][3][4] hay cá nóc hòm năm góc lưng[5] (danh pháp: Tetrosomus gibbosus) là một loài cá biển thuộc chi Tetrosomus trong họ Cá nóc hòm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh gibbosus theo tiếng Latinh có nghĩa là "có bướu", hàm ý đề cập đến sống lưng đặc biệt nhô cao của loài cá này.[6]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nóc chóp có phân bố rộng ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vùng biển bao quanh bán đảo Ả RậpĐông Phi trải dài về phía đông đến PhilippinesPapua New Guinea, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến ÚcNouvelle-Calédonie.[1][7] Cá nóc chóp là thành viên đầu tiên của họ Cá nóc hòm tiến vào được Địa Trung Hải nhờ kênh đào Suez.[8]

Cá nóc chóp sống ở vùng có nền đáy bùn hoặc cát, thường là ở vùng nước sâu ngoài khơi, có khi trên thảm cỏ biển với nền đáy là đá vụn, độ sâu thường gặp trong khoảng 37–110 m.[9]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc chóp là 30 cm,[10] nhưng hay bắt gặp với kích thước khoảng 20 cm.[9] Sống lưng nhô cao, có một gai lớn hình tam giác. Gờ bụng có 4 gai nhỏ, chĩa rộng sang hai bên. Đầu dô rất cao, rất dốc. Mắt tròn, trên mỗi mắt có một ngạnh. Thân màu vàng nâu hay vàng xám, có những vệt nâu đen lớn. Dọc theo gờ bụng có 4-5 vằn nâu tím. Gốc vây lưng màu đen. Vây lưng và vây hậu môn màu vàng. Vây đuôi màu nâu tím. Bắp đuôi màu tím nhạt.

Số tia vây ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số tia vây ở vây ngực: 10–11; Số tia vây ở vây đuôi: 10.[2]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của cá nóc chóp bao gồm tảo và những loài thủy sinh không xương sống như động vật thân mềm, hải miên, giun nhiều tơđộng vật giáp xác.[1]

Theo nghiên cứu của Văn Lệ và cộng sự (2006), chưa phát hiện độc tính ở cá nóc chóp (không gây chết người khi ăn dưới 1000 g cá nóc có chứa lượng độc dưới 10 MU/g).[11] Phân tích mẫu cá này trước đó ở Nha Trang (năm 2003) cũng chưa phát hiện độc tố chết người.[2]

Hình dạng cơ thể của cá nóc chóp giúp chúng chống lại ngoại lực làm nghiêng cơ thể khỏi tư thế ổn định. Bụng và sống lưng của cá tạo ra các cột xoáy nước theo hướng nằm ngang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thăng bằng của cá.[12]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nóc chóp được khai thác trong ngành thương mại cá cảnh.[1] Người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng loài này làm thực phẩm.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Matsuura, K. (2010). Tetrosomus gibbosus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T154933A4671390. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T154933A4671390.en. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b c d Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Họ Cá nóc hòm Ostraciidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 149–375. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Vũ Việt Hà; Nguyễn Hoài Nam; Đặng Vân Thi (2006). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. 4: 85–119. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta” (PDF). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (1982-2017): 158–166.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Kiều; Đỗ Khánh Vân (2016). “Thành phần loài cá biển thu ở cảng cá tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 9 (87): 93–112.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  7. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Ostracion gibbosus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Spanier, E.; Goren, M. (1988). “An Indo-Pacific trunkfish Tetrosomus gibbosus (Linnaeus): first record of the family Ostracionidae in the Mediterranean”. Journal of Fish Biology. 32 (5): 797–798. doi:10.1111/j.1095-8649.1988.tb05420.x. ISSN 0022-1112.
  9. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Tetrosomus gibbosus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  10. ^ K. Matsuura (2001). “Ostraciidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter; Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Roma: FAO. tr. 3951. ISBN 92-5-104051-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  11. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Malekidelarestaqi, Mahyar; Riasi, Alireza; Moradi, Hadi; Samadpour, Mohammad (2019). “Investigation of the stability and hydrodynamics of Tetrosomus gibbosus carapace in different pitch angles”. Journal of Hydrodynamics. 31 (2): 368–378. doi:10.1007/s42241-019-0004-6. ISSN 1878-0342.