Người Tatar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thát Đát)
Người Tatar
татарлар, tatarlar
Tổng dân số
Tổng: ~7 triệu[1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Nga
  • (không bao gồm Krym)
5.319.877[7]
 Ukraina
  • (bao gồm Krym)
  • 319.377[8]
    (bao gồm người Tatar Krym)
     Uzbekistan~239.965[9]
    (Người Tatar Krym)
     Kazakhstan208.987[10]
     Thổ Nhĩ Kỳ159.000–6.900.000[4][5][6]
     Afghanistan100.000[11] (ước tính)
     Turkmenistan36.655[12]
     Kyrgyzstan28.334[13]
     Azerbaijan25.900[14]
     România~20.000[15]
    (chỉ bao gồm người Tatar Krym)
     Hoa Kỳ10.000[16]
     Belarus3.000[17]
     Pháp700[18]
     Thụy Sĩ1,045+[19]
     Trung Quốc3.556[20]
     Canada56.000[21]
    (bao gồm những người lai)
     Ba Lan1.916[22]
     Bulgaria5.003[23]
    (đa phần bao gồm người Tatar Krym)
     Phần Lan600–700[24]
     Nhật Bản600–2000[25]
     Úc900+[26]
     Cộng hòa Séc300+[27]
     Estonia2000[28]
     Latvia2.800[3]
     Litva2.800–3.200[29][30][31]
    (bao gồm những người có nguồn gốc Lipka, KrymVolga)
     Iran20.000–30.000[32]
    (Người Tatar Volga)
    Ngôn ngữ
    Nhóm ngôn ngữ Kipchak
    Tôn giáo
    Chủ yếu là Hồi giáo Sunni
    với nhóm thiểu số theo Chính thống giáo Đông phương
    Sắc tộc có liên quan
    Người Turk

    Tatar (tiếng Tatar: татарлар, tatarlar, تاتارلار; tiếng Tatar Krym: tatarlar, tiếng Turk cổ: 𐱃𐱃𐰺‎, chuyển tự Tatar; phiên âm cũ: Tác-ta hay Thát Đát) là tên gọi chung các bộ lạc hỗn hợp Đột Quyết, Mông CổThanh Tạng sống rải rác ở miền thảo nguyên Bắc-Trung Á trước khi Đế quốc Mông Cổ xuất hiện, họ nói tiếng Tatar. Quan niệm cũ coi các dân tộc du mục lập nên những triều đại ở Bột Hải, Liêu, Kim và nhóm Kazakh cũng là những thành phần của cộng đồng Tatar, ở Trung Quốc gọi là người Tháp Tháp Nhĩ tộc (塔塔尔) là một tộc người. Sử cũ Việt Nam và một số nước thường gọi chung người Mông Cổ và người Tatar là người Thái Đát hay Thát Đát tộc.

    Vào thế kỷ 13 khi đế chế Mông Cổ trỗi dậy dưới sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn thì đây cũng là giai đoạn hoàng kim trong lịch sử của dân tộc này cùng với đế chế Mông Cổ liên minh với nhau (Liên minh Tatar) và họ từng giày xéo khắp châu Âu và nước Nga rồi cai trị ở đó. Sau đó, qua quá trình diễn tiến lịch sử, dân tộc này ngày càng suy tàn và tản mác và bị sát nhập vào các dân tộc, quốc gia khác theo những thăng trầm biến cố lịch sử. Sau cuộc sát nhập bán đảo Krym vào Nga năm 2014, người Tatar được nhắc đến với nhóm người Tatar Krym sống trên bán đảo Krym khi mà quy chế cho họ còn là vấn đề thời sự, gợi nhớ lại sự kiện trục xuất người Tatar Krym trước đây.

    Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Ngày nay, phần lớn cộng đồng người Tatar theo Hồi giáo và đa số người Tatar sống tản mác ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở nước Nga, nơi mà dân tộc nhà cũng chia làm nhiều nhánh. Vào thế kỷ 13, đây là thời kỳ hoàng kim của họ, tổ tiên của các bộ tộc người Tatar này hợp chủng bằng hôn nhân với quân Mông Cổ lúc đó đang thống trị châu Á và nước Nga. Do đó, sử sách cổ thường nhầm lẫn giữa người Tatar và người Mông Cổ, nhiều sử liệu gọi chung là người Tatar. Người Thát Đát tộc thích tranh đấu người giỏi và chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh được gọi là Dũng sĩ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, lấy săn bắn làm thú vui, lấy chăn nuôi để sinh sống. Không có quan hệ di truyền với tiếng Mông Cổ, ngôn ngữ của người Tatar thuộc ngữ hệ Turk.

