Thành viên:Louis Anderson/Nháp 2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
September 11 attacks
Một phần của Terrorism in the United States
A montage of eight images depicting, from top to bottom, the World Trade Center towers burning, the collapsed section of the Pentagon, the impact explosion in the south tower, a rescue worker standing in front of rubble of the collapsed towers, an excavator unearthing a smashed jet engine, three frames of video depicting airplane hitting the Pentagon

Địa điểm
Thời điểm11 tháng 9 năm 2001; 22 năm trước (2001-09-11)
8:46 a.m. – 10:28 a.m. (EDT)
Mục tiêu
Loại hình
Tử vong2,996  (2,977 victims + 19 hijackers)
Bị thương6,000+
Thủ phạm
Số người tham gia
19

Sự kiện 11 tháng 9 (còn gọi trong tiếng Anh là 9/11)[nb 1] là một loạt bốn vụ tấn công khủng bố có mục tiêu bởi nhóm khủng bố Hồi giáo al-Qaeda chống lại Hoa Kỳ vào sáng ngày Thứ Ba, 11 tháng 9 năm 2001. Vụ tấn công làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương, và gây ra thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỉ đôla[2][3] và gây tổn thất tổng cộng 3 nghìn tỷ đôla.[4]

Bồn chiếc máy bay dân dụng chở khách được điều hành bởi hai hãng hàng không chở khách lớn của Hoa Kỳ (United AirlinesAmerican Airlines)—tất cả đều cất cánh từ các sân bay tại Đông Bắc Hoa Kỳ để đi tới California—bị không tặc bởi 19 tên khủng bố al-Qaeda. Hai chiếc máy bay trong số đó, Chuyến bay 11 của American AirlinesChuyến bay 175 của United Airlines, lần lượt đâm vào tòa tháp BắcNam của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York. Chỉ trong một giờ 42 phút, cả hai tòa tháp cao 110 tầng sụp đổ, mang theo mảnh vỡ và gây ra những vụ cháy khiến tất cả các tòa nhà khác trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới bị sụp đổ một phần hoặc hoàn toàn, bao gồm tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 cao 47 tầng, cũng như gây thiệt hại đáng kể cho mười công trình lớn khác xung quanh. Một chiếc máy bay thứ ba, Chuyến bay 77 của American Airlines, đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) tại Quận Arlington, Virginia, gây sụp đổ một phần mặt phía tây của tòa nhà. Chiếc máy bay thứ tư, Chuyến bay 93 của United Airlines, ban đầu được nhắm vào Washington, D.C., nhưng đã rơi xuống một cánh đồng tại Xã Stonycreek gần Shanksville, Pennsylvania, sau khi các hành khách cố gắng khống chế các tên không tặc. Đây là thảm họa chết người nhất của lực lượng lính cứu hỏa và lực lượng hành pháp[5] trong lịch sử Hoa Kỳ, với 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan hành pháp thiệt mạng.

Sự nghi ngờ về vụ tấn công nhanh chóng đổ lên al-Qaeda. Hoa Kỳ đã đáp trả vụ tấn công với việc phát động cuộc Chiến tranh chống khủng bốxâm lược Afghanistan để lật đổ Taliban, lực lượng đã che giấu cho al-Qaeda. Nhiều quốc gia thắt chặt luật chống khủng bố và mở rộng quyền lực của các cơ quan hành pháptình báo để ngăn ngừa các cuộc tấn công khủng bố. Mặc dù thủ lĩnh của al-Qaeda, Osama bin Laden, ban đầu phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, vào năm 2004 ông nhận trách nhiệm cho vụ tấn công.[1] Al-Qaeda và bin Laden nhắc tới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Israel, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Ả Rập Saudi, và các lệnh trừng phạt Iraq làm động cơ. Sau khi trốn thoát khỏi bị bắt giữ gần một thập kỷ, bin Laden đã bị tiêu diệt bởi Biệt đội SEAL 6 của Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 2011.

Sự phá hủy Trung tâm Thương mại Thế giới và các cơ sở hạ tầng xung quanh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế của khu vực Lower Manhattan và đã có tác động đáng kể tới thị trường toàn cầu, đóng cửa Phố Wall tới ngày 17 tháng 9 và không phận dân dụng tại Hoa Kỳ và Canada tới ngày 13 tháng 9. Nhiều dịch vụ, địa điểm và sự kiện phải đóng cửa, sơ tán hoặc hủy bỏ sau đó, do lo sợ các cuộc tấn công tiếp theo. Việc dọn dẹp khu vực Trung tâm Thương mại Thể giới được hoàn thành tháng 5 năm 2002, và Lầu Năm Góc được sửa chữa lại trong một năm. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2006, quá trình xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới Một bắt đầu tại khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới. Tòa nhà đã được chính thức mở cửa vào ngày 3 tháng 11 năm 2014.[6][7] Nhiều công trình tưởng niệm đã được xây dựng, bao gồm Bảo tàng & Khu tưởng niệm 11 tháng 9 Quốc gia tại Thành phố New York, Khu tưởng niệm Lầu Năm Góc tại Quận Arlington, Virginia, và Khu tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 tại một cánh đồng ở Xã Stonycreek gần Shanksville, Pennsylvania.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Al-Qaeda[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của al-Qaeda có thể bắt đầu từ năm 1979 khi Liên Xô xâm lược Afghanistan. Osama bin Laden đến Afghanistan và giúp thành lập các lực lượng mujahideen Ả Rập để chống lại quân Xô viết.[8] Dưới sự chỉ huy của Ayman al-Zawahiri, bin Laden càng trở nên cực đoan hơn.[9] Vào năm 1996, bin Laden ra fatwā đầu tiên của mình, kêu gọi lính Mỹ rời Ả Rập Saudi.[10]

Trong một fatwā thứ hai năm 1998, bin Laden nêu ra những sự phản đối của mình với chính sách ngoại giao của Mỹ, trong đó ông phản đối sự hỗ trợ của Hoa Kỳ với Israel, cũng như sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ tại Ả Rập Saudi sau Chiến tranh vùng Vịnh.[11] Bin Laden sử dụng những văn bản Hồi giáo để kêu gọi người Hồi giáo tấn công người Mỹ tới khi những sự bất bình trên được giải quyết. Theo bin Laden, những người Hồi giáo có học thức về pháp luật "đã nhất trí đồng ý trong suốt lịch sử Hồi giáo rằng jihad là một nhiệm vụ đặc biệt nếu kẻ thù tiêu diệt các quốc gia Hồi giáo".[11]

Osama bin Laden[sửa | sửa mã nguồn]

Bức ảnh năm 1997 của Osama bin Laden

Bin Laden, người đã chỉ huy vụ tấn công, ban đầu chối bỏ nhưng sau đó thừa nhận sự liên quan của mình.[1][12][13] Al Jazeera phát sóng một lời tuyên bố của bin Laden vào ngày 16 tháng 9 năm 2001 nói rằng: "Tôi nhấn mạnh rằng tôi không tiến hành điều này, nó được thực hiện bởi các cá nhân với mục tiêu riêng của họ."[14] Vào tháng 11 năm 2001, lực lượng Hoa Kỳ khôi phục được một đoạn băng từ một ngôi nhà đã bị phá hủy tại Jalalabad, Afghanistan. Trong đoạn băng, bin Laden nói chuyện với Khaled al-Harbi và thừa nhận đã biết trước về vụ tấn công.[15] Vào ngày 27 tháng 12 năm 2001, một video thứ hai về bin Laden được công bố. Trong video, ông nói: "Phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng rõ ràng có một lòng căm thù không thể nói ra với Hồi giáo. ... Đó là lòng căm thù của các thập tự chinh. Khủng bố chống lại nước Mỹ xứng đáng được khen ngợi vì nó là sự đáp trả lại sự bất công, nhằm bắt nước Mỹ ngừng hỗ trợ cho Israel, giết hại những người của chúng ta. ... Chúng ta nói rằng sự kết thúc của Hoa Kỳ sắp tới gần, cho dù Bin Laden hay những người theo ông ta còn sống hay đã chết, vì sự trỗi dậy của cộng đồng (quốc gia) Hồi giáo", nhưng ông quyết định không thừa nhận trách nhiệm của mình về vụ tấn công.[16] Ông còn nhắc tới vài lần việc Hoa Kỳ đang nhắm cụ thể vào những người Hồi giáo.

Một thời gian ngắn trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, trong một tuyên bố được ghi băng sẵn, bin Laden thừa nhận công khai sự dính líu của al-Qaeda trong vụ tấn công vào Hoa Kỳ và thừa nhận mối liên hệ trực tiếp của mình với vụ tấn công. Ông ta nói rằng vụ tấn công được tiến hành vì: "chúng tôi tự do... và muốn giành lại sự tự do cho dân tộc mình. Vì các người đã phá hoại an ninh của chúng tôi chúng tôi cũng sẽ phá hoại an ninh các người."[17] Bin Laden nói ông đã đích thân chỉ đạo những người theo ông tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc.[13][18] Một video khác mà Al Jazeera thu thập được vào tháng 9 năm 2006 cho thấy cảnh bin Laden cùng với Ramzi bin al-Shibh, và hai không tặc khác, Hamza al-GhamdiWail al-Shehri, đang chuẩn bị cho vụ tấn công.[19] Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức buộc tội bin Laden cho vụ tấn công 11/9 nhưng ông vẫn nằm trong Danh sách truy nã của FBI vì các vụ đánh bom tại các Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Dar es Salaam, Tanzania, và Nairobi, Kenya.[20][21] Sau 10 năm truy đuổi, bin Laden đã bị tiêu diệt bởi biệt đội Mỹ trong một dinh thự tại Abbottabad, Pakistan vào ngày 2 tháng 5 năm 2011.[22][23]

Khalid Sheikh Mohammed[sửa | sửa mã nguồn]

Khalid Sheikh Mohammed sau khi bị bắt giữ năm 2003

Nhà báo Yosri Fouda của kênh truyền hình Ả Rập Al Jazeera báo cáo rằng, vào tháng 4 năm 2002, Khalid Sheikh Mohammed đã thừa nhận sự dính líu của mình, cùng với Ramzi bin al-Shibh.[24][25][26] Báo cáo của Ủy ban 9/11 cho rằng sự thù hận Hoa Kỳ của Mohammed, người lên kế hoạch chính trong vụ tấn công 11/9, xuất phát từ "sự bất đồng lớn" của ông "với chính sách ngoại giao thiên vị Israel của Hoa Kỳ".[27] Mohammed cũng là cố vấn và người quản lý tài chính cho vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới 1993 và là chú của Ramzi Yousef, người đánh bom cầm đầu trong vụ tấn công đó.[28][29]

Mohammed bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 3 năm 2003 tại Rawalpindi, Pakistan bởi các sĩ quan an ninh của Pakistan làm việc với CIA, rồi được chuyển tới Vịnh Guantanamo và bị tra tấn bằng các phương pháp như trấn nước.[30][31] Trong phiên điều trần tại Vịnh Guantanamo vào tháng 3 năm 2007, Mohammed một lần nữa thú nhận trách nhiệm của mình với vụ tấn công, nói rằng ông "đã chịu trách nhiệm cho chiến dịch 9/11 từ A tới Z" và những tuyên bố của ông không phải bị ép buộc.[26][32]

Các thành viên al-Qaeda khác[sửa | sửa mã nguồn]

In "Substitution for Testimony of Khalid Sheikh Mohammed" from the trial of Zacarias Moussaoui, five people are identified as having been completely aware of the operation's details. They are bin Laden, Khalid Sheikh Mohammed, Ramzi bin al-Shibh, Abu Turab al-Urduni, and Mohammed Atef.[33] To date, only peripheral figures have been tried or convicted for the attacks.

On September 26, 2005, the Spanish high court sentenced Abu Dahdah to 27 years in prison for conspiracy on the 9/11 attacks and being a member of the terrorist organization al-Qaeda. At the same time, another 17 al-Qaeda members were sentenced to penalties of between six and eleven years.[34] On February 16, 2006, the Spanish Supreme Court reduced the Abu Dahdah penalty to 12 years because it considered that his participation in the conspiracy was not proven.[35]

Also, in 2006, Moussaoui, who some originally suspected might have been the assigned 20th hijacker, was convicted for the lesser role of conspiracy to commit acts of terrorism and air piracy. He is serving a life sentence without parole in the United States.[36][37] Mounir el-Motassadeq, an associate of the Hamburg-based hijackers, is serving 15 years in Germany for his role in helping the hijackers prepare for the attacks.[38]

The Hamburg cell in Germany included radical Islamists who eventually came to be key operatives in the 9/11 attacks.[39] Mohamed Atta, Marwan al-Shehhi, Ziad Jarrah, Ramzi bin al-Shibh, and Said Bahaji were all members of al-Qaeda's Hamburg cell.[40]

Động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Lời tuyên bố thánh chiến trước Hoa Kỳ của Osama bin Laden, cùng một fatwā năm 1998 được ký bởi bin Laden và các fatwā khác, kêu gọi giết người Mỹ,[11] theo các nhà điều tra là chứng cứ cho động cơ của ông ta.[41] Trong "Lá thư gửi nước Mỹ" tháng 11 năm 2002 của bin Laden, ông thẳng thắn nêu ra những động cơ của al-Qaeda cho vụ tấn công bao gồm:

Sau vụ tấn công, bin Laden và al-Zawahiri công bố thêm các đoạn băng ghi hình và ghi âm, một số trong đó lặp lại những lý do trên cho vụ tấn công. Hai bản công khai đặc biệt quan trọng là "Lá thư gửi nước Mỹ" năm 2002 của bin Laden,[47] và một đoạn băng ghi hình năm 2004 cũng của bin Laden.[48]

Bin Laden dẫn lời Muhammad là đã cấm "vĩnh viễn sự hiện diện của những người ngoại đạo ở Bán đảo Ả Rập".[49] Vào năm 1996, bin Laden đưa ra một fatwā kêu gọi lính Mỹ rời khỏi Ả Rập Saudi. Vào năm 1998, al-Qaeda viết, "hơn bảy năm qua Hoa Kỳ đã chiếm đóng vùng đất Hồi giáo linh thiêng nhất, Bán đảo Ả Rập, cướp bóc của cải, chiếm quyền chỉ huy, làm khổ nhục người dân, khủng bố vùng xung quanh, và biến nó thành mũi giáo để chiến đấu chống lại những người Hồi giáo xung quanh."[50]

Trong một buổi phỏng vấn tháng 12 năm 1999, bin Laden nói ông cảm thấy người Mỹ đã "tới quá gần Mecca", và coi đây là một sự khiêu khích tới toàn thể thế giới Hồi giáo.[51] Một phân tích về khủng bố liều chết cho thấy nếu không có sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ả Rập Saudi, thì al-Qaeda có lẽ đã không có khả năng kích động các binh sĩ của mình thực hiện các nhiệm vụ liều chết.[52]

Trong fatwā năm 1998, al-Qaeda nhận định các lệnh cấm vận Iraq là một lý do để giết người Mỹ, phản đối "sự phong tỏa lâu dài"[50] cùng với những hành động khác dẫn tới tuyên bố chiến tranh chống lại "Allah, những người đưa tin của Người, và người Hồi giáo."[50] Fatwā tuyên bố rằng "giết chết người Mỹ và những đồng minh của chúng – cả dân thường và quân đội – là một nhiệm vụ của mỗi người theo đạo Hồi có khả năng thực hiện tại bất cứ đâu có thể, để giải phóng Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa và nhà thờ thánh Mecca khỏi sự kìm kẹp của chúng, và để các binh lính của chúng [người Mỹ] rời khỏi đất Hồi giáo, để chúng bị đánh bại và không thể nào đe dọa bất cứ người Hồi giáo nào."[11][53]

Bin Laden khẳng định, vào năm 2004, rằng ý tưởng phá hủy hai tòa tháp đôi đến với ông vào năm 1982, khi ông chứng kiến cuộc bắn phá các tòa nhà chung cư cao tầng của Israel trong cuộc Chiến tranh Liban 1982.[54][55] Một vài nhà phân tích, bao gồm Mearsheimer và Walt, cũng cho rằng một động lực của vụ tấn công là việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho Israel.[43][51] Vào các năm 2004 và 2010, bin Laden một lần nữa liên hệ vụ tấn công 11 tháng 9 với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ với Israel, mặc dù hầu hết nội dung lá thư là để bày tỏ thái độ kinh bỉ tới Tổng thống Bush và hi vọng "phá hủy và làm phá sản" Hoa Kỳ của bin Laden.[56][57]

Các động cơ khác đã được đưa ra ngoài những gì mà bin Laden và al-Qaeda đã cho biết, bao gồm sự hỗ trợ của phương tây cho các chế độ chuyên chế của cả người Hồi giáo và người không phải là Hồi giáo ở Ả Rập Xê Út, Iran, Ai Cập, Iraq, Pakistan và Bắc Phi, và sự hiện diện của quân đội phương tây tại các quốc gia này.[58] Một số học giả còn đưa ra giả thuyết về sự "bẽ mặt" do sự kém phát triển của thế giới Hồi giáo so với phương Tây – sự tương phản này có thể thấy rõ nhất qua xu hướng toàn cầu hóa[59][60] và ý định đưa Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh rộng hơn với thế giới Hồi giáo nhằm tìm kiếm thêm đồng minh hỗ trợ cho al-Qaeda. Tương tự, nhiều học giả khác đã cho rằng vụ 11/9 là một bước đi có tính toán nhằm đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến có thể gây ra một cuộc cách mạng toàn Hồi giáo.[61][62]

Lên kế hoạch tấn công[sửa | sửa mã nguồn]

khu bình địa và khu vực xung quanh nhìn trực tiếp từ phía trên vẽ hai chiếc máy bay đâm vào các tòa tháp
Bản đồ thể hiện vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới (máy bay không được vẽ theo tỷ lệ)

Ý tưởng về vụ tấn công bắt nguồn từ Khalid Sheikh Mohammed, ông này đã giới thiệu nó cho Osama bin Laden vào năm 1996.[63] Vào lúc đó, bin Laden và al-Qaeda đang trong thời kỳ chuyển giao, vừa mới đưa căn cứ quay trở lại Afghanistan từ Sudan.[64] Vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở châu Phi năm 1998 và fatwābnăm 1998 in Laden' đã đánh dấu một bước ngoặt, cho thấy ý định tấn công Hoa Kỳ của bin Laden[64]

Vào khoảng cuối năm 1998 hay đầu năm 1999, bin Laden chấp thuận cho Mohammed tiến hành lên kế hoạch. Một loạt các cuộc họp bàn đã được diễn ra vào đầu năm 1999, trong đó có Mohammed, bin Laden, và cấp phó của ông là Mohammed Atef tham gia.[64] Atef đã hỗ trợ về chiến lược cho kế hoạch này, bao gồm việc lựa chọn mục tiêu và giúp cho việc di chuyển của các không tặc.[64] Bin Laden gạt bỏ Mohammed, phản đối các mục tiêu tiềm năng như tòa nhà U.S. Bank Tower ở Los Angeles vì "không có đủ thời gian chuẩn bị cho một chiến dịch như vậy".[65][66]

Biểu đồ thể hiện vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới

Bin Laden đóng vai trò lãnh đạo và quản lý về tài chính cho kế hoạch này, đồng thời tham gia chọn người thực hiện.[67] Bin Laden ban đầu chọn Nawaf al-HazmiKhalid al-Mihdhar, cả hai đều là những tín đồ jihad kinh nghiệm từng chiến đấu ở Bosnia. Hazmi và Mihdhar tới Hoa Kỳ vào giữa tháng 2 năm 2000. Vào mùa xuân năm 2000, Hazmi và Mihdhar bắt đầu học lái máy bay ở San Diego, California, nhưng cả hai đều nói được ít tiếng Anh, bay kém và rốt cuộc trở thành những tên không tặc phụ.[68][69]

Vào cuối năm 1999, một nhóm người từ Hamburg, Đức đã tới Afghanistan, bao gồm Mohamed Atta, Marwan al-Shehhi, Ziad Jarrah, và Ramzi bin al-Shibh.[70] Bin Laden chọn những người này vì họ được giáo dục, nói được tiếng Anh và có kinh nghiệm sống ở phương Tây.[71] Những người mới được tuyển mộ được sàng lọc thường xuyên các kỹ năng đặc biệt và các thủ lĩnh al-Qaeda sau đó còn phát hiện ra Hani Hanjour đã có bằng lái máy bay thương mại.[72] Mohammed sau đó nói rằng ông ta đã giúp các không tặc trà trộn vào qua cách gọi đồ ăn và ăn mặc theo kiểu phương Tây.[73]

Hanjour về tới San Diego vào ngày 8 tháng 12 năm 2000 và gặp Hazmi.[74]:6–7 Họ sớm rời đi Arizona, nơi Hanjour rèn luyện lại kỹ năng của mình.[74]:7 Marwan al-Shehhi tới Mỹ vào cuối tháng 5 năm 2000, trong khi Atta tới vào ngày 3 tháng 6 năm 2000, và Jarrah vào ngày 27 tháng 6 năm 2000.[74]:6 Bin al-Shibh, một người Yemen, đã vài lần nộp đơn xin thị thực vào Hoa Kỳ, nhưng anh này bị từ chối do lo ngại anh sẽ ở lại quá thời hạn và nhập cư trái phép.[74]:4, 14 Bin al-Shibh ở lại Hamburg, giúp phối hợp giữa Atta và Mohammed.[74]:16 Cả ba thành viên trong nhóm khủng bố Hamburg này đều học lái máy bay ở Nam Florida.[74]:6

Vào mùa xuân 2001, các không tặc phụ bắt đầu về tới Mỹ.[75] Vào tháng 7 năm 2001, Atta gặp bin al-Shibh ở Tây Ban Nha, nơi họ trao đổi chi tiết về kế hoạch tấn công, bao gồm cả việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng. Bin al-Shibh cũng truyền đi mong muốn của bin Laden được tiến hành tấn công sớm nhất có thể.[76] Một số không tặc nhận hộ chiếu từ các quan chức Ả Rập Xê Út biến chất trong gia đình mình, hoặc dùng hộ chiếu giả để nhập cảnh.[77]

Tình báo trước vụ tấn công[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối năm 1999, Walid bin Attash ("Khallad"), một thành viên al-Qaeda khác, đã liên lạc với Mihdhar, yêu cầu anh ta gặp mình tại Kuala Lumpur, Malaysia; Hazmi và Abu Bara al Yemeni cũng có mặt. NSA đã bắt được một cuộc gọi điện thoại về cuộc gặp này, Mihdhar, và cái tên "Nawaf" (Hazmi). Trong khi cơ quan này đã lo sợ rằng "Điều gì đó xấu xa sắp được diễn ra", họ đã không có hành động nào khác. CIA đã được tình báo Ả Rập Xê Út cảnh báo về tình trạng thành viên al-Qaeda của Mihdhar và Hazmi, và một đội của CIA đã đột nhập vào phòng khách sạn của Mihdhar ở Dubai và phát hiện ra Mihdhar đã có thị thực Hoa Kỳ. Trong khi Alec Station, một đơn vị của CIA, đã cảnh báo các cơ quan tình báo toàn cầu về việc này, đơn vị này đã không chia sẻ thông tin này với FBI. Lực lượng Đặc biệt Malaysia (Malaysian Special Branch) đã theo dõi cuộc gặp mặt ngày 5 tháng 1 năm 2000 của hai thành viên al-Qaeda, và đã thông báo cho CIA rằng Mihdhar, Hazmi, và Khallad sẽ bay tới Bangkok, nhưng CIA chưa bao giờ thông báo các cơ quan khác về việc này hay yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa Mihdhar vào danh sách theo dõi. Một nhân viên FBI làm nhiệm vụ phối hợp với Alec Station đã xin phép thông báo FBI về cuộc họp này, nhưng họ đã cho rằng: "Đây không phải là vấn đề của FBI.'"[78]

Tới cuối tháng 6, quan chức chống khủng bố cấp cao Richard Clarke và giám đốc CIA George Tenet đã "tin chắc rằng một loạt các vụ tấn công lớn sắp chuẩn bị diễn ra", mặc dù CIA tin rằng các vụ tấn công sẽ có khả năng diễn ra ở Ả Rập Xê Út hoặc Israel.[79] Vào đầu tháng 7, Clarke đặt các cơ quan nội địa trong trạng thái "cảnh báo cao độ", cho biết: "Một điều gì đó rất lớn sắp sớm xảy ra tại đây." Ông đã yêu cầu FBI và Bộ Ngoại giao cảnh báo các đại sứ quán và lực lượng cảnh sát, và yêu cầu Bộ Quốc phòng đặt mức cảnh báo đe dọa cao nhất (mức "Delta").[80][81] Clarke sau đó viết rằng "Đâu đó ở CIA có thông tin rằng hai tên khủng bố al Qaeda đã rõ danh tính đã vào được Hoa Kỳ... ở FBI cũng có thông tin về những điều kỳ lạ xảy ra tại các trường dạy bay ở Hoa Kỳ... Họ đã có thông tin cụ thể về từng tên khủng bố... Không có chút thông tin nào được đưa tới tôi hay Nhà Trắng."[82]

Vào ngày 13 tháng 7, Tom Wilshire, một đặc vụ CIA được chỉ định làm tại bộ phận khủng bố quốc tế của FBI, đã gửi một bức thư điện tử cho cấp trên tại Trung tâm Chống khủng bố (CTC) của CIA, xin phép thông báo cho FBI rằng Hazmi đang ở trong nước và Mihdhar đã có thị thực Hoa Kỳ. Tuy nhiên, CIA chưa từng đưa ra phản hồi nào.[83]

Cùng ngày đó, Margarette Gillespie, một nhân viên phân tích của FBI làm việc tại CTC, được yêu cầu xem xét các tài liệu về cuộc gặp ở Malaysia. Bà đã không được biết về việc những người tham gia cuộc gặp đang ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, CIA có cung cấp cho Gillespie những bức ảnh giám sát của Mihdhar và Hazmi từ cuộc gặp mặt để trình cho bên chống khủng bố của FBI, nhưng lại không cho biết độ quan trọng của chúng. Dữ liệu mạng tình báo Intelink yêu cầu bà không chia sẻ thông tin tình báo cho các nhà điều tra hình sự. Khi được cho xem các tấm hình, FBI từ chối đưa ra thêm chi tiết về ý nghĩa của chúng, và họ cũng không nhận được ngày sinh hay số hộ chiếu của Mihdhar.[84] Vào cuối tháng 8 năm 2001, Gillespie đã yêu cầu INS, Bộ Ngoại giao, Cục Hải quan và FBI đưa Hazmi và Mihdhar vào danh sách theo dõi, nhưng phía FBI không có quyền sử dụng các đặc vụ hình sự để truy tìm hai tên này, từ đó gây cản trở những nỗ lực của họ.[85]

Cũng trong tháng 7, Kenneth Williams, một đặc vụ FBI tại Phoenix gửi một thông điệp tới trụ sở FBI, Alec Station, và các đặc vụ FBI tại New York, báo động về "khả năng Osama bin Laden đang cố gắng đưa học viên sang các trường đại học và cao đẳng hàng không dân dụng ở Hoa Kỳ." Ông đề xuất phải thẩm vấn tất cả những người điều hành các trường dạy lái máy bay và xác định được tất cả các học viên từ Ả Rập đang muốn tham gia đào tạo bay.[86] Vào tháng 7, Jordan cảnh báo Hoa Kỳ rằng al-Qaeda đang chuẩn bị một vụ tấn công vào nước này; "nhiều tháng sau", Jordan thông báo cho Hoa Kỳ biết vụ tấn công được đặt tên mã là "The Big Wedding" (Đám cưới lớn), và có liên quan tới máy bay.[87]

Vào ngày 6 tháng 8, buổi họp ngắn hàng ngày của CIA dành riêng cho Tổng thống được diễn ra với chủ đề "Bin Laden quyết tâm tấn công Hoa Kỳ". Bản ghi nhớ của buổi họp có ghi lại rằng: "Thông tin từ FBI... cho thấy dấu hiệu diễn ra các hoạt động khả nghi trong nước, giống như để chuẩn bị cho các vụ cướp máy bay hoặc các loại vụ tấn công khác."[88]

Vào giữa tháng 8, một trường đào tạo bay tại Minnesota đã báo động cho FBI về Zacarias Moussaoui, cho biết tên này đã hỏi nhiều "câu hôi đáng ngờ". FBI phát hiện đây là một đối tượng cực đoan đã từng tới Pakistan, và INS từng bắt giữ hắn do ở lại quá hạn thị thực Pháp. Tuy nhiên, yêu cầu lục soát máy tính xách tay của tên này bị trụ sở FBI từ chối do thiếu chứng cứ rõ ràng.[89]

The failures in intelligence-sharing were attributed to 1995 Justice Department policies limiting intelligence sharing, combined with CIA and NSA reluctance in revealing "sensitive sources and methods" such as tapped phones.[90] Testifying before the 9/11 Commission in April 2004, then-Attorney General John Ashcroft recalled that the "single greatest structural cause for the September 11th problem was the wall that segregated or separated criminal investigators and intelligence agents."[91] Clarke also wrote that "There were failures in the organizations... failures to get information to the right place at the right time..."[92]

Tấn công[sửa | sửa mã nguồn]

Đường bay của bốn chiếc máy bay dùng vào ngày 11 tháng 9

Sáng sớm ngày 11 tháng 9 năm 2001, 19 không tặc cướp quyền kiểm soát bốn chiếc máy bay dân dụng thương mại (hai chiếc Boeing 757 và hai chiếc Boeing 767) trên đường tới California (ba chiếc tới LAX tại Los Angeles, và một chiếc tới SFO tại San Francisco) sau khi cất cánh từ Sân bay quốc tế Logan tại Boston, Massachusetts; Sân bay quốc tế Newark Liberty tại Newark, New Jersey; và Sân bay quốc tế Washington Dulles tại các quận LoudounFairfaxVirginia.[93] Các không tặc chọn các máy bay lớn có đường bay dài vì chúng sẽ được nạp đầy nhiên liệu.[94]

Bốn chuyến bay bao gồm:

  • Chuyến bay 11 của American Airlines: một chiếc máy bay Boeing 767, rời Sân bay Logan vào lúc 7:59 sáng trên đường tới Los Angeles với 11 thành viên phi hành đoàn và 76 hành khách, chưa bao gồm 5 không tặc. Các không tặc lái chiếc máy bay đâm vào tòa Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York lúc 8:46 sáng.
  • Chuyến bay 175 của United Airlines: một chiếc máy bay Boeing 767, rời Sân bay Logan vào lúc 8:14 sáng trên đường tới Los Angeles với 9 thành viên phi hành đoàn và 51 hành khách, chưa bao gồm 5 không tặc. Các không tặc lái chiếc máy bay đâm vào Tháp Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York lúc 9:03 sáng.
  • Chuyến bay 77 của American Airlines: một chiếc máy bay Boeing 757, rời Sân bay quốc tế Washington Dulles vào lúc 8:20 sáng trên đường tới Los Angeles với 6 thành viên phi hành đoàn và 53 hành khách, chưa bao gồm 5 không tặc. Các không tặc lái chiếc máy bay đâm vào Lầu Năm Góc tại Quận Arlington, Virginia, lúc 9:37 sáng.
  • Chuyến bay 93 của United Airlines: một chiếc máy bay Boeing 757, rời Sân bay quốc tế Newark vào lúc 8:42 sáng trên đường tới San Francisco, với 7 thành viên phi hành đoàn và 33 hành khách, chưa bao gồm 4 không tặc. Sau khi các hành khách cố gắng khống chế các không tặc, chiếc máy bay đâm vào một cánh đồng tại Xã Stonycreek gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10:03 sáng.

Truyền thông đưa tin trong suốt và sau vụ tấn công, bắt đầu không lâu sau vụ đâm máy bay đầu tiên vào Trung tâm Thương mại Thế giới.[95]

Các sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Đám khói từ vụ tấn công 11 tháng 9 nhìn từ trên vũ trụ bởi NASA[96]

Vào lúc 8:46 sáng, năm không tặc lái Chuyến bay 11 của American Airlines đâm vào mặt phía bắc của Tháp Bắc Trung tâm Thương mại Thế giới (1 WTC), và vào lúc 9:03 sáng, năm không tặc khác lái Chuyến bay 175 của United Airlines đâm vào mặt phía nam của Tháp Nam (2 WTC).[97][98] Năm không tặc lái Chuyến bay 77 của American Airlines đâm vào Lầu Năm Góc vào lúc 9:37 sáng.[99] Một chuyến bay thứ tư, Chuyến bay 93 của United Airlines, bị kiểm soát bởi bốn không tặc, bị đâm xuống gần Shanksville, Pennsylvania, đông nam Pittsburgh, vào lúc 10:03 sáng. sau khi các hành khách chống lại các không tặc. Mục tiêu của Chuyến bay 93 được tin có thể là Điện Capitol hoặc Nhà Trắng.[94] Dữ liệu thu âm buồng lái của Chuyến bay 93 tiết lộ rằng phi hành đoàn và hành khách đã cố đoạt lại quyền kiểm soát máy bay từ các không tặc sau khi biết được qua điện thoại rằng các Chuyến bay 11, 77, và 175 đã đâm vào các tòa nhà sáng hôm đó.[100] Sau khi nhận thấy các hành khách có khả năng chiếm đoạt lại chiếc máy bay, các không tặc đã lộn vòng máy bay và cố tình đâm nó.[101][102]

Sự sụp đổ của các tòa tháp
Mặt phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới số 2 (tòa tháp nam) ngay sau khi va chạm với Chuyến bay 175 của United Airlines

Một số hành khách và thành viên phi hành đoàn gọi điện từ máy bay bằng dịch vụ điện thoại trong cabin cung cấp các chi tiết: một vài không tặc đã lên máy bay trên mỗi chuyến bay; họ sử dụng hóa chất xịt mace, hơi cay, hay bình xịt cay để vượt qua các tiếp viên; và một số người trên máy bay đã bị đâm.[103][104][105][106][107][108][109] Các báo cáo cho thấy các không tặc đã đâm và giết chết các phi công, tiếp viên, cùng với một hoặc một vài hành khách.[93][110] Theo báo cáo cuối cùng của Ủy ban 9/11, các không tặc trước đó đã mua các công cụ bằng tay đa chức năng và các loại dao tiện ích loại Leatherman với lưỡi dao khóa, lúc đó không bị cấm mang lên máy bay, nhưng sau đó được tìm thấy trong số đồ dùng của các không tặc bị bỏ lại.[111][112] Một tiếp viên trên Chuyến bay 11, một hành khách trên Chuyến bay 175, và các hành khách trên Chuyến bay 93 nói rằng các không tặc có bom, nhưng một trong số hành khách nói rằng anh ta nghĩ những quả bom là giả. FBI không tìm thấy dấu vết của các chất nổ tại khu vực tai nạn, và Ủy ban 9/11 kết luận rằng những quả bom có thể là giả.[93]

Ba tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ do đám cháy đã làm kết cấu bị yếu đi.[113] Tòa Tháp Nam sụp đổ lúc 9:59 sáng sau khi bốc cháy trong vòng 56 phút gây ra bởi vụ va chạm với Chuyến bay 175 của United Airlines và nhiên liệu của chiếc máy bay phát nổ.[113] Tòa Tháp Bắc sụp đổ lúc 10:28 sáng sau khi bốc cháy trong vòng 102 phút.[113] Khi Tháp Bắc sụp đổ, các mảnh vụn đã rơi xuống tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 gần đó (7 WTC), làm hư hại nó và gây cháy. Các đám cháy này diễn ra nhiều giờ, làm tổn hại tới cấu trúc nguyên vẹn của tòa nhà, và 7 WTC sụp đổ lúc 5:21 chiều.[114][115] Mặt phía tây của Lầu Năm Góc phải chịu thiệt hại đáng kể.

Camera an ninh ghi lại cảnh Chuyến bay 77 của American Airlines đâm vào Lầu Năm Góc.[116] Máy bay đâm vào Lầu Năm Góc khoảng 86 giây sau khi mở đầu đoạn băng này.

Vào lúc 9:42 sáng, Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) ra lệnh cấm tất cả máy bay dân dụng tại Hoa Kỳ lục địa, và các máy bay dân dụng đã cất cánh được yêu cầu hạ cánh ngay lập tức.[117] Tất cả các chuyến bay dân dụng quốc tế hoặc phải quay lại hoặc phải đổi hướng sang các sân bay tại Canada hoặc Mexico, và bị cấm hạ cánh xuống lãnh thổ Hoa Kỳ trong ba ngày.[118] Vụ tấn công gây ra sự lúng túng lớn giữa các hãng tin tức và các đài kiểm soát không lưu. Trong số các báo cáo tin tức chưa được xác nhận và thường mâu thuẫn được đưa trong suốt cả ngày, phổ biến nhất là tin một chiếc xe chứa bom đã được kích nổ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, D.C.[119] Một chiếc máy bay khác—Chuyến bay 1989 của Delta Air Lines—bị nghi ngờ đã bị không tặc, nhưng chiếc máy bay đã phản hồi lại đài kiểm soát không lưu và hạ cánh an toàn tại Cleveland, Ohio.[120]

Trong một buổi phỏng vấn tháng 4 năm 2002, Khalid Sheikh MohammedRamzi bin al-Shibh, những người được tin là đã tổ chức vụ tấn công, nói rằng mục tiêu ban đầu của Chuyến bay 93 là Điện Capitol Hoa Kỳ, chứ không phải Nhà Trắng.[121] Trong quá trình lên kế hoạch vụ tấn công, Mohamed Atta, không tặc và là người lái của Chuyến bay 11, nghĩ rằng Nhà Trắng có lẽ là một mục tiêu quá khó khăn và đã tham khảo ý kiến từ Hani Hanjour (người đã cướp và lái Chuyến bay 77).[122] Mohammed nói al-Qaeda ban đầu định nhằm vào các cơ sở hạt nhân hơn là Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, nhưng đã quyết định không chọn nó, do lo sợ rằng mọi chuyện có thể "vượt tầm kiểm soát".[123] Các quyết định cuối cùng về mục tiêu, theo Mohammed, được giao trong tay những người lái máy bay.[122]

Thương vong[sửa | sửa mã nguồn]

Phần còn lại của 6, 7, và 1 WTC vào ngày 17 tháng 9 năm 2001
Một phần tường còn nguyên vẹn từ Tòa Tháp Đôi

Vụ tấn công khiến cho 2.996 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương.[124] Con số thiệt mạng bao gồm 265 người trên bốn chiếc máy bay (không còn ai trên những chiếc máy bay này sống sót), 2.606 người trong Trung tâm Thương mại Thế giới và khu vực xung quanh, và 125 người tại Lầu Năm Góc.[125][126] Gần như tất cả những người thiệt mạng là dân thường ngoại trừ 343 lính cứu hỏa, 72 sĩ quan hành pháp, 55 sĩ quan quân sự, và 19 tên khủng bố cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công.[127][128] Sau New York, New Jersey là tiểu bang mất nhiều công dân nhất, trong đó thành phố Hoboken có nhiều công dân thiệt mạng nhất trong vụ tấn công.[129] Hơn 90 quốc gia có công dân bị thiệt mạng trong vụ tấn công 11 tháng 9.[130] Vụ tấn công 11 tháng 9 năm 2001 đã trở thành vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất lịch sử thế giới và vụ tấn công từ nước ngoài chết người nhất trên đất Mỹ kể từ vụ tấn công vào Trân Trâu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941.[3]

Tại Quận Arlington, Virginia, 125 nhân viên Lầu Năm Góc mất mạng khi Chuyến bay 77 đâm vào mặt phía tây của tòa nhà. Trong đó, 70 người là dân thường và 55 người là sĩ quan quân sự, nhiều người trong số làm việc cho Quân đội Hoa Kỳ hoặc Hải quân Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ đã mất 47 nhân viên dân sự, 6 nhân viên thầu dân sự, và 22 binh lính, trong khi Hải quân mất 6 nhân viên dân sự, 3 nhân viên thầu dân sự và 33 thủy thủ. Bảy nhân viên dân sự của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) cũng nằm trong số người thiệt mạng trong vụ tấn công, cùng với một nhân viên thầu của Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (OSD).[131][132][133] Trung tướng Timothy Maude, một Phó Chánh văn phòng Quân đội, là sĩ quan quân đội có cấp bậc cao nhất thiệt mạng tại Lầu Năm Góc.[134]

Tượng Nữ thần Tự do, phía sau là Trung tâm Thương mại Thế giới đang bốc cháy

Tại Thành phố New York, hơn 90% nhân viên và du khách thiệt mạng trong hai tòa tháp đang làm việc và tham quan tại các tầng bị va chạm hoặc cao hơn.[135] Tại Tòa tháp Bắc, 1.355 người đang ở phía trên hoặc ngay vùng va chạm hoặc là đã chết do ngạt khói, hoặc đã ngã hay nhảy khỏi tòa nhà để tránh khói và lửa, hoặc đã chết khi tòa nhà đổ sập. Sự va chạm mạnh của Chuyến bay 11 đã làm hư hỏng tất cả 3 cầu thang bộ, khiến bất cứ ai ở phía trên vùng va chạm không thể thoát ra. 107 người phía dưới đó cũng đã thiệt mạng.[135]

Tại Tòa tháp Nam, một cầu thang bộ, Cầu thang A, còn sử dụng được sau khi Chuyến bay 175 đâm vào, giúp 14 người tại tầng va chạm (gồm cả một người đàn ông đã chứng kiến chiếc máy bay bay tới chỗ ông) và bốn người nữa phía trên thoát ra ngoài. Các nhân viên điều phối tổng đài 911 của Thành phố New York nhận được các cuộc gọi của những người bên trong tòa tháp đã không nắm bắt được chính xác thông tin tình hình đang diễn ra, nên họ đã khuyên những người gọi điện không nên tự thoát ra khỏi tòa tháp.[136] Trong tống cộng 630 người thiệt mạng trong hai tòa tháp, gần một nửa là từ Tòa tháp Bắc.[135] Số thương vong tại Tòa tháp Nam được giảm đi đáng kể do trước đó nhiều người đã sơ tán khi Tòa tháp Bắc bị va chạm.[137]

Một chú chó chăn cừu Đức đang làm nhiệm vụ tìm kiếm những người còn sống sót tại khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới đã sụp đổ sau vụ tấn công 11 tháng 9 năm 2001.

Ít nhất 200 người đã thiệt mạng do nhảy hoặc rơi xuống khỏi tòa tháp (một ví dụ nổi bật là bức ảnh The Falling Man), rơi xuống đường phố và nóc các tòa nhà lân cận hàng chục tới hàng trăm mét bên dưới.[138] Một số người ở phía trên vùng va chạm đã lên tới được nóc để xin cứu trợ qua trực thăng, nhưng cửa để lên nóc đã bị khóa.[139] Không hề có một kế hoạch giải cứu trực thăng nào được đề ra, và các trực thăng cũng không thể tiếp cận tòa nhà do thiếu dụng cụ trên nóc, khói dày đặc và nhiệt độ cao do lửa.[140] Tổng cộng 411 nhân viên cứu hộ đã thiệt mạng khi cố gắng giải cứu người mắc kẹt và dập lửa. Sở Cứu hỏa Thành phố New York (FDNY) đã mất 343 lính cứu hỏa, bao gồm một tuyên úy và hai nhân viên y tế.[141] Sở Cảnh sát Thành phố New York (NYPD) cũng mất 23 sĩ quan.[142] Sở Cảnh sát Quản lý Cảng (PAPD) mất 37 sĩ quan.[143] Tám kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) và nhân viên y tế từ các đơn vị dịch vụ y tế khẩn cấp tư nhân cũng đã thiệt mạng.[144]

Cantor Fitzgerald L.P., một ngân hàng đầu tư có trụ sở làm việc trên các tầng 101–105 của Tòa tháp Bắc, đã mất 658 nhân viên, nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ công ty nào khác.[145] Marsh Inc., nằm ngay dưới Cantor Fitzgerald trên các tầng 93–100, mất 358 nhân viên,[146][147] và 175 nhân viên của Aon Corporation cũng đã thiệt mạng.[148] Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia (NIST) ước tính khoảng 17.400 dân thường đang ở trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới vào thời điểm tấn công. Số lượng đếm được từ cửa xoay của Quản lý Cảng cho thấy 14.154 người đang ở trong Tòa Tháp Đôi cho tới 8:45 sáng.[149][150] Hầu hết những người phía bên dưới vùng va chạm đã rời khỏi tòa nhà an toàn.[151]

Số người chết (nạn nhân + không tặc)
Thành phố New York Trung tâm Thương mại Thế giới 2.606[125][152]
American 11 87 + 5[153]
United 175 60 + 5[154]
Arlington Lầu Năm Góc 125[155]
American 77 59 + 5[156]
Gần Shanksville United 93 40 + 4[157]
Tổng cộng 2.977 + 19

Vài tuần sau vụ tấn công, con số thiệt mạng được ước tính sẽ vượt quá 6.000, nhiều hơn gấp đôi số lượng người chết được xác nhận sau đó.[158] Thành phố chỉ nhận dạng được thi thể của khoảng 1.600 nạn nhân Trung tâm Thương mại Thế giới. Văn phòng pháp y đã thu thập được "khoảng 10.000 mẩu xương và các phần mô chưa thể xác nhận là phù hợp với danh sách tử vong".[159] Các mẩu xương vẫn còn được tìm thấy sau đó vào năm 2006 khi các công nhân đang chuẩn bị phá hủy Tòa nhà Deutsche Bank bị hư hại. Vào năm 2010, một nhóm các nhà nhân chủng học và nhà khảo cổ học đã tìm kiếm các thi thể và vật dụng cá nhân tại Bãi thải Fresh Kills, nơi mà thêm 72 phần thi thể nữa được khôi phục, đưa tổng số thi thể được tìm thấy lên 1.845. Quá trình giám định ADN vẫn được tiếp tục để nhận dạng thêm các nạn nhân.[160][161][162] Các thi thể đang được lưu trữ tại Công viên Tưởng niệm, bên ngoài văn phòng Pháp y Thành phố New York. Các thi thể được dự kiến sẽ được di chuyển vào năm 2013 tới một kho chứa đằng sau một bức tường tại bảo tàng 11/9. Vào tháng 7 năm 2011, một nhóm các nhà khoa học tại Văn phòng Trưởng Pháp y vẫn đang cố gắng nhận dạng các thi thể, hi vọng rằng các công nghệ cải tiến sẽ giúp họ nhận dạng các nạn nhân khác.[162] Vào ngày 20 tháng 3 năm 2015, nạn nhân thứ 1.640 được nhận dạng. Hiện vẫn còn 1.113 nạn nhân khác chưa được nhận dạng.[163]

Thiệt hại[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới (Khu Bình địa) với đồ họa hiển thị vị trí của các tòa nhà gốc
Lầu Năm Góc bị hư hại do cháy và sụp đổ một phần.

Cùng với hai Tòa Tháp Đôi 110 tầng, nhiều tòa nhà khác tại khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới cũng bị phá hủy hoặc hư hại nặng, bao gồm các tòa nhà WTC từ số 3 tới 7 và Nhà thờ Hy lạp Chính thống St. Nicholas.[164] Tòa tháp Bắc, Tòa tháp Nam Khách sạn Marriott (3 WTC), và 7 WTC bị phá hủy hoàn toàn. Nhà Hải quan Hoa Kỳ (Trung tâm Thương mại Thế giới số 6), Trung tâm Thương mại Thế giới số 4, Trung tâm Thương mại Thế giới số 5, cùng với hai cầu đi bộ nối các tòa nhà bị hư hại nặng nề. Tòa nhà Deutsche Bank ở số 130 Phố Liberty bị hư hại một phần và bị cho tháo dỡ vài năm sau đó, bắt đầu từ năm 2007.[165][166] Hai tòa nhà của Trung tâm Tài chính Thế giới cũng bị hư hại.[165]

Tòa nhà Deutsche Bank trên Phố Liberty phía đối diện khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới sau đó được coi là khu vực không thể sinh sống do khí độc bên trong tòa nhà, và đã được tháo dỡ.[167][168] Hội trường Fiterman của trường Cao đẳng Cộng đồng Quận Manhattan tại số 30 Phố West Broadway cũng bị phong tỏa do hư hại sau vụ tấn công, và hiện đang được xây lại.[169] Các tòa nhà xung quanh khác (bao gồm 90 West StreetTòa nhà Verizon) cũng bị hư hại lớn nhưng đã được sửa chữa.[170] Các tòa nhà Trung tâm Tài chính Thế giới, One Liberty Plaza, Millenium Hilton, và 90 Church Street chịu hư hại không lớn và cũng đã được sửa chữa.[171] Các thiết bị liên lạc trên Tòa tháp Bắc cũng bị phá hủy, nhưng các đài truyền thông đã nhanh chóng chuyển tín hiệu sang các tuyến khác và phát sóng trở lại.[164][172]

Lầu Năm Góc bị thiệt hại nặng nề do va chạm với Chuyến bay 77 của American Airlines và đám cháy sau đó, khiến một đoạn của tòa nhà sụp đổ.[173] Khi đâm vào Lầu Năm Góc, cánh của máy bay đã làm đổ nhiều cột đèn và động cơ phải của nó đã đâm vào một máy phát điện trước khi đâm vào cạnh tây của tòa nhà.[174][175] Phần trên của thân máy bay đã bị nghiền nát khi va chạm, trong khi phần giữa và đuôi tiếp tục di chuyển thêm vài phần giây nữa.[176] Mảnh vỡ từ phần đuôi đã thâm nhập sâu nhất vào tòa nhà, xuyên qua 310 foot (94 m) của ba trong số năm vòng của tòa nhà.[176][177]

Nỗ lực cứu hộ[sửa | sửa mã nguồn]

Một nạn nhân bị thương đang được đưa lên xe cấp cứu với cảnh Lầu Năm Góc đang cháy ở phía sau
An injured victim of the Pentagon attack is evacuated.

Sở Cứu hỏa Thành phố New York đã huy động 200 đơn vị (hơn một nửa tổng số) tới Trung tâm Thương mại Thế giới. Họ được trợ giúp thêm bởi nhiều lính cứu hỏa khác không có nhiệm vụ và các kỹ thuật viên y tế khẩn cấp.[178][179][180] Sở Cảnh sát Thành phố New York đã cử Đơn vị Dịch vụ Khẩn cấp và các sĩ quan cảnh sát khác, cùng với đơn vị hàng không của Sở. Khi tới hiện trường, FDNY, NYPD, và PAPD đã không phối hợp mà thực hiện nhiều đợt tìm kiếm người dân đầy chậm chạp.[178][181] Khi tình hình trở nên xấu đi, đơn vị hàng không của NYPD đã truyền các thông tin cho các chỉ huy cảnh sát, những người đã ra lệnh các sĩ quan sơ tán khỏi hai tòa nhà; hầu hết các sĩ quan NYPD đã rời khỏi hai tòa nhà an toàn trước khi sập.[181][182] Với nhiều lệnh khác nhau được đưa ra cùng với liên lạc radio không tương thích giữa các cơ quan, các cảnh báo đã không tới được các chỉ huy FDNY.

Sau khi tòa tháp thứ nhất sụp đổ, các chỉ huy FDNY đã ra lệnh sơ tán; tuy nhiên, do khó khăn về kỹ thuật với hệ thống tiếp sóng radio đã bị hư hại, nhiều lính cứu hỏa không thể nghe thấy lệnh sơ tán. Các điều phối viên 9-1-1 nhận được thông tin từ người gọi đã không thể đưa được chúng tới những người chỉ huy tại hiện trường.[179] Sau vụ tấn công vài giờ, một chiến dịch tìm kiếm và giải cứu lớn được bắt đầu. Sau vài tháng làm việc liên tục, khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới được dọn sạch vào cuối tháng 5 năm 2002.[183]

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

George W. Bush nghe báo cáo vụ tấn công.

Vụ tấn công 11/9 đã ngay lập tức gây ra những phản ứng khác nhau, bao gồm những phản ứng trong nước, các tội phạm thù ghét, những phản ứng của người Hồi giáo trước sự kiện, những phản ứng của cộng đồng quốc tế với vụ việc, và các phản ứng của quân đội. Một chương trình bồi thường lớn đã nhanh chóng được bắt đầu bởi Quốc hội sau vụ việc để bồi thường cho các nạn nhân và gia đình của họ trong vụ tấn công.[184][185]

Phản ứng trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Three high-level politicians and a General, all displaying grim facial expressions, flank the main speaker.
Tám tiếng sau vụ tấn công, Donald Rumsfeld, khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, tuyên bố "Lầu Năm Góc vẫn đang hoạt động."

Vào lúc 8:32 sáng, FAA được thông báo Chuyến bay 11 đã bị không tặc và đã chuyển thông tin cho Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD). NORAD đã điều hai chiếc F-15s từ Khu căn cứ Phòng không Otis tại Massachusetts và cả hai xuất phát lúc 8:53 sáng.[186] Do liên lạc từ FAA bị chậm và không chắc chắn, NORAD chỉ chú ý tới Chuyến bay 11 trong vòng 9 phút, và không biết thêm thông tin gì về các chuyến bay khác trước khi chúng va chạm.[186] Tới khi cả hai tòa tháp đã bị đâm thì mới có thêm chiến sĩ từ Khu căn cứ Hàng không Langley tại Virginia vào lúc 9:30 sáng.[186] Vào lúc 10:20 sáng, Phó Tổng thống Dick Cheney ra lệnh bắn hạ bất cứ máy bay dân dụng nào có khả năng được xác định là bị không tặc. Tuy nhiên, những mệnh lệnh này đã không tới kịp các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.[186][187][188][189] Một số chiến sĩ lên đường xuất phát mà không được trang bị đạn dược, biết rằng để ngăn không tặc tấn công mục tiêu đã định sẵn, các phi công có thể sẽ phải can thiệp và đâm máy bay của mình vào các máy bay bị không tặc, và có thể sẽ phải thoát ra những giây cuối cùng.[190]

Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Kế hoạch Kiểm soát An ninh Không phận và Không lưu (SCATANA) được kích hoạt,[191] khiến hàng chục nghìn hành khách bị kẹt lại sân bay trên khắp thế giới.[192] FAA đã đóng cửa không phận Mỹ với tất cả các chuyến bay quốc tế, khiến khoảng năm trăm chuyến bay phải quay lại hoặc chuyển hướng sang các quốc gia khác. Canada đã tiếp nhận 226 chuyến bay chuyển hướng và phải bắt đầu Chiến dịch Ruy băng Vàng để giải quyết số lượng lớn máy bay và hành khách bị kẹt lại tại đây.[193]

Vụ tấn công 11/9 ngay lập tức tác động lên người dân Mỹ.[194] Các sĩ quan cảnh sát và cứu hộ khắp đất nước cho dù đang trong ngày nghỉ, đã tới Thành phố New York để giúp nhận dạng các thi thể từ trong đống đổ nát của Tòa Tháp Đôi.[195] Các hoạt động hiến máu khắp nước Mỹ cũng trở nên sôi động trong tuần sau vụ tấn công.[196][197]

Hơn 3.000 trẻ em có cha hoặc mẹ thiệt mạng trong vụ tấn công.[198] Các nghiên cứu sau đó đã ghi lại được phản ứng của những đứa trẻ về những mất mát và nỗi lo mất mất mạng sống, môi trường chăm sóc sau vụ tấn công và ảnh hưởng lên những người chăm sóc còn sống sót.[199][200][201]

Phản ứng trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một buổi họp chung tại Quốc hội, Tổng thống Bush hứa sẽ bảo vệ sự tự do của Mỹ trước nỗi sợ khủng bố, ngày 20 tháng 9 năm 2001 (chỉ có âm thanh bằng tiếng Anh).

Sau vụ tấn công, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bush tăng vọt lên 90%.[202] Vào ngày 20 tháng 9 năm 2001, ông phát biểu trước toàn thể người dân và Quốc hội về sự kiện ngày 11 tháng 9 và những nỗ lực giải cứu và tái thiết trong chín ngày sau đó, và nói về những dự định của ông để phản ứng lại trước vụ tấn công. Vai trò to lớn của Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani đã giúp ông được khen ngợi không chí ở New York mà trên toàn quốc.[203]

Nhiều quỹ ủng hộ được lập nên nhanh chóng để hỗ trợ các nạn nhân, với nhiệm vụ chính nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho những người sống sót sau vụ tấn công và các gia đình nạn nhân. Cho đến hạn chót ngày 11 tháng 9 năm 2003, 2.833 đơn xin bồi thường từ các gia đình nạn nhân đã được gửi đi.[204]

Các phương án khẩn cấp để duy trì hoạt động của chính phủ và sơ tán các lãnh đạo cấp cao được triển khai ngay sau vụ tấn công.[192] Tuy nhiên, Quốc hội vẫn chưa được thông báo về tình trạng tiếp tục hoạt động của chính phủ cho tới tháng 2 năm 2002.[205]

Trong một nỗ lực tái cơ cấu chính phủ Hoa Kỳ lớn nhất trong lịch sử đương thời, Hoa Kỳ thực thi Đạo luật An ninh Nội địa vào năm 2002, thành lập nên Bộ An ninh Nội địa. Quốc hội cũng thông qua Đạo luật USA PATRIOT, cho rằng nó sẽ giúp phát hiện và truy tố các hành vi khủng bố và tội phạm khác.[206] Các nhóm tự do dân sự đã chỉ trích Đạo luật PATRIOT, cho rằng nó cho phép cơ quan hành pháp xâm phạm vào sự riêng tư của công dân và loại bỏ đi quyền quản lý về mặt pháp lý các cơ quan hành pháp và tình báo trong nước.[207][208][209] Trong một nỗ lực nhằm chống lại các hành động khủng bố trong tương lai, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) được trao thêm quyền hạn. NSA đã bắt đầu giám sát không cần cho phép các phương tiện viễn thông, việc làm đôi khi bị chỉ trích vì cho phép cơ quan này "nghe lén điện thoại và liên lạc thư điện tử giữa Hoa Kỳ và những người ở hải ngoại mà không có sự đồng ý".[210] Phản hồi trước những yêu cầu bởi nhiều cơ quan tình báo, Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài Hoa Kỳ đã cho phép chính phủ Hoa Kỳ được mở rộng quyền hạn trong việc tìm kiếm, thu thập và chia sẻ thông tin từ công dân Hoa Kỳ cũng như những người nước ngoài trên toàn thế giới.[211]

Tội phạm thù ghét[sửa | sửa mã nguồn]

Một lính cứu hỏa nhìn lên phần còn lại của tòa Tháp Nam.
Một lính cứu hỏa đứng giữa đống đổ nát

Một thời gian ngắn sau vụ tấn công, Tổng thống Bush đã có buổi xuất hiện công chúng tại Trung tâm Hồi giáo lớn nhất Washington và thừa nhận "sự cống hiến cực kỳ giá trị" mà hàng triệu người Hồi giáo Mỹ đã làm cho đất nước và kêu gọi họ nên được "đối xử với sự tôn trọng".[212] Tuy nhiên, hàng loạt vụ việc quấy rối và tội phạm thù ghét chống lại người Hồi giáo và Nam Á đã được báo cáo trong nhưng ngày sau vụ tấn công.[213][214][215] Những người Sikh cũng bị nhằm vào vì nam giới theo đạo Sikh thường đeo khăn turban, loại khăn thường bị cho là có liên quan tới người Hồi giáo. Người ta đã báo cáo về những vụ tấn công tại các nhà thờ cùng với những địa điểm tôn giáo khác (bao gồm một vụ đánh bom tại một ngôi đền Hindu), và những vụ tấn công người, trong đó có một vụ sát hại: Balbir Singh Sodhi, một người Sikh bị nhầm là theo đạo Hồi, bị bắn chết vào ngày 15 tháng 9 năm 2001 ở Mesa, Arizona.[215]

Theo một nghiên cứu học thuật, những người được coi là từ Trung Đông có khả năng trở thành nạn nhân của những vụ tội phạm thú ghét chống lại người theo đạo Hồi trong thời gian này. Nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng tương tự các tộ phạm thù ghét chống lại những người được coi là người Hồi giáo, Ả Rập và những người khác bị cho là có nguồn gốc Trung Đông.[216] Một báo cáo của một nhóm vận động những người Mỹ gốc Nam Á có tên là South Asian Americans Leading Together, đã ghi lại những bài viết truyền thông về 645 vụ việc tấn công thù ghét những người Mỹ gốc Nam Á hoặc Trung Đông từ ngày 11 tới 17 tháng 9. Nhiều loại tội phạm như phá hoại, cố ý đốt nhà, tấn công, xả súng, hành hung và đe dọa ở nhiều nơi đã được ghi lại.[217][218]

Phản ứng của người Hồi giáo Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức Hồi giáo tại Mỹ đã nhanh chóng lên án vụ tấn công và kêu gọi "người Mỹ Hồi giáo bằng khả năng và nguồn lực của mình giúp làm dịu đi nổi đau của những người và gia đình bị ảnh hưởng".[219] Các tổ chức này bao gồm Cộng đồng Hồi giáo Bắc Mỹ (Islamic Society of North America), Liên minh Hồi giáo Mỹ (American Muslim Alliance), Hội đồng Hồi giáo Mỹ (American Muslim Council), Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo (Council on American-Islamic Relations), Nhóm Hồi giáo Bắc Mỹ (Islamic Circle of North America) và Hiệp hội Học giả Shari'a Bắc Mỹ (Shari'a Scholars Association of North America). Cùng với việc quyên góp tiền, nhiều tổ chức Hồi giáo còn tham gia hiến máu, trợ giúp về y tế, thức ăn và chỗ ở cho các nạn nhân.[220][221][222]

Phản ứng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ tấn công đã bị lên án bởi giới truyền thông và các chính phủ toàn cầu. Các quốc gia khắp thế giới đã bày tỏ sự đồng cảm và mong muốn hỗ trợ cho nước Mỹ.[223] Các nhà lãnh đạo ở hầu hết các quốc gia Trung Đồng và Afghanistan đã lên án vụ tấn công. Riêng Iraq là một ngoại lệ, với một tuyên bố chính thức cho rằng: "những gã cao bồi Mỹ đang hứng chịu hậu quả tội ác của họ chống lại nhân loại".[224] Chính phủ Ả Rập Xê Út đã chính thức phản đối vụ tấn công, nhưng thực chất nhiều người ở đây ủng hộ động cơ của bin Laden.[225][226] Mặc dù Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Yasser Arafat cũng đã lên tiếng phản đối, người ta đã báo cáo về một số buổi ăn mừng tại Bờ Tây, Dải GazaĐông Jerusalem—các phóng viên đã quay lại được cảnh 3.000 người Palestine đang nhảy múa trên đường phố và phân phát kẹo ở Nablus bất chấp các cảnh báo của PA rằng họ không thể đảm bảo sự an toàn của các nhà báo tác nghiệp tại đây. Các sự kiện tương tự cũng diễn ra tại Amman, Jordan, nơi có nhiều người gốc Palestine.[227] Giống như tại Hoa Kỳ, vụ tấn công đã làm gia tăng căng thẳng giữa các nước Hồi giáo và các nước khác.[228]

Nghị quyết 1368 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án vụ tấn công, và bày tỏ sự sẵn sàng chuẩn bị các bước cần thiết nhằm đáp trả và đấu tranh với mọi loại hình khủng bố theo như Hiến chương của họ.[229] Nhiều nước đã đưa ra các luật chống khủng bố và đóng băng các tài khoản ngân hàng nghi là có dính líu tới al-Qaeda.[230][231] Các cơ quan hành pháp và tình báo ở một số nước đã bắt giữ các tên khủng bố bị tình nghi.[232][233]

Thủ tướng Anh Tony Blair cho biết nước Anh "sát cánh" cùng với Hoa Kỳ.[234] Một vài ngày sau đó, Blair đã bay tới Washington để khẳng định sự đoàn kết của Anh với Hoa Kỳ. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội chín ngày sau vụ tấn công, khi đó Blair đã tới dự với tư cách khách mời, Tổng thống Bush tuyên bố "Nước Mỹ không có người bạn nào đích thực hơn Anh."[235] Sau đó, Thủ tướng Blair đã bắt đầu hai tháng ngoại giao kêu gọi quốc tế hành động quân sự; ông đã tổ chức 54 cuộc hợp với các nhà lãnh đạo thế giới và đã di chuyển hơn 60.000 km.[236]

Vladimir Putin cùng vợ dự lễ tưởng niệm nạn nhân vụ tấn công 11/9 vào ngày 16 tháng 11 năm 2001

Hàng chục ngàn người đã tìm cách thoát khỏi Afghanistan sau vụ tấn công do lo sợ bị Hoa Kỳ đáp trả. Pakistan, đã là nơi ở của nhiều người Afghanistan tỵ nạn từ các cuộc xung đột trước đó, đã phải đóng cửa biên giới với Afghanistanavào ngày 17 tháng 9 năm 2001. Khoảng một tháng sau vụ tấn công, Hoa Kỳ dẫn đầu một liên minh quân sự quốc tế nhằm lật đổ lực lượng Taliban khỏi Afghanistan do đã che giấu cho al-Qaeda.[237] Mặc dù chính quyền Pakistan ban đầu không tham gia vào khối liên minh với Hoa Kỳ chống lại Taliban, họ vấn cho phép đổ bộ vào các căn cứ quân sự của họ, và đã bắt giữ và bàn giao cho Hoa Kỳ hơn 600 người bị tình nghi là thành viên của al-Qaeda.[238][239]

Hoa Kỳ đã dựng lên trại giam Vịnh Guantanamo nhằm giữ những tù binh được xác định là "binh sĩ địch bất hợp pháp". Tính hợp pháp của những trại giam này đã bị Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền đặt dấu hỏi.[240][241][242]

Vào ngày 25 tháng 9 năm 2001, tổng thống thứ năm của Iran, Mohammad Khatami trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Jack Straw đã nói: "Iran hoàn toàn hiểu được cảm giác của người Mỹ về các cuộc tấn công khủng bố tại New York và Washington vào ngày 11 tháng 9." Ông nói rằng mặc dù chính quyền Mỹ dù đã không có quan tâm tới các chiến dịch khủng bố tại Iran (từ năm 1979), người Iran vẫn có cảm nhận khác và đã bày tỏ sự đồng cảm với các gia đình nạn nhân ở Mỹ trong thảm kịch tại hai thành phố này. Ông cũng nói rằng "Các quốc gia không nên bị trừng phạt, mà là những kẻ khủng bố." [243] Theo trang web của Radio Farda, khi tin tức về vụ tấn công được phát đi, một số công dân Iran đã tụ tập trước cửa Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Tehran, là cơ quan đại diện cho quyền lợi của Hoa Kỳ tại Iran, để bày tỏ sự cảm thông và một số người còn thắp những ngọn nến để tỏ lòng tiếc thương. Bài viết này trên trang web của Radio Farda cũng cho biết vào năm 2011, vào ngày kỷ niệm vụ tấn công, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đăng tải một bài viết trên trang blog của Bộ, cảm ơn sự cảm thông của người dân Iran và nói rằng họ sẽ không bao giờ quên lòng tốt của người Iran trong những ngày khó khăn ấy.[244] Sau vụ tấn công, cả Tổng thống[245][246] và Lãnh tụ Tối cao của Iran đã lên án vụ tấn công này. BBCtạp chí Time đã xuất bản các tin bài về những buổi thắp nến tưởng niệm cho các nạn nhân vụ tấn công bởi những người dân Iran trên trang web của họ.[247][248] Theo Politico Magazine, sau vụ tấn công, Sayyed Ali Khamenei, Lãnh tụ Tối cao Iran, đã tạm thời "ngừng câu khẩu hiệu 'Cái chết cho nước Mỹ' ở những buổi cầu nguyện Thứ Sáu".[249]

Chiến dịch quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 2:40 chiều ngày 11 tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld ra lệnh khẩn cho cấp dưới tìm bằng chứng chứng minh sự liên quan của Iraq. Theo các ghi chú của quan chức chính sách cấp cao Stephen Cambone, Rumsfeld đã yêu cầu: "Best info fast. Judge whether good enough hit S.H." (Saddam Hussein) "at same time. Not only UBL" (Osama bin Laden).[250] Cambone's notes quoted Rumsfeld as saying, "Need to move swiftly – Near term target needs – go massive – sweep it all up. Things related and not."[251][252] Trong một cuộc họp tại Trại David ngày 15 tháng 9, chính quyền Bush đã từ chối ý tưởng tấn công vào Iraq sau vụ 11/9.[253]

Một hàng các binh sĩ mang theo trang bị trên lưng đang bước về phía một chiếc trực thăng trên địa hình sa mạc
Binh sĩ Hoa Kỳ tại Afghanistan

Hội đồng NATO đã tuyên bố vụ tấn công vào Hoa Kỳ là tấn công vào tất cả các nước NATO, thỏa mãn Điều 5 trong hiến chương NATO. Đây là lần đầu tiên Điều 5 được kích hoạt, một điều luật được viết trong Chiến tranh Lạnh nhằm đề phòng một cuộc tấn công từ Liên Xô.[254] Thủ tướng Úc John Howard, người đang ở Washington D.C. vào thời điểm vụ tấn công đã kích hoạt Điều IV của hiệp ước ANZUS.[255] Chính quyền Bush tuyên bố cuộc Chiến tranh chống khủng bố, với mục tiêu được tuyên bố là đưa bin Laden và al-Qaeda ra ánh sáng và ngăn chặn sự nổi lên của các mạng lưới khủng bố khác.[256] Những mục tiêu này sẽ được thực hiện qua việc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế và quân sự với các nước chứa chấp những tên khủng bố, và tăng cường chia sẻ các thông tin giám sát và tình báo toàn cầu.[257]

Vào ngày 14 tháng 9 năm 2001, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quyền Sử dụng Lực lượng Quân đội Chống Khủng bố (Authorization for Use of Military Force Against Terrorists). Vẫn còn hiệu lực tới nay, quyền này cho phép Tổng thống sử dụng tất cả "các lực lượng cần thiết và phù hợp" để chống lại những ai mà Tổng thống cho là đã "lên kế hoạch, ủy quyền, thực hiện hoặc hỗ trợ" vụ tấn công 11 tháng 9, hoặc những ai che giấu những người hoặc nhóm người thực hiện các điều trên.[258]

Vào ngày 7 tháng 10 năm 2001, cuộc Chiến tranh Afghanistan bắt đầu khi các lực lượng của Hoa Kỳ và Anh bắt đầu chiến dịch không kích vào các doanh trại của Taliban và al-Qaeda, sau đó xâm lược Afghanistan với lực lượng lục quân của Lực lượng đặc biệt.[259] Kết quả là lực lượng Taliban nắm quyền tại Afghanistan bị lật đổ sau sự kiện thành phố Kandahar thất thủ vào ngày 7 tháng 12 năm 2001, by U.S. led coalition forces.[260] Xung đột tại Afghanistan giữa quân nổi dậy Taliban và lực lượng Afghanistan được hỗ trợ bởi NATO Resolute Support Mission vẫn đang tiếp diễn. The Philippines and Indonesia, among other nations with their own internal conflicts with Islamic terrorism, also increased their military readiness.[261][262]

The military forces of the United States of America and the Islamic Republic of Iran cooperated with each other to overthrow the Taliban regime which had had conflicts with the government of Iran.[249] Iran's Quds Force helped US forces and Afghan rebels in the 2001 uprising in Herat.[263][264]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Những người sống sót bị bụi bám đầy sau khi hai tòa tháp sụp đổ.

Hàng trăm ngàn tấn mảnh vỡ độc hại chứa hơn 2.500 chất gây ô nhiễm, bao gồm cả những chất gây ung thư, đã lan ra khắp khu Hạ Manhattan sau khi tòa tháp đôi sụp đổ.[265][266] Việc phơi nhiễm với các chất độc trong những mảnh vỡ được cho là đã gây ra các bệnh nghiêm trọng, thậm chí gây chết người cho những người có mặt tại khu bình địa.[267][268] Chính quyền Bush ra lệnh cho Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) ban hành các tuyên bố trấn an người dân về vấn đề chất lượng không khí sau vụ tấn công, nhưng EPA đã không thể xác định được chất lượng không khí đã quay về mức trước ngày 11 tháng 9 hay chưa cho tới tận tháng 6 năm 2002.[269]

Các vấn đề về sức khỏe đã lan rộng tới những cư dân, học sinh sinh viên và nhan viên văn phòng tại khu Hạ Manhattan cùng với khu Chinatown gần đó.[270] Nhiều trường hợp tử vong được cho là liên quan tới khí bụi độc hại, và những cái tên của các nạn nhân này cũng được ghi vào khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới.[271] Ước tính xấp xỉ 18.000 người đã phát bệnh do khí bụi độc hại.[272] Cũng có những phỏng đoán khoa học cho rằng việc tiếp xúc với các chất độc trong không khí có thể ảnh hưởng tiêu cục tới quá trình phát triển của thai nhi. Một trung tâm sức khỏe môi trường trẻ em đang tiến hành phân tích những đứa trẻ có mẹ mang thai trong thời gian diễn ra vụ tấn công và từng sống hay làm việc gần khu vực này.[273] Một nghiên cứu của các nhân viên cứu hộ được xuất bản tháng 4 năm 2010 cho thấy tất cả những người tham gia nghiên cứu đều bị suy giảm chức năng phổi, trong đó 30–40% cho biết mình ít hoặc không có cải thiện trong các triệu chứng mà họ mắc phải trong năm đầu tiên của vụ tấn công.[274]

Nhiều năm sau vụ tấn công, các vụ tranh chấp pháp lý về chi phí chữa bệnh liên quan tới vụ việc vẫn được đưa ra tranh luận trước tòa. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2006, một thẩm phán liên bang đã bác bỏ quyết định của Thành phố New York từ chói chi trả chi phí y tế cho các nhân viên cứu hộ, kéo theo khả năng nổ ra nhiều vụ kiện tụng.[275] Các quan chức chính phủ bị chỉ trích do đã thúc giục công chúng quay trở lại Hạ Manhattan chỉ vài tuần sau vụ tấn công. Christine Todd Whitman, giám đốc EPA trong thời gian sau vụ tấn công, đã bị một thẩm phán quận Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ do thông báo sai sự thật rằng khu vực này đã an toàn.[276] Thị trưởng Giuliani was criticized for urging financial industry personnel to return quickly to the greater Wall Street area.[277]

The United States Congress passed the James L. Zadroga 9/11 Health and Compensation Act on December 22, 2010, and President Barack Obama signed the act into law on January 2, 2011. It allocated $4.2 billion to create the World Trade Center Health Program, which provides testing and treatment for people suffering from long-term health problems related to the 9/11 attacks.[278][279] The WTC Health Program replaced preexisting 9/11-related health programs such as the Medical Monitoring and Treatment Program and the WTC Environmental Health Center program.[279]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

As shown in this table, the 9/11 attacks had a major effect on the economy of New York City (in red), compared to the United States' economy overall (in blue).

The attacks had a significant economic impact on United States and world markets.[280] The stock exchanges did not open on September 11 and remained closed until September 17. Reopening, the Dow Jones Industrial Average (DJIA) fell 684 points, or 7.1%, to 8921, a record-setting one-day point decline.[281] By the end of the week, the DJIA had fallen 1,369.7 points (14.3%), at the time its largest one-week point drop in history.[282] In 2001 dollars, U.S. stocks lost $1.4 trillion in valuation for the week.[282]

In New York City, about 430,000 job-months and $2.8 billion dollars in wages were lost in the three months after the attacks. The economic effects were mainly on the economy's export sectors.[283] The city's GDP was estimated to have declined by $27.3 billion for the last three months of 2001 and all of 2002. The U.S. government provided $11.2 billion in immediate assistance to the Government of New York City in September 2001, and $10.5 billion in early 2002 for economic development and infrastructure needs.[284]

Also hurt were small businesses in Lower Manhattan near the World Trade Center, 18,000 of which were destroyed or displaced, resulting in lost jobs and their consequent wages. Assistance was provided by Small Business Administration loans, federal government Community Development Block Grants, and Economic Injury Disaster Loans.[284] Some 31.900.000 foot vuông (2.960.000 m2) of Lower Manhattan office space was damaged or destroyed.[285] Many wondered whether these jobs would return, and if the damaged tax base would recover.[286] Studies of the economic effects of 9/11 show the Manhattan office real-estate market and office employment were less affected than first feared, because of the financial services industry's need for face-to-face interaction.[287][288]

North American air space was closed for several days after the attacks and air travel decreased upon its reopening, leading to a nearly 20% cutback in air travel capacity, and exacerbating financial problems in the struggling U.S. airline industry.[289]

U.S. deficit and debt increases 2001–08

The September 11 attacks also led to the U.S. wars in Afghanistan and Iraq,[290] as well as additional homeland security spending, totaling at least $5 trillion.[291]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

The impact of 9/11 extends beyond geopolitics into society and culture in general. Immediate responses to 9/11 included greater focus on home life and time spent with family, higher church attendance, and increased expressions of patriotism such as the flying of flags.[292] The radio industry responded by removing certain songs from playlists, and the attacks have subsequently been used as background, narrative or thematic elements in film, television, music and literature. Already-running television shows as well as programs developed after 9/11 have reflected post-9/11 cultural concerns.[293] 9/11 conspiracy theories have become social phenomena, despite lack of support from expert scientists, engineers, and historians.[294] 9/11 has also had a major impact on the religious faith of many individuals; for some it strengthened, to find consolation to cope with the loss of loved ones and overcome their grief; others started to question their faith or lost it entirely, because they could not reconcile it with their view of religion.[295][296]

The culture of America succeeding the attacks is noted for heightened security and an increased demand thereof, as well as paranoia and anxiety regarding future terrorist attacks that includes most of the nation. Psychologists have also confirmed that there has been an increased amount of national anxiety in commercial air travel.[297]

Các chính sách về khủng bố[sửa | sửa mã nguồn]

As a result of the attacks, many governments across the world passed legislation to combat terrorism.[298] In Germany, where several of the 9/11 terrorists had resided and taken advantage of that country's liberal asylum policies, two major anti-terrorism packages were enacted. The first removed legal loopholes that permitted terrorists to live and raise money in Germany. The second addressed the effectiveness and communication of intelligence and law enforcement.[299] Canada passed the Canadian Anti-Terrorism Act, that nation's first anti-terrorism law.[300] The United Kingdom passed the Anti-terrorism, Crime and Security Act 2001 and the Prevention of Terrorism Act 2005.[301][302] New Zealand enacted the Terrorism Suppression Act 2002.[303]

In the United States, the Department of Homeland Security was created by the Homeland Security Act to coordinate domestic anti-terrorism efforts. The USA Patriot Act gave the federal government greater powers, including the authority to detain foreign terror suspects for a week without charge, to monitor telephone communications, e-mail, and Internet use by terror suspects, and to prosecute suspected terrorists without time restrictions. The FAA ordered that airplane cockpits be reinforced to prevent terrorists gaining control of planes, and assigned sky marshals to flights. Further, the Aviation and Transportation Security Act made the federal government, rather than airports, responsible for airport security. The law created the Transportation Security Administration to inspect passengers and luggage, causing long delays and concern over passenger privacy.[304] After suspected abuses of the USA Patriot Act were brought to light in June 2013 with articles about collection of American call records by the NSA and the PRISM program (see 2013 mass surveillance disclosures), Representative Jim Sensenbrenner, Republican of Wisconsin, who introduced the Patriot Act in 2001, said that the National Security Agency overstepped its bounds.[305][306]

Điều tra[sửa | sửa mã nguồn]

FBI[sửa | sửa mã nguồn]

Immediately after the attacks, the Federal Bureau of Investigation started PENTTBOM, the largest criminal inquiry in the history of the United States. At its height, more than half of the FBI's agents worked on the investigation and followed a half-million leads.[307] The FBI concluded that there was "clear and irrefutable" evidence linking al-Qaeda and bin Laden to the attacks.[308]

A head shot of a man in his thirties looking expressionless toward the camera
Mohamed Atta, an Egyptian national, was the ringleader of the hijackers.

The FBI was quickly able to identify the hijackers, including leader Mohamed Atta, when his luggage was discovered at Boston's Logan Airport. Atta had been forced to check two of his three bags due to space limitations on the 19-seat commuter flight he took to Boston.[309] Due to a new policy instituted to prevent flight delays, the luggage failed to make it aboard American Airlines Flight 11 as planned. The luggage contained the hijackers' names, assignments and al-Qaeda connections. "It had all these Arab-language (sic) papers that amounted to the Rosetta stone of the investigation", said one FBI agent.[310] Within hours of the attacks, the FBI released the names and in many cases the personal details of the suspected pilots and hijackers.[311][312] On September 27, 2001, they released photos of all 19 hijackers, along with information about possible nationalities and aliases.[313] Fifteen of the men were from Saudi Arabia, two from the United Arab Emirates, one from Egypt, and one from Lebanon.[314]

By midday, the U.S. National Security Agency and German intelligence agencies had intercepted communications pointing to Osama bin Laden.[315] Two of the hijackers were known to have travelled with a bin Laden associate to Malaysia in 2000[316] and hijacker Mohammed Atta had previously gone to Afghanistan.[317] He and others were part of a terrorist cell in Hamburg.[318] One of the members of the Hamburg cell was discovered to have been in communication with Khalid Sheik Mohammed who was identified as a member of al-Qaeda.[319]

Authorities in the United States and Britain also obtained electronic intercepts, including telephone conversations and electronic bank transfers, which indicate that Mohammed Atef, a bin Laden deputy, was a key figure in the planning of the 9/11 attacks. Intercepts were also obtained that revealed conversations that took place days before September 11 between bin Laden and an associate in Pakistan. In those conversations, the two referred to "an incident that would take place in America on, or around, September 11" and they discussed potential repercussions. In another conversation with an associate in Afghanistan, bin Laden discussed the "scale and effects of a forthcoming operation." These conversations did not specifically mention the World Trade Center or Pentagon, or other specifics.[320]

Origins of the 19 hijackers
Nationality Number
Saudi Arabia
15
United Arab Emirates
2
Egypt
1
Lebanon
1

CIA[sửa | sửa mã nguồn]

The Inspector General of the Central Intelligence Agency (CIA) conducted an internal review of the agency's pre-9/11 performance and was harshly critical of senior CIA officials for not doing everything possible to confront terrorism. He criticized their failure to stop two of the 9/11 hijackers, Nawaf al-Hazmi and Khalid al-Mihdhar, as they entered the United States and their failure to share information on the two men with the FBI.[321] In May 2007, senators from both major U.S. political parties drafted legislation to make the review public. One of the backers, Senator Ron Wyden said, "The American people have a right to know what the Central Intelligence Agency was doing in those critical months before 9/11."[322]

Congressional inquiry[sửa | sửa mã nguồn]

In February 2002 the Senate Select Committee on Intelligence and the House Permanent Select Committee on Intelligence formed a joint inquiry into the performance of the U.S. Intelligence Community.[323] Their 832 page report released in December 2002[324] detailed failings of the FBI and CIA to use available information, including about terrorists the CIA knew were in the United States, in order to disrupt the plots.[325] The joint inquiry developed its information about possible involvement of Saudi Arabian government officials from non-classified sources.[326] Nevertheless, the Bush administration demanded 28 related pages remain classified.[325] In December 2002 the inquiry's chair Bob Graham (D-FL) revealed in an interview that there was "evidence that there were foreign governments involved in facilitating the activities of at least some of the terrorists in the United States."[327] September 11 victim families were frustrated by the unanswered questions and redacted material from the Congressional inquiry and demanded an independent commission.[325] September 11 victim families,[328] members of congress[329][330] and the Saudi Arabian government are still seeking release of the documents.[331][332] In June 2016, CIA chief John Brennan says that he believes 28 redacted pages of a congressional inquiry into 9/11 will soon be made public, and that they will prove that the government of Saudi Arabia had no involvement in the September 11 attacks.[333]

In September 2016, the Congress passed the Justice Against Sponsors of Terrorism Act that would allow relatives of victims of the September 11 attacks to sue Saudi Arabia for its government's alleged role in the attacks.[334][335][336]

Ủy ban 11/9[sửa | sửa mã nguồn]

The National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States (9/11 Commission), chaired by Thomas Kean and Lee H. Hamilton, was formed in late 2002 to prepare a thorough account of the circumstances surrounding the attacks, including preparedness for and the immediate response to the attacks.[337] On July 22, 2004, the Commission issued the 9/11 Commission Report. The report detailed the events of 9/11, found the attacks were carried out by members of al-Qaeda, and examined how security and intelligence agencies were inadequately coordinated to prevent the attacks. Formed from an independent bipartisan group of mostly former Senators, Representatives, and Governors, the commissioners explained, "We believe the 9/11 attacks revealed four kinds of failures: in imagination, policy, capabilities, and management".[338] The Commission made numerous recommendations on how to prevent future attacks, and in 2011 was dismayed that several of its recommendations had yet to be implemented.[339]

National Institute of Standards and Technology[sửa | sửa mã nguồn]

The exterior support columns from the lower level of the south tower remained standing after the building collapsed.

The U.S. National Institute of Standards and Technology (NIST) investigated the collapses of the Twin Towers and 7 WTC. The investigations examined why the buildings collapsed and what fire protection measures were in place, and evaluated how fire protection systems might be improved in future construction.[340] The investigation into the collapse of 1 WTC and 2 WTC was concluded in October 2005 and that of 7 WTC was completed in August 2008.[341]

NIST found that the fireproofing on the Twin Towers' steel infrastructures was blown off by the initial impact of the planes and that, had this not occurred, the towers likely would have remained standing.[342] A 2007 study of the north tower's collapse published by researchers of Purdue University determined that, since the plane's impact had stripped off much of the structure's thermal insulation, the heat from a typical office fire would have softened and weakened the exposed girders and columns enough to initiate the collapse regardless of the number of columns cut or damaged by the impact.[343][344]

The director of the original investigation stated that, "the towers really did amazingly well. The terrorist aircraft didn't bring the buildings down; it was the fire which followed. It was proven that you could take out two thirds of the columns in a tower and the building would still stand."[345] The fires weakened the trusses supporting the floors, making the floors sag. The sagging floors pulled on the exterior steel columns causing the exterior columns to bow inward. With the damage to the core columns, the buckling exterior columns could no longer support the buildings, causing them to collapse. Additionally, the report found the towers' stairwells were not adequately reinforced to provide adequate emergency escape for people above the impact zones.[346] NIST concluded that uncontrolled fires in 7 WTC caused floor beams and girders to heat and subsequently "caused a critical support column to fail, initiating a fire-induced progressive collapse that brought the building down".[341]

Tái thiết[sửa | sửa mã nguồn]

Rebuilt One World Trade Center nearing completion in July 2013

On the day of the attacks, New York City mayor Rudy Giuliani stated: "We will rebuild. We're going to come out of this stronger than before, politically stronger, economically stronger. The skyline will be made whole again."[347]

The damaged section of the Pentagon was rebuilt and occupied within a year of the attacks.[348] The temporary World Trade Center PATH station opened in late 2003 and construction of the new 7 World Trade Center was completed in 2006. Work on rebuilding the main World Trade Center site was delayed until late 2006 when leaseholder Larry Silverstein and the Port Authority of New York and New Jersey agreed on financing.[349] The construction of One World Trade Center began on April 27, 2006, and reached its full height on May 20, 2013. The spire was installed atop the building at that date, putting 1 WTC's height at 1,776 feet (541 m) and thus claiming the title of the tallest building in the Western Hemisphere.[350] One WTC finished construction and opened on November 3, 2014.[6][351]

On the World Trade Center site, three more office towers are expected to be built one block east of where the original towers stood. Construction has begun on all three of these towers.[352]

Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]

The Tribute in Light on September 11, 2014, on the thirteenth anniversary of the attacks, seen from Bayonne, New Jersey. The tallest building in the picture is the new One World Trade Center.

In the days immediately following the attacks, many memorials and vigils were held around the world, and photographs of the dead and missing were posted around Ground Zero. A witness described being unable to "get away from faces of innocent victims who were killed. Their pictures are everywhere, on phone booths, street lights, walls of subway stations. Everything reminded me of a huge funeral, people quiet and sad, but also very nice. Before, New York gave me a cold feeling; now people were reaching out to help each other."[353]

One of the first memorials was the Tribute in Light, an installation of 88 searchlights at the footprints of the World Trade Center towers.[354] In New York, the World Trade Center Site Memorial Competition was held to design an appropriate memorial on the site.[355] The winning design, Reflecting Absence, was selected in August 2006, and consists of a pair of reflecting pools in the footprints of the towers, surrounded by a list of the victims' names in an underground memorial space.[356]

The Pentagon Memorial was completed and opened to the public on the seventh anniversary of the attacks in 2008.[357][358] It consists of a landscaped park with 184 benches facing the Pentagon.[359] When the Pentagon was repaired in 2001–2002, a private chapel and indoor memorial were included, located at the spot where Flight 77 crashed into the building.[360]

In Shanksville, a permanent Flight 93 National Memorial is planned to include a sculpted grove of trees forming a circle around the crash site, bisected by the plane's path, while wind chimes will bear the names of the victims.[361] A temporary memorial is located 500 thước Anh (457 m) from the crash site.[362] New York City firefighters donated a cross made of steel from the World Trade Center and mounted on top of a platform shaped like the Pentagon.[363] It was installed outside the firehouse on August 25, 2008.[364] Many other permanent memorials are elsewhere. Scholarships and charities have been established by the victims' families, and by many other organizations and private figures.[365]

On every anniversary, in New York City, the names of the victims who died there are read out against a background of somber music. The President of the United States attends a memorial service at the Pentagon,[366] and asks Americans to observe Patriot Day with a moment of silence. Smaller services are held in Shanksville, Pennsylvania, which are usually attended by the President's spouse.

See also[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cách gọi "9/11" được phát âm trong tiếng Anh là "nine eleven". Dấu gạch chéo không cần phải phát âm. Tên gọi này được sử dụng thường xuyên trong cả tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ, cho dù cách gọi ngày khác nhau.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Bin Laden claims responsibility for 9/11”. CBC News. 29 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011. Al-Qaeda leader Osama bin Laden appeared in a new message aired on an Arabic TV station Friday night, for the first time claiming direct responsibility for the 2001 attacks against the United States.
  2. ^ “How much did the September 11 terrorist attack cost America?”. 2004. Institute for the Analysis of Global Security. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ a b Matthew J. Morgan (4 tháng 8 năm 2009). The Impact of 9/11 on Politics and War: The Day that Changed Everything?. Palgrave Macmillan. tr. 222. ISBN 0-230-60763-2.
  4. ^ Carter, Shan; Cox, A. “One 9/11 Tally: $3.3 Trillion”. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ Congress. Congressional Record, Vol. 148, Pt. 7, May 23, 2002 to June 12, 2002. Government Printing Office. tr. 9909. ISBN 978-0-16-076125-6. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ a b Moore, Jack (3 tháng 11 năm 2014). “World Trade Center Re-opens as Tallest Building in America”. International Business Times. One World Trade Center. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ Smith, Aaron (3 tháng 11 năm 2014). “One World Trade Center opens today”. CNN Money. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Al-Qaeda's origins and links”. BBC News. 20 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  9. ^ Gunaratna (2002), pp. 23–33.
  10. ^ “Bin Laden's fatwā (1996)”. PBS. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  11. ^ a b c d “Al Qaeda's Second Fatwa”. PBS NewsHour. Public Broadcasting Service. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  12. ^ “Pakistan inquiry orders Bin Laden family to remain”. BBC. 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  13. ^ a b “Full transcript of bin Laden's speech”. Al Jazeera. 2 tháng 11 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  14. ^ “Pakistan to Demand Taliban Give Up Bin Laden as Iran Seals Afghan Border”. Fox News Channel. 16 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  15. ^ “Bin Laden on tape: Attacks 'benefited Islam greatly'. CNN. 14 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013. Reveling in the details of the fatal attacks, bin Laden brags in Arabic that he knew about them beforehand and says the destruction went beyond his hopes. He says the attacks "benefited Islam greatly". Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  16. ^ “Transcript: Bin Laden video excerpts”. BBC News. 27 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  17. ^ Michael, Maggie (29 tháng 10 năm 2004). “Bin Laden, in statement to U.S. people, says he ordered Sept. 11 attacks”. SignOnSanDiego.com. Associated Press. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  18. ^ “Al-Jazeera: Bin Laden tape obtained in Pakistan”. MSNBC. 30 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  19. ^ “Bin Laden 9/11 planning video aired”. CBC News. 7 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  20. ^ Clewley, Robin (27 tháng 9 năm 2001). “How Osama Cracked FBI's Top 10”. Wired. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  21. ^ “USAMA BIN LADEN”. FBI Ten Most Wanted Fugitive. Federal Bureau of Investigation. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2011.
  22. ^ Baker, Peter; Cooper, Helene (1 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden Is Dead, President Obama Says”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  23. ^ Cooper, Helene (1 tháng 5 năm 2011). “Obama Announces Killing of Osama bin Laden”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  24. ^ 'We left out nuclear targets, for now'. The Guardian. London. 4 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011. Yosri Fouda of the Arabic television channel al-Jazeera is the only journalist to have interviewed Khalid Sheikh Mohammed, the al-Qaeda military commander arrested at the weekend. Here he describes the two-day encounter with him and his fellow organiser of September 11, Ramzi bin al- Shibh: […] Summoning every thread of experience and courage, I looked Khalid in the eye and asked: 'Did you do it?' The reference to September 11 was implicit. Khalid responded with little fanfare: 'I am the head of the al-Qaeda military committee,' he began, 'and Ramzi is the coordinator of the Holy Tuesday operation. And yes, we did it.'
  25. ^ Leonard, Tom; Spillius, Alex (10 tháng 10 năm 2008). “Alleged 9/11 mastermind wants to confess to plot”. London: Telegraph. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  26. ^ a b “September 11 suspect 'confesses'. Al Jazeera. 15 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  27. ^ 9/11 Commission Report (2004), p. 147.
  28. ^ “White House power grabs”. The Washington Times. 26 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  29. ^ Van Voris, Bob; Hurtado, Patricia (4 tháng 4 năm 2011). “Khalid Sheikh Mohammed Terror Indictment Unsealed, Dismissed”. BusinessWeek. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  30. ^ Shannon, Elaine; Weisskopf, Michael (24 tháng 3 năm 2003). “Khalid Sheikh Mohammed Names Names”. TIME. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  31. ^ Nichols, Michelle (8 tháng 5 năm 2008). “US judge orders CIA to turn over 'torture' memo-ACLU”. Reuters. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  32. ^ “Key 9/11 suspect 'admits guilt'. BBC News. 15 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  33. ^ “Substitution for Testimony of Khalid Sheikh Mohammed” (PDF). United States District Court for the Eastern District of Virginia. 2006. tr. 24. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  34. ^ “Spain jails 18 al-Qaeda operatives”. The Age. Melbourne. 27 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  35. ^ Naughton, Philippe (1 tháng 6 năm 2006). “Spanish court quashes 9/11 conviction”. The Times. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  36. ^ Summers and Swan (2011), p. 489n.
  37. ^ Youssef, Maamoun (24 tháng 5 năm 2006). “Bin Laden: Moussaoui Not Linked to 9/11”. Washington Post. Associated Press.
  38. ^ Summers and Swan (2011), p. 542n.
  39. ^ “The Hamburg connection”. BBC News. 19 tháng 8 năm 2005.
  40. ^ "Chapter of the 9/11 Commission Report detailing the history of the Hamburg Cell Lưu trữ tháng 8 16, 2009 tại Wayback Machine". 9/11 Commission.
  41. ^ Gunarathna, pp. 61–62.
  42. ^ bin Laden, Osama (24 tháng 11 năm 2002). “Full text: bin Laden's 'letter to America'. The Observer. London. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  43. ^ a b * Mearsheimer (2007), p. 67.
    • Kushner (2003), p. 389.
    • Murdico (2003), p. 64.
    • Kelley (2006), p. 207.
    • Ibrahim (2007), p. 276.
    • Berner (2007), p. 80.
  44. ^ Plotz, David (2001) What Does Osama Bin Laden Want? Lưu trữ tháng 11 15, 2016 tại Wayback Machine, Slate
  45. ^ * Plotz, David (2001) What Does Osama Bin Laden Want?, Slate
  46. ^ * “Full transcript of bin Ladin's speech”. aljazeera. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  47. ^ “Full transcript of bin Laden's "Letter to America". The Guardian. London. 24 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  48. ^ bin Laden, Osama. “Full transcript of bin Ladin's speech”. Al Jazeera. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. So I shall talk to you about the story behind those events and shall tell you truthfully about the moments in which the decision was taken, for you to consider
  49. ^ Bergen (2001), p. 3.
  50. ^ a b c “1998 Al Qaeda fatwā”. Fas.org. 23 tháng 2 năm 1998. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  51. ^ a b Yusufzai, Rahimullah (26 tháng 9 năm 2001). “Face to face with Osama”. The Guardian. London. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  52. ^ Pape, Robert A. (2005). Dying to Win: The Strategic Logic of Suicide Terrorism. New York: Random House. ISBN 0-8129-7338-0.
  53. ^ Xem thêm fatwā của Al-Qaeda năm 1998: "The ruling to kill the Americans and their allies – civilians and military – is an individual duty for every Muslim who can do it in any country in which it is possible to do it, in order to liberate the al-Aqsa Mosque and the holy mosque [Mecca] from their grip, and in order for their armies to move out of all the lands of Islam, defeated and unable to threaten any Muslim." Trích từ “Al Qaeda's Second Fatwa”. PBS NewsHour. Public Broadcasting Service. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  54. ^ Summers and Swan (2011), pp. 211, 506n.
  55. ^ Lawrence (2005), p. 239.
  56. ^ “Full transcript of bin Ladin's speech”. Al Jazeera. 4 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016.
  57. ^ Trong một buổi phát sóng được ghi lại tháng 1 năm 2010, Bin Laden nói "Các vụ tấn công chống lại các người [Hoa Kỳ] sẽ còn tiếp tục chừng nào Hoa Kỳ còn tiếp tục hỗ trợ Israel. … Thông điệp này được gửi tới các người nhờ nỗ lực của người anh hùng Nigeria Umar Farouk Abdulmutallab là lời khẳng định thông điệp trước đó được những người anh hùng 11 tháng 9 gửi tới". Trích từ "Bin Laden: Attacks on U.S. to go on as long as it supports Israel" Lưu trữ tháng 12 16, 2016 tại Wayback Machine, in Haaretz.com
  58. ^ Rockmore, Tom (21 tháng 4 năm 2011). Before and After 9/11: A Philosophical Examination of Globalization, Terror. ISBN 978-1-4411-1892-9. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011.
  59. ^ Bernard Lewis, 2004. In Bernard Lewis's 2004 book The Crisis of Islam: Holy War and Unholy Terror, he argues that animosity toward the West is best understood with the decline of the once powerful Ottoman empire, compounded by the import of western ideas — Arab socialism, Arab liberalism and Arab secularism. During the past three centuries, according to this interpretation, the Islamic world has lost its dominance and its position of leadership in the world, and has fallen behind both the modern West and the rapidly modernizing Orient. The resulting widening gap poses increasingly severe problems, both practical and emotional, for which the rulers, thinkers, and rebels of Islam have not yet found effective answers.
  60. ^ In an essay titled "The spirit of terrorism", Jean Baudrillard described 9/11 as the first global event that "questions the very process of globalization". Baudrillard. “The spirit of terrorism”. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  61. ^ In an essay entitled "Somebody Else's Civil War", Michael Scott Doran argues the attacks are best understood as part of a religious conflict within the Muslim world and that Bin Laden's followers "consider themselves an island of true believers surrounded by a sea of iniquity". Hoping that U.S. retaliation would unite the faithful against the West, bin Laden sought to spark revolutions in Arab nations and elsewhere. Doran argues the Osama bin Laden videos attempt to provoke a visceral reaction in the Middle East and ensure that Muslim citizens would react as violently as possible to an increase in U.S. involvement in their region. (“Somebody Else's Civil War”. Foreign Affairs. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009. Reprinted in Hoge, James F.; Rose, Gideon (2005). Understanding the War on Terror. New York: Norton. tr. 72–75. ISBN 978-0-87609-347-4.)
  62. ^ In The Osama bin Laden I Know, Peter Bergen argues the attacks were part of a plan to cause the United States to increase its military and cultural presence in the Middle East, thereby forcing Muslims to confront the idea of a non-Muslim government and to eventually establish conservative Islamic governments in the region.(Bergen (2006), p. 229.)
  63. ^ “Suspect 'reveals 9/11 planning'. BBC News. 22 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  64. ^ a b c d 9/11 Commission Report, Chapter 5, pp ??
  65. ^ Lichtblau, Eric (20 tháng 3 năm 2003). “Bin Laden Chose 9/11 Targets, Al Qaeda Leader Says”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  66. ^ Wright (2006), p. 308.
  67. ^ Bergen (2006), p. 283.
  68. ^ Wright (2006), pp. 309–15.
  69. ^ McDermott (2005), pp. 191–92.
  70. ^ Bernstein, Richard (10 tháng 9 năm 2002). “On Path to the U.S. Skies, Plot Leader Met bin Laden”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  71. ^ Wright (2006), pp. 304–07.
  72. ^ Wright (2006), p. 302.
  73. ^ Jessee 2006, tr. 371.
  74. ^ a b c d e f “9/11 commission staff statement No. 16” (PDF). 9/11 Commission. 16 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  75. ^ “Staff Monograph on 9/11 and Terrorist Travel” (PDF). 9/11 Commission. 2004. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  76. ^ Irujo, Jose María (21 tháng 3 năm 2004). “Atta recibió en Tarragona joyas para que los miembros del 'comando' del 11-S se hiciesen pasar por ricos saudíes” (bằng tiếng Tây Ban Nha). elpais.com. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  77. ^ “Entry of the 9/11 Hijackers into the United States Staff Statement No. 1” (PDF). National Commission on Terrorist Attacks Upon The United States: 2. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  78. ^ Wright 2006, tr. 310-312.
  79. ^ Clarke 2004, tr. 235-236.
  80. ^ Wright 2006, tr. 344.
  81. ^ Clarke 2004, tr. 236-237.
  82. ^ Clarke 2004, tr. 242-243.
  83. ^ Wright 2006, tr. 340.
  84. ^ Wright 2006, tr. 340-343.
  85. ^ Wright 2006, tr. 352-353.
  86. ^ Wright 2006, tr. 350.
  87. ^ Yitzhak 2016, tr. 218.
  88. ^ “THE OSAMA BIN LADEN FILE: National Security Archive Electronic Briefing Book No. 343”. The National Security Archive. The National Security Archive. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016.
  89. ^ Wright 2006, tr. 350-351.
  90. ^ Wright 2006, tr. 342-343.
  91. ^ Javorsek và đồng nghiệp 2015, tr. 742.
  92. ^ Clarke 2004, tr. 238.
  93. ^ a b c 9/11 Commission Report, pp. 4–14.
  94. ^ a b “The Attack Looms”. 9/11 Commission Report. National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States. 2004. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  95. ^ Hãy xem ví dụ bản tin của CNN: “Breaking News Videos from CNN.com”. CNN.
  96. ^ Jones, Jonathan. “The 9/11 attack seen from space – an image of impotence”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Không cho phép mã đánh dấu trong: |newspaper= (trợ giúp)
  97. ^ “Flight Path Study – American Airlines Flight 11” (PDF). National Transportation Safety Board. 19 tháng 2 năm 2002.
  98. ^ “Flight Path Study – United Airlines Flight 175” (PDF). National Transportation Safety Board. 19 tháng 2 năm 2002.
  99. ^ “Flight Path Study – American Airlines Flight 77” (PDF). National Transportation Safety Board. 19 tháng 2 năm 2002.
  100. ^ Snyder, David (19 tháng 4 năm 2002). “Families Hear Flight 93's Final Moments”. The Washington Post. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  101. ^ “Text of Flight 93 Recording”. Fox News. 12 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
  102. ^ “The Flight 93 Story”. National Park Service. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2011.
  103. ^ McKinnon, Jim (16 tháng 9 năm 2001). “The phone line from Flight 93 was still open when a GTE operator heard Todd Beamer say: 'Are you guys ready? Let's roll'. Pittsburgh Post-Gazette. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2011.
  104. ^ “Relatives wait for news as rescuers dig”. CNN. 13 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
  105. ^ Summers and Swan (2011), pp. 58, 463n, 476n.
  106. ^ Wilgoren, Jodi and Edward Wong (13 tháng 9 năm 2001). “On Doomed Flight, Passengers Vowed To Perish Fighting”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  107. ^ Serrano, Richard A. (11 tháng 4 năm 2006). “Moussaoui Jury Hears the Panic From 9/11”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  108. ^ Goo, Sara Kehaulani; Eggen, Dan (28 tháng 1 năm 2004). “Hijackers used Mace, knives to take over airplanes”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  109. ^ Ahlers, Mike M. (27 tháng 1 năm 2004). “9/11 panel: Hijackers may have had utility knives”. CBS News. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  110. ^ “Encore Presentation: Barbara Olson Remembered”. Larry King Live. CNN. 6 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  111. ^ “National Commission Upon Terrorist Attacks in the United States”. National Commission Upon Terrorist Attacks in the United States. 27 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008.
  112. ^ Summers and Swan (2011), p. 343.
  113. ^ a b c Miller, Bill (1 tháng 5 năm 2002). “Skyscraper Protection Might Not Be Feasible, Federal Engineers Say”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013.
  114. ^ World Trade Center Building Performance Study, Ch. 5 WTC 7 – section 5.5.4
  115. ^ Final Report on the Collapse of World Trade Center Building 7, p. xxxvii.
  116. ^ “Flight 77, Video 2”. Judicial Watch. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012.
  117. ^ “Chapter 1: "We have some planes" (PDF). 9/11 Commission Report. 22 tháng 7 năm 2004.
  118. ^ “Profiles of 9/11 – About 9/11”. The Biography Channel. A&E Television Networks. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  119. ^ Miller, Mark (26 tháng 8 năm 2002). “Three hours that shook America: A chronology of chaos”. Broadcasting & Cable. Reed Business Information. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  120. ^ Adams, Marilyn; Levin, Alan and Morrison, Blake (13 tháng 8 năm 2002). “Part II: No one was sure if hijackers were on board”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  121. ^ Fouda and Fielding (2004), pp. 158–9.
  122. ^ a b Summers and Swan (2011), p. 323.
  123. ^ “Al-Qaeda 'plotted nuclear attacks'. BBC News. 8 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  124. ^ “Winnipegger heads to NY for 9/11 memorial”. CBC News. 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2013. A total of 2,996 people died: 19 hijackers and 2,977 victims.
  125. ^ a b “Accused 9/11 plotter Khalid Sheikh Mohammed faces New York trial”. CNN. 13 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  126. ^ “First video of Pentagon 9/11 attack released”. CNN. 16 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  127. ^ Stone, Andrea (20 tháng 8 năm 2002). “Military's aid and comfort ease 9/11 survivors' burden”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  128. ^ September 11 Memorial Lưu trữ tháng 3 26, 2016 tại Wayback Machine
  129. ^ Beveridge, Andrew. “9/11/01-02: A Demographic Portrait of the Victims In 10048”. Gotham Gazette. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  130. ^ U.S. Department of State. “A list of the countries whose citizens died as a result of the attacks on September 11, 2001” (PDF). U.S. Department of State, Office of International Information Programs. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  131. ^ “National Commission on Terrorist Attacks upon the United States”. U.S. Congress. 21 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2006.
  132. ^ Goldberg et al., pp. 208–212.
  133. ^ “September 11, 2001 Pentagon Victims”. patriotresource.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  134. ^ “Remembering the Lost”. Timothy J. Maude, Lieutenant General, United States Army. Arlington National Cemetery. 22 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2001.
  135. ^ a b c Sunder (2005), p. 48.
  136. ^ National Commission on Terrorist Attacks (22 tháng 7 năm 2004). The 9/11 Commission Report (first edition) (PDF). W. W. Norton & Company. tr. 294. ISBN 0-393-32671-3. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  137. ^ Sunder (2005), p. 46.
  138. ^ Cauchon, Dennis; Moore, Martha (2 tháng 9 năm 2002). “Desperation forced a horrific decision”. USATODAY. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  139. ^ Paltrow, Scot. “Could Helicopters Have Saved People From the Top of the Trade Center?”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2017.
  140. ^ “Poor Info Hindered 9/11 Rescue”. CBS News. 18 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  141. ^ “THE UNOFFICIAL HOME PAGE OF FDNY”.
  142. ^ “Post-9/11 report recommends police, fire response changes”. USA Today. Associated Press. 19 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  143. ^ “Police back on day-to-day beat after 9/11 nightmare”. CNN. 21 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  144. ^ “EMT & Paramedics”.
  145. ^ “Cantor rebuilds after 9/11 losses”. BBC. 4 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  146. ^ “Marsh & McLennan Companies 9/11 Memorial”. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011.
  147. ^ “Milestones of Marsh & McLennan Companies”. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011.
  148. ^ Siegel, Aaron (11 tháng 9 năm 2007). “Industry honors fallen on 9/11 anniversary”. InvestmentNews. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  149. ^ Averill (2005), chapter "Occupant Behavior, Egress, and Emergency Communications", pp ??
  150. ^ Dwyer and Flynn (2005), p. 266.
  151. ^ Dwyer, Jim; và đồng nghiệp (26 tháng 5 năm 2002). “Last Words at the Trade Center; Fighting to Live as the Towers Die”. New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  152. ^ “Alleged 9/11 Plotters Face Trial Blocks From WTC Site”. WIBW. 13 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  153. ^ “American Airlines Flight 11”. CNN. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  154. ^ “United Airlines Flight 175”. CNN. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  155. ^ “Pentagon”. CNN. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  156. ^ “American Airlines Flight 77”. CNN. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  157. ^ Roddy, Dennis B. (tháng 10 năm 2001). “Flight 93: Forty lives, one destiny”. Pittsburgh Post-Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  158. ^ “Source: Hijacking suspects linked to Afghanistan”. CNN. 30 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  159. ^ “Ground Zero Forensic Work Ends”. CBS News. 23 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  160. ^ Andrade, Mariano (25 tháng 8 năm 2011). “Scientists still struggle to identify 9/11 remains”. Discovery News. Agence France Presse. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2011.
  161. ^ Lemre, Jonathan (24 tháng 8 năm 2011). “Remains of WTC worker Ernest James, 40, ID'd ten years after 9/11”. New York Daily News. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  162. ^ a b Cuza, Bobby (11 tháng 6 năm 2011). “9/11 A Decade Later: DNA Matching Efforts To Continue At WTC Site”. NY1. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2011.
  163. ^ “Mom of 9/11 victim: Identified remains 'finally put everything to rest'. CNN. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  164. ^ a b “World Trade Center Building Performance Study”. FEMA. tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  165. ^ a b Summers and Swan (2011), p. 75.
  166. ^ Chaban, Matt (9 tháng 2 năm 2011). “130 Liberty Finally Gone from Ground Zero”. The New York Observer. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  167. ^ World Trade Center Building Performance Study – Bankers Trust Building, pp ??
  168. ^ “The Deutsche Bank Building at 130 Liberty Street”. Lower Manhattan Construction Command Center. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  169. ^ “Lower Manhattan – Fiterman Hall”. LowerManhattan.info. 1 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  170. ^ “Verizon Building Restoration”. New York Construction (McGraw Hill). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  171. ^ World Trade Center Building Performance Study – Peripheral Buildings, pp. ??
  172. ^ Bloomfield, Larry (1 tháng 10 năm 2001). “New York broadcasters rebuild”. Broadcast Engineering. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  173. ^ The Pentagon Building Performance Report, pp. ??
  174. ^ Flight Path Study – American Airlines Flight 77, pp. ??
  175. ^ American Airlines Flight 77 FDR Report, pp. ??
  176. ^ a b Goldberg (2007), p. 17.
  177. ^ Maclean, John N (1 tháng 6 năm 2008). “America Under Attack: A chronicle of chaos and heroism at the Pentagon”. The Washington Post. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  178. ^ a b McKinsey Report, "Emergency Medical Service response", pp. ??
  179. ^ a b McKinsey Report, "Executive Summary", pp. ??
  180. ^ McKinsey Report, Exhibit 7, "Fire Apparatus Deployment on September 11"
  181. ^ a b Alavosius and Rodriquez (2005), pp. 666–680.
  182. ^ McKinsey Report, "NYPD", pp. ??
  183. ^ “Ceremony closes 'Ground Zero' cleanup”. CNN. 30 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  184. ^ Feinberg, Kenneth (tháng 6 năm 2012). Who Gets What: Fair Compensation after Tragedy and Financial Upheaval. New York City: PublicAffairs. ISBN 9781586489779.
  185. ^ Feinberg, Kenneth. What is Life Worth?: The Unprecedented Effort to Compensate the Victims of 9/11 (2005), Perseus Books Group.
  186. ^ a b c d “We Have Some Planes” (PDF). The 911 Commission Report. 911 Commission. tr. 20–42. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  187. ^ “Cheney: Order To Shoot Down Hijacked 9/11 Planes 'Necessary'. Fox News. 4 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  188. ^ Schrader, Esther (18 tháng 6 năm 2004). “Cheney Gave Order to Shoot Down Jets”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  189. ^ Greer, Gordon (2005). What Price Security?. iUniverse, Inc. tr. 73. ISBN 0-595-35792-X. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  190. ^ Hendrix, Steve (8 tháng 9 năm 2011). “F-16 pilot was ready to give her life on Sept. 11”. The Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  191. ^ Flight Data Center (13 tháng 4 năm 2007). “NOTAMs/Flight Restrictions in Effect on 9/13/01” (PDF). Federal Bureau of Investigation. tr. 15ff.
  192. ^ a b “Wartime”. National Commission on Terrorists Attacks upon the United States. U.S. Congress. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  193. ^ “Actions taken following September 11 terrorist attacks” (Thông cáo báo chí). Transport Canada. 11 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  194. ^ Stein, Howard F. (2003). “Days of Awe: September 11, 2001 and its Cultural Psychodynamics”. Journal for the Psychoanalysis of Culture and Society. Columbus, OH: Ohio State University Press. 8 (2): 187–199. doi:10.1353/psy.2003.0047.
  195. ^ “Asthma Rates Up Among Ground Zero Workers”. CBS News. Associated Press. 10 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2013.
  196. ^ Glynn, Simone A.; Busch, MP; Schreiber, GB; Murphy, EL; Wright, DJ; Tu, Y; Kleinman, SH; Nhlbi Reds Study, Group (2003). “Effect of a National Disaster on Blood Supply and Safety: The September 11 Experience”. Journal of the American Medical Association. 289 (17): 2246–2253. doi:10.1001/jama.289.17.2246. PMID 12734136.
  197. ^ “Red Cross Woes”. PBS. 19 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  198. ^ Coates, S.; Schechter, D. (2004). “Preschoolers' traumatic stress post-9/11: Relational and developmental perspectives”. Psychiatric Clinics of North America. 27 (3): 473–489. doi:10.1016/j.psc.2004.03.006. PMID 15325488.
  199. ^ Schechter DS, Coates SW, First E (2002). Observations of acute reactions of young children and their families to the World Trade Center attacks. Journal of ZERO-TO-THREE: National Center for Infants, Toddlers, and Families, 22(3), 9–13.
  200. ^ Coates SW, Rosenthal J, Schechter DS—Eds. (2003). September 11: Trauma and Human Bonds. New York: Taylor and Francis, Inc.
  201. ^ Klein, T. P.; Devoe, E. R.; Miranda-Julian, C.; Linas, K. (2009). “Young children's responses to September 11th: The New York City experience”. Infant Mental Health Journal. 30: 1. doi:10.1002/imhj.20200.
  202. ^ “Presidential Approval Ratings – George W. Bush”. Gallup. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  203. ^ Pooley, Eric (31 tháng 12 năm 2001). “Mayor of the World”. Person of the Year 2001. Time Magazine. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  204. ^ Barrett, Devlin (23 tháng 12 năm 2003). “9/11 Fund Deadline Passes”. CBS News. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  205. ^ 'Shadow Government' News To Congress”. CBS News. 2 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  206. ^ “The USA PATRIOT Act: Preserving Life and Liberty”. United States Department of Justice. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  207. ^ “Uncle Sam Asks: "What The Hell Is Going On Here?" in New ACLU Print and Radio Advertisements” (Thông cáo báo chí). American Civil Liberties Union. 3 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  208. ^ Eggen, Dan (30 tháng 9 năm 2004). “Key Part of Patriot Act Ruled Unconstitutional”. Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  209. ^ “Federal judge rules 2 Patriot Act provisions unconstitutional”. CNN. 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  210. ^ VandeHei, Jim; Eggen, Dan (5 tháng 1 năm 2006). “Cheney Cites Justifications For Domestic Eavesdropping”. Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  211. ^ Savage, Charlie, and Laura Poitras, "How a Court Secretly Evolved, Extending U.S. Spies' Reach", New York Times, March 11, 2014. Retrieved March 13, 2014.
  212. ^ Freedman, Samuel G. (7 tháng 9 năm 2012). “Six Days After 9/11, Another Anniversary Worth Honoring”. The New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  213. ^ “New York City Commission on Human Rights”. Nyc.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  214. ^ “Post-9/11, US policies created atmosphere of fear for South Asians”. The Indian Express. 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  215. ^ a b “Hate crime reports up in wake of terrorist attacks”. CNN. 17 tháng 9 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  216. ^ “Many minority groups were victims of hate crimes after 9-11”. Ball State University. 9 tháng 10 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  217. ^ “American Backlash: Terrorist Bring War Home in More Ways Than One” (PDF). SAALT. 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  218. ^ Thayil, Jeet (12 tháng 10 năm 2001). “645 racial incidents reported in week after September 11”. India Abroad.
  219. ^ American Muslim Leaders. “Muslim Americans Condemn Attack”. ISNA. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  220. ^ Beaulieu, Dan (12 tháng 9 năm 2001). “Muslim groups around world condemn the killing of innocents”. Agence France Presse – English.
  221. ^ Davis, Joyce M. (13 tháng 9 năm 2001). “Muslims condemn attacks, insist Islam not violent against innocents”. Knight Ridder Washington Bureau.
  222. ^ Witham, Larry (12 tháng 9 năm 2001). “Muslim groups decry attacks; No cause justifies the 'immoral' act, U.S. councils say”. The Washington Times.
  223. ^ Hertzberg, Hendrik (11 tháng 9 năm 2006). “Lost love”. The New Yorker. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  224. ^ “Attacks draw mixed response in Mideast”. CNN. 12 tháng 9 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  225. ^ Summers, Anthony; Swan, Robbyn (2011). The Eleventh Day: The Full Story of 9/11 and Osama bin Laden. New York: Ballantine Books. tr. 403. ISBN 978-1-4000-6659-9.
  226. ^ “The Kingdom and the Towers”. Vanity Fair. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  227. ^ Radler, Melissa (13 tháng 9 năm 2001). “Jewish leaders stress Palestinians' support of attacks”. Jerusalem Post. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016. On PA threats, see Donaldson-Evans, Catherine (13 tháng 9 năm 2001). “Palestinian Officials Quash Pictures of Arab Celebrations”. Fox News. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016. On Jordan, see Logan, Joseph (11 tháng 9 năm 2001). “Arab Street Cheers, Govts Lament U.S. Attacks”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016. On false claims that the footage was taken from earlier Palestinian celebrations during the Gulf War, see Mikkelson, David (9 tháng 3 năm 2008). “False Footaging”. Snopes. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016. The video used on CNN was in fact shot on Tuesday, 11 September 2001, in East Jerusalem by a Reuters TV crew, not during the Persian Gulf conflict of 1990-91—a fact proved by its inclusion of comments from a Palestinian praising Osama Bin Laden (whose name was unlikely to have come up ten years earlier in connection with the invasion and liberation of Kuwait) as well as the appearance in the video of post-1991 automobiles. The person who made the claim quoted above has since recanted. ... The footage was real. It's a shame, in fact, that its provenance was doubted because the lives of journalists who have attempted to capture similar acts on video have been threatened. That this tape made it out at all is a miracle.
  228. ^ “UK | Muslim community targets racial tension”. BBC News. 19 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
  229. ^ “Security Council Condemns, 'In Strongest Terms', Terrorist Attacks on the United States”. United Nations. 12 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2006. The Security Council today, following what it called yesterday's "horrifying terrorist attacks" in New York, Washington, D.C., and Pennsylvania, unequivocally condemned those acts, and expressed its deepest sympathy and condolences to the victims and their families and to the people and Government of the United States.
  230. ^ Hamilton, Stuart (24 tháng 8 năm 2002). “September 11, the Internet, and the effects on information provision in Libraries” (PDF). 68th IFLA Council and Conference. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  231. ^ “G8 counter-terrorism cooperation since September 11 backgrounder”. Site Internet du Sommet du G8 d'Evian. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  232. ^ Walsh, Courtney C (7 tháng 3 năm 2002). “Italian police explore Al Qaeda links in cyanide plot”. The Christian Science Monitor. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  233. ^ “SE Asia unites to smash militant cells”. CNN. 8 tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  234. ^ “Blair's statement in full”. BBC. 11 tháng 9 năm 2001.
  235. ^ “President Declares "Freedom at War with Fear". The White House. 20 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  236. ^ “Tony Blair's allegiance to George Bush laid bare”. Evening Standard. 27 tháng 10 năm 2007.
  237. ^ “U.S. President Bush's speech to United Nations”. CNN. 10 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  238. ^ “Musharraf 'bullied' into supporting US war on terror”. Zee News. 11 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  239. ^ Khan, Aamer Ahmed (4 tháng 5 năm 2005). “Pakistan and the 'key al-Qaeda' man”. BBC. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  240. ^ “Euro MPs urge Guantanamo closure”. BBC News. 13 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  241. ^ Mendez, Juan E. (13 tháng 3 năm 2002). “Detainees in Guantanamo Bay, Cuba; Request for Precautionary Measures, Inter-Am. C.H.R”. Đại học Minnesota. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  242. ^ “USA: Release or fair trials for all remaining Guantánamo detainees”. Amnesty International. 2 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  243. ^ P.I.R.I News Headlines (Tue 80/07/03 A.H.S). Trang chính thức của Văn phòng Tổng thống Iran. Trang web chính thức của Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran. 25 tháng 9 năm 2001. Liên kết lưu trữ vĩnh viễn. Trang và liên kết gốc hiện không có sẵn trực tuyến. (Trang chủ của trang web vào thời điểm này (Tiêu đề: Presidency of The Islamic Republic of Iran, The Official Site))
  244. ^ تشکر وزارت خارجه آمریکا از همدردی ایرانیان با قربانیان ۱۱ سپتامبر. (Tiếng Ba Tư). Radio Farda. Chủ Nhật, ngày 11 tháng 9 năm 2011. (lịch Hijri Iran: ۱۳۹۰/۰۶/۲۰). Liên kết lưu trữ vĩnh viễn. Truy cập và lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2016. Bản dịch máy bởi Google Translate có sẵn tại đây.
  245. ^ Ynetnews News - Khatami slams bin Laden, defends Hizbullah. Ynetnews. 9 tháng 11 năm 2006. Liên kết lưu trữ vĩnh viễn. Truy cập và lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2016; 18:31:08 UTC.
  246. ^ "Iran's President Says Muslims Reject bin Laden's 'Islam'". Iranian Students News Agency. 10 tháng 11 năm 2001 / 17:07. Liên kết lưu trữ vĩnh viễn. Truy cập và lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2016, 15:45:04 UTC.
  247. ^ Corera, Gordon (25 tháng 9 năm 2006). “Iran's gulf of misunderstanding with US”. BBC News. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2010. Liên kết lưu trữ vĩnh viễn.
  248. ^ Iran mourns America's dead Time
  249. ^ a b 34 Years of Getting to No with Iran - POLITICO Magazine. Politico Magazine. Barbara Slavin. 19 tháng 11 năm 2013. Liên kết lưu trữ vĩnh viễn. Liên kết lưu trữ vĩnh viễn tại WebCite. Truy cập vào lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2016.
  250. ^ Written, produced and directed by Michael Kirk, produced and reported by Jim Gilmore (March 24–25, 2008). “Bush's War”. FRONTLINE. Boston. Sự kiện xảy ra vào lúc 8:40. PBS. WGBH. Transcript. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Chú thích sử dụng tham số |transcripturl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |serieslink= (trợ giúp)
  251. ^ Roberts, Joel (4 tháng 9 năm 2002). “Plans For Iraq Attack Began On 9/11”. CBS News. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  252. ^ Borger, Julian (24 tháng 2 năm 2006). “Blogger bares Rumsfeld's post 9/11 orders”. The Guardian. London. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2009.
  253. ^ 9/11 Commission Report pp. 334-336
  254. ^ “Statement by the North Atlantic Council”. NATO. 15 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Article 5: The Parties agree that an armed attack against one or more of them in Europe or North America shall be considered an attack against them all and consequently they agree that, if such an armed attack occurs, each of them, in exercise of the right of individual or collective self-defence recognised by Article 51 of the Charter of the United Nations, will assist the Party or Parties so attacked by taking forthwith, individually and in concert with the other Parties, such action as it deems necessary, including the use of armed force, to restore and maintain the security of the North Atlantic area. Any such armed attack and all measures taken as a result thereof shall immediately be reported to the Security Council. Such measures shall be terminated when the Security Council has taken the measures necessary to restore and maintain international peace and security.
  255. ^ “ABC Conversations with Richard Fidler John Howard Interview Transcript” (PDF). ABC.net. tháng 9 năm 2011.
  256. ^ Bush, George (20 tháng 9 năm 2001). “Text: President Bush Addresses the Nation”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  257. ^ “TERROR STRATEGY-2/11 -Counter_Terrorism_Strategy.pdf” (PDF). Central Intelligence Agency. tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  258. ^ “PLAW-107publ40.pdf” (PDF). U.S. Government Publishing Office. 107th Congress. 18 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  259. ^ “Operation Enduring Freedom - Operations”. GlobalSecurity.org. 2008. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  260. ^ “U.S. Military Operations in the Global War on Terrorism: Afghanistan, Africa, the Philippines, and Colombia” (PDF). The Air University. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  261. ^ Kuppuswamy, C.S. (2 tháng 11 năm 2005). “Terrorism in Indonesia : Role of the Religious Organisation”. South Asia Analysis Group. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  262. ^ Banlaoi, Rommel (2006). “Radical Muslim Terrorism in the Philippines”. Trong Tan, Andrew (biên tập). Handbook on Terrorism and Insurgency in Southeast Asia. London: Edward Elgar Publishing.
  263. ^ “USATODAY.com - Iran helped overthrow Taliban, candidate says”. usatoday.com. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2017.
  264. ^ “Iranian Special Forces Reportedly Fight Alongside US in Battle for Herat”. spongobongo.com. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2017.
  265. ^ Gates, Anita (11 tháng 9 năm 2006). “Buildings Rise from Rubble while Health Crumbles”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  266. ^ “What was Found in the Dust”. New York Times. 5 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  267. ^ “New York: 9/11 toxins caused death”. CNN. 24 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  268. ^ DePalma, Anthony (13 tháng 5 năm 2006). “Tracing Lung Ailments That Rose With 9/11 Dust”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  269. ^ Heilprin, John (23 tháng 6 năm 2003). “White House edited EPA's 9/11 reports”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  270. ^ “Updated Ground Zero Report Examines Failure of Government to Protect Citizens”. Sierra Club. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  271. ^ Smith, Stephen (28 tháng 4 năm 2008). “9/11 "Wall Of Heroes" To Include Sick Cops”. CBS News. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  272. ^ Shukman, David (1 tháng 9 năm 2011). “Toxic dust legacy of 9/11 plagues thousands of people”. BBC News. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011.
  273. ^ “CCCEH Study of the Effects of 9/11 on Pregnant Women and Newborns” (PDF). World Trade Center Pregnancy Study. Columbia University. 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  274. ^ Grady, Denise (7 tháng 4 năm 2010). “Lung Function of 9/11 Rescuers Fell, Study Finds”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  275. ^ DePalma, Anthony (18 tháng 10 năm 2006). “Many Ground Zero Workers Gain Chance at Lawsuits”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  276. ^ Neumeister, Larry (2 tháng 2 năm 2006). “Judge Slams Ex-EPA Chief Over Sept. 11”. San Francisco Chronicle. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  277. ^ Smith, Ben (18 tháng 9 năm 2006). “Rudy's black cloud. WTC health risks may hurt Prez bid”. Daily News (New York). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  278. ^ “Bloomberg urges passage of 9/11 health bill”. CNN. 20 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  279. ^ a b “World Trade Center Health Program FAQ”. Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  280. ^ Makinen, Gail (27 tháng 9 năm 2002). “The Economic Effects of 9/11: A Retrospective Assessment” (PDF). Congressional Research Service. Library of Congress. tr. 17. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  281. ^ Barnhart, Bill (17 tháng 9 năm 2001). “Markets reopen, plunge”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
  282. ^ a b Bob, Fernandez (22 tháng 9 năm 2001). “U.S. Markets Decline Again”. KRTBN Knight Ridder Tribune Business News. The Philadelphia Inquirer.
  283. ^ Dolfman, Michael L.; Wasser, Solidelle F. (2004). “9/11 and the New York City Economy”. Monthly Labor Review. 127.
  284. ^ a b Makinen, Gail (27 tháng 9 năm 2002). “The Economic Effects of 9/11: A Retrospective Assessment” (PDF). Congressional Research Service. Library of Congress. tr. 5. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  285. ^ Hensell, Lesley (14 tháng 12 năm 2001). “Tough Times Loom For Manhattan Commercial Market”. Realty Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  286. ^ Parrott, James (8 tháng 3 năm 2002). “The Employment Impact of the September 11 World Trade Center Attacks: Updated Estimates based on the Benchmarked Employment Data” (PDF). The Fiscal Policy Institute. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  287. ^ Fuerst, Franz (7 tháng 9 năm 2005). “Exogenous Shocks and Real Estate Rental Markets: An Event Study of the 9/11 Attacks and their Impact on the New York Office Market”. Russell Sage Foundation. SSRN 800006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  288. ^ Russell, James S. (7 tháng 11 năm 2004). “Do skyscrapers still make sense? Revived downtowns and new business models spur tall-building innovation”. Architectural Record. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  289. ^ Bhadra, Dipasis; Texter, Pamela (2004). “Airline Networks: An Econometric Framework to Analyze Domestic U.S. Air Travel”. United States Department of Transportation. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  290. ^ Heath, Thomas (3 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden's war against the U.S. economy”. The Washington Post.
  291. ^ Khimm, Suzy (3 tháng 5 năm 2011). “Osama bin Laden didn't win, but he was 'enormously successful'. The Washington Post.
  292. ^ Bernardo J. Carducci (20 tháng 2 năm 2009). The Psychology of Personality: Viewpoints, Research, and Applications. Wiley-Blackwell. tr. 200–. ISBN 978-1-4051-3635-8. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  293. ^ Quay, Sara; Damico, Amy (14 tháng 9 năm 2010). September 11 in Popular Culture: A Guide. Greenwood Publishing Group. ISBN 978-0-313-35505-9.
  294. ^ Norman, Joshua (11 tháng 9 năm 2011). “9/11 conspiracy theories won't stop”. CBS News. CBS Corporation.
  295. ^ Huffington Post (29 tháng 8 năm 2011). “After 9/11, Some Run Toward Faith, Some Run The Other Way”. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
  296. ^ PBS Frontline. “Faith and Doubt at Ground Zero – The Question of God”. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
  297. ^ Brad Schmidt, Ph.d. “Anxiety After 9/11”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.
  298. ^ Scobell, Andrew (2004). “Terrorism in the Asia-Pacific: Threat and Response”. The Journal of Asian Studies. 63 (4): 1078–9. doi:10.1017/S0021911804002463. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.[liên kết hỏng]
  299. ^ Miko, Francis; Froehlich, Christian (27 tháng 12 năm 2004). “Germany's Role in Fighting Terrorism: Implications for U.S. Policy” (PDF). Federation of American Scientists. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  300. ^ “Anti-terrorism Act”. CBC News. 27 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  301. ^ “Q and A: Anti-terrorism legislation”. BBC News. 17 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  302. ^ Coates, Sam (10 tháng 11 năm 2005). “After all the fuss dies down, what really happened”. The Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  303. ^ “Terrorism Suppression Act 2002”. New Zealand Government. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  304. ^ Beck, Roger (2004). “20”. Modern World History. Holt McDougal. tr. 657–8. ISBN 978-0-618-69012-1.
  305. ^ “President Obama's Dragnet”. 6 tháng 6 năm 2013.
  306. ^ “Author of Patriot Act: FBI's FISA Order is Abuse of Patriot Act”. 6 tháng 6 năm 2013.
  307. ^ “9/11 Investigation (PENTTBOM)”. Federal Bureau of Investigation. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.[liên kết hỏng]
  308. ^ “Testimony of Dale L. Watson, Executive Assistant Director, Counterterrorism/Counterintelligence Division, FBI Before the Senate Select Committee on Intelligence”. Federal Bureau of Investigation. 6 tháng 2 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  309. ^ Sperry, Paul. “Airline denied Atta Paradise Wedding Suit”. World News Daily. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2013.
  310. ^ “Unraveling 9–11 Was in the Bags”. Newsday. 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
  311. ^ Clarke, Richard A. (2004). Against All Enemies: Inside America's War on Terrorism. New York: Simon & Schuster. tr. 13–14. ISBN 978-0-7432-6823-3.
  312. ^ “FBI Announces List of 19 Hijackers”. Federal Bureau of Investigation. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  313. ^ “The FBI Releases 19 Photographs of Individuals Believed to be the Hijackers of the Four Airliners that Crashed on September 11, 2001”. Federal Bureau of Investigation. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  314. ^ Johnston, David (9 tháng 9 năm 2003). “TWO YEARS LATER: 9/11 TACTICS; Official Says Qaeda Recruited Saudi Hijackers to Strain Ties”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  315. ^ “Piece by piece, the jigsaw of terror revealed”. The Independent. London. 30 tháng 9 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  316. ^ 9/11 Commission Report pp. 266-272
  317. ^ The Manhunt Goes Global Time magazine October 15, 2001
  318. ^ Tagliabue, John; Bonner, Raymond (29 tháng 9 năm 2001). “A Nation challenged: German Intelligence; German Data Led U.S. to Search For More Suicide Hijacker Teams”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  319. ^ 9/11 Commission Report pp. 276-277
  320. ^ “The proof they did not reveal”. Sunday Times. 7 tháng 10 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2001.
  321. ^ “Deep Background”. American Conservative. 1 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
  322. ^ Shrader, Katherine (17 tháng 5 năm 2007). “Senators Want CIA to Release 9/11 Report”. San Francisco Chronicle. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  323. ^ Press Release of Intelligence Committee, Senate and House Intelligence Committees Announce Joint Inquiry into the September 11 Terrorist Attacks, February 14, 2002.
  324. ^ “Congressional Reports: Joint Inquiry into Intelligence Community Activities before and after the Terrorist Attacks of September 11, 2001”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  325. ^ a b c Athan G. Theoharis, editor, The Central Intelligence Agency: Security Under Scrutiny, Greenwood Publishing Group, p. 222-224, 2006, ISBN 0-313-33282-7
  326. ^ Ali Watkins, Senate intelligence panel could seek to declassify documents; it just doesn't Lưu trữ tháng 9 3, 2014 tại Wayback Machine, McClatchy Washington Bureau, August 12, 2013.
  327. ^ Improving Intelligence, PBS interview with Sen. Bob Graham, December 11, 2002.
  328. ^ Chris Mondics, Struggling to detail alleged Saudi role in 9/11 attacks, Philadelphia Inquirer, March 31, 2014.
  329. ^ Paul Sperry, Inside the Saudi 9/11 coverup, New York Post, December 15, 2013.
  330. ^ April 10, 2014 Letter to Barak Obama, signed by Representatives Walter B. Jones, Jr. and Stephen Lynch.
  331. ^ Jake Tapper, Why hasn't Obama kept promise to declassify 28 pages of a report about 9/11?", CNN, September 8, 2014.
  332. ^ Lawrence Wright, The Twenty-Eight Pages, The New Yorker, September 9, 2014.
  333. ^ Euan McKirdy, [1], CNN, June 14, 2016.
  334. ^ "Why Obama doesn't want 9/11 families suing Saudi Arabia". USA Today. September 23, 2016.
  335. ^ "Saudi Arabia threatens to pull $750B from U.S. economy if Congress allows them to be sued for 9/11 terror attacks". New York Daily News. April 16, 2016.
  336. ^ "Mayor de Blasio joins Democrats in calling on President Obama to go after Saudi Arabia on 9/11 ties". New York Daily News. April 19, 2016.
  337. ^ “National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States”. govinfo.library.unt.edu. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  338. ^ “Foresight-and Hindsight”. National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States. National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  339. ^ Bennett, Brian (30 tháng 8 năm 2011). “Post-9/11 assessment sees major security gaps”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  340. ^ “NIST's World Trade Center Investigation”. National Institute of Standards and Technology. U.S. Department of Commerce. 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  341. ^ a b “NIST WTC 7 Investigation Finds Building Fires Caused Collapse”. The National Institute of Standards and Technology. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  342. ^ National Construction Safety Team (tháng 9 năm 2005). “Executive Summary”. Final Report on the Collapse of the World Trade Center Towers (PDF). National Institute of Standards and Technology. United States Department of Commerce. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2011.
  343. ^ Irfanoglu, A.; Hoffmann, C. M. (2008). “Engineering Perspective of the Collapse of WTC-I”. Journal of Performance of Constructed Facilities. American Society of Civil Engineers. 22: 62. doi:10.1061/(ASCE)0887-3828(2008)22:1(62). As the aircraft debris went through several stories in the tower, much of the thermal insulation on the core columns would have been scoured off. Under such conditions, the ensuing fire would be sufficient to cause instability and initiate collapse. From an engineering perspective, impact damage to the core structure had a negligible effect on the critical thermal load required to initiate collapse in the core structure.
  344. ^ Tally, Steve (12 tháng 6 năm 2007). “Purdue creates scientifically based animation of 9/11 attack”. Purdue News Service. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. The aircraft moved through the building as if it were a hot and fast lava flow", Sozen says. "Consequently, much of the fireproofing insulation was ripped off the structure. Even if all of the columns and girders had survived the impact – an unlikely event – the structure would fail as the result of a buckling of the columns. The heat from an ordinary office fire would suffice to soften and weaken the unprotected steel. Evaluation of the effects of the fire on the core column structure, with the insulation removed by the impact, showed that collapse would follow whatever the number of columns cut at the time of the impact.
  345. ^ Sigmund, Pete (25 tháng 9 năm 2002). “Building a Terror-Proof Skyscraper: Experts Debate Feasibility, Options”. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
  346. ^ “Translating WTC Recommendations Into Model Building Codes”. National Institute of Standards and Technology. 25 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  347. ^ Taylor, Tess (26 tháng 9 năm 2001). “Rebuilding in New York” (68). Architecture Week. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  348. ^ Oglesby, Christy (11 tháng 9 năm 2002). “Phoenix rises: Pentagon honors 'hard-hat patriots'. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  349. ^ Bagli, Charles V. (22 tháng 9 năm 2006). “An Agreement Is Formalized on Rebuilding at Ground Zero”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  350. ^ Badia, Erik; Sit, Ryan (10 tháng 5 năm 2013). “One World Trade Center gets spire, bringing it to its full 1,776-foot height”. New York Daily News website. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015.
  351. ^ Iyengar, Rishi (3 tháng 11 năm 2014). “One World Trade Center Opens Its Doors”. TIME.com. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015.
  352. ^ “Lower Manhattan: Current Construction”. Lower Manhattan Construction Command Center. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2011.
  353. ^ Sigmund, Pete. “Crews Assist Rescuers in Massive WTC Search”. Construction Equipment Guide. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  354. ^ “Tribute in light to New York victims”. BBC News. 6 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  355. ^ “About the World Trade Center Site Memorial Competition”. World Trade Center Site Memorial Competition. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  356. ^ “WTC Memorial Construction Begins”. CBS News. Associated Press. 6 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  357. ^ Miroff, Nick (11 tháng 9 năm 2008). “Creating a Place Like No Other”. The Washington Post. The Washington Post Company. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  358. ^ Miroff, Nick (12 tháng 9 năm 2008). “A Long-Awaited Opening, Bringing Closure to Many”. The Washington Post. The Washington Post Company. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  359. ^ Dwyer, Timothy (26 tháng 5 năm 2007). “Pentagon Memorial Progress Is Step Forward for Families”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  360. ^ “DefenseLINK News Photos – Pentagon's America's Heroes Memorial”. Department of Defense. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  361. ^ “Sept. 11 Flight 93 Memorial Design Chosen”. Fox News. Associated Press. 8 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  362. ^ “Flight 93 Memorial Project”. Flight 93 Memorial Project / National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  363. ^ Nephin, Dan (24 tháng 8 năm 2008). “Steel cross goes up near flight's 9/11 Pa. crash site”. Associated Press. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2011.
  364. ^ Gaskell, Stephanie (25 tháng 8 năm 2008). “Pa. site of 9/11 crash gets WTC beam”. New York Daily news. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  365. ^ Fessenden, Ford (18 tháng 11 năm 2002). “9/11; After the World Gave: Where $2 Billion in Kindness Ended Up”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  366. ^ Newman, Andy (11 tháng 9 năm 2010). “At a Memorial Ceremony, Loss and Tension”. The New York Times.

Bibliography[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Đa phương tiện

Bản mẫu:September 11 attacks