Thông Monterrey

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông Monterrey
Pinus radiata
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Pinales
Họ (familia)Pinaceae
Phân họ (subfamilia)Pinoideae
Chi (genus)Pinus
Phân chi (subgenus)Pinus
Loài (species)P. radiata
Danh pháp hai phần
Pinus radiata
D.Don, 1836

Thông Monterrey (tên khoa học: Pinus radiata) là một loài trong họ Pinaceae, còn được gọi là thông Insignis [2] hay thông Radiata, loài thông bản địa của bờ biển miền Trung của California. Loài này được D.Don miêu tả khoa học đầu tiên năm 1837.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Pinus radiata là một loài dễ sống, phát triển nhanh, gỗ mềm, trọng lượng riêng trung bình, có rất nhiều công dụng trong cuộc sống [4]. Lâm sinh của nó rất phát triển, và được xây dựng trên một nền tảng vững chắc của hơn một thế kỷ nghiên cứu, quan sát và thực hành[4]. Loài này thường được xem là mô hình cho việc trồng rừng đối với các loài cây khác[4]. Đây là loài thông được trồng rộng rãi nhất trên thế giới, có giá trị cho sự phát triển, nhanh chóng thu hoạch được gỗ và bột giấy chất lượng.

Mặc dù thông Monterrey được trồng rộng rãi như một rừng gỗ trồng ở nhiều vùng ôn đới trên thế giới,[5] nhưng nó đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng trong phạm vi tự nhiên của nó.[6]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có nguồn gốc ở ba khu vực ở Santa Cruz, bán đảo Monterey và quận San Luis Obispo. Nó cũng được tìm thấy như giống thực vật Pinus binata var. binata trên đảo Guadalupe với tên gọi thông Guadalupe, và một thứ/phân loài P. radiata có thể tách biệt - ssp. cedrosensis trên đảo Cedros, cả hai đều ở ngoài khơi Thái Bình Dương vùng bờ biển phía tây miền bắc bán đảo Baja CaliforniaMéxico.

Tại Úc, New Zealand, Tây Ban Nha, Argentina, Chile, Uruguay, Kenya, Nam Phi nó là một loài cây trồng chính.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Farjon A. 2013. Pinus radiata trong: IUCN 2013. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2013.1.<www.iucnredlist.org>. Tra cứu ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Moore, Gerry; Kershner, Bruce; Craig Tufts; Daniel Mathews; Gil Nelson; Spellenberg, Richard; Thieret, John W.; Terry Purinton; Block, Andrew (2008). National Wildlife Federation Field Guide to Trees