    Cho đến năm 1783, người Tatar cai trị Hãn quốc Krym (hiện giờ là nước Cộng hòa tự trị Krym thuộc Nga). Trong thời kỳ giao tranh với Nga thì lãnh thổ giữa Crimea và nhà nước Nga trong thế kỷ XVI là một cánh đồng hoang vắng mênh mông với đất đai màu mỡ và con sông Oka là biên giới chính và cuối cùng trên con đường của người Tatar hướng đến Moscow. Cách thức chiến tranh của người Tatar là chia thành nhiều nhóm nhỏ và cố gắng thu hút người Nga đến một hoặc hai nơi trên biên giới, sau đó họ đột kích biên giới và cướp bóc, đốt, tàn sát những người chống cự và dẫn đi không chỉ đàn ông, phụ nữ, trẻ em mà còn cả bò, ngựa, cừu, dê ở bất kỳ nơi nào không có binh lính bảo vệ. Trong khi những kỵ binh Tatar đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng biên phòng của Nga, các đơn vị nhỏ khác đã có thể tàn phá và quay trở lại mà không bị thiệt hại nhiều. Các cuộc đột kích của người Tatar ngày càng yếu ớt và người Nga bắt đầu phản công thắng lợi sau đó.

    Hiệu kì[sửa | sửa mã nguồn]

    Ảnh hình[sửa | sửa mã nguồn]

    Hoạ hình[sửa | sửa mã nguồn]

    Ngữ hệ[sửa | sửa mã nguồn]

    Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

    1. ^ “Putin's Power Play? Tatarstan Activists Say Loss Of 'President' Title Would Be An Existential Blow”. Radio Free Europe. 19 tháng 10 năm 2021.
    2. ^ “Tatars facts, information, pictures – Encyclopedia.com articles about Tatars”. www.encyclopedia.com.
    3. ^ a b “Tatar”. Joshua Project.
    4. ^ a b Henryk Jankowski. Crimean Tatars and Noghais in Turkey // a slightly edited version of the paper with the same title that appeared in Türk Dilleri Arastirmalari [Studies on the Turkic Languages] 10 (2000): 113–131, distributed by Sanat Kitabevi, Ankara, Turkey. A Polish version of this paper was published in Rocznik Tatarów Polskich (Journal of Polish Tatars), vol. 6, 2000, 118–126.
    5. ^ a b Мусафирова, О. «Мустафа, сынок, прошу тебя — прекрати...» // Новая газета. || Archive copy
    6. ^ a b Пашаев, Осман (18 tháng 11 năm 2002). “В Турции проживают до 6 миллионов потомков крымских татар”. podrobnosti.
    7. ^ “ВПН-2010”. www.gks.ru.
    8. ^ “About number and composition population of Ukraine by data All-Ukrainian census of the population 2001”. Ukraine Census 2001. State Statistics Committee of Ukraine. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012.
    9. ^ Крымские татары Lưu trữ 2021-03-08 tại Wayback Machine Big Russian Encyclopedia (tiếng Nga)
    10. ^ “Численность населения Республики Казахстан по отдельным этносам на начало 2021 года” [The population of the Republic of Kazakhstan by individual ethnic groups at the beginning of 2021]. stat.gov.kz. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
    11. ^ “Afghanistan Recognizes Long Forgotten Ethnic Tatar Community”. Radiofreeeurope/Radioliberty (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021. Community leaders estimate there are up to 100,000 ethnic Tatars in Afghanistan.
    12. ^ Asgabat.net-городской социально-информационный портал :Итоги всеобщей переписи населения Туркменистана по национальному составу в 1995 году. Lưu trữ 13 tháng 3 2013 tại Wayback Machine
    13. ^ “National composition of the population” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013.
    14. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
    15. ^ “Recensamant Romania 2002”. Agentia Nationala pentru Intreprinderi Mici si Mijlocii (bằng tiếng Romania). 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.
    16. ^ “Tatar in United States”. Joshua Project. 23 tháng 3 năm 2021.
    17. ^ “Tatars In Belarus”. Radio Free Europe (bằng tiếng Anh). 12 tháng 8 năm 2010.
    18. ^ Рушан, Лукманов (16 tháng 5 năm 2018). “Vasil Shaykhraziev met with the Tatars of France | Всемирный конгресс татар” (bằng tiếng Anh).
    19. ^ “Rustam Minnikhanov meets representatives of the Tatar Diaspora in Switzerland”. President of Republic of Tatarstan. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
    20. ^ “Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China”.
    21. ^ “Census Profile, 2016 Census – Canada [Country] and Canada [Country]”. 8 tháng 2 năm 2017.
    22. ^ “Ludność. Stan i struktura demograficzno-społeczna – NSP 2011” (PDF) (bằng tiếng Ba Lan).
    23. ^ “National Statistical Institute”. www.nsi.bg.
    24. ^ “Suomen tataareja johtaa pankkiuran tehnyt ekonomisti Gölten Bedretdin, jonka mielestä uskonnon pitää olla hyvän puolella”.
    25. ^ “Статьи на исторические темы”. www.hrono.ru.
    26. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2018.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
    27. ^ “Президент РТ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016.
    28. ^ “RL0428: RAHVASTIK RAHVUSE, SOO JA ELUKOHA JÄRGI, 31. DETSEMBER 2011”. stat.ee. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
    29. ^ “Адас Якубаускас: Я всегда говорю крымским татарам не выезжайте, оккупация не вечна”. espreso.tv.
    30. ^ “Как крымские татары оказались в Литве 600 лет назад? | Новости и аналитика : Украина и мир : EtCetera”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
    31. ^ Национальный состав населения Литвы. Перепись 2011.
    32. ^ Paul Goble (20 tháng 6 năm 2016). “Volga Tatars in Iran Being Turkmenified”. Jamestown. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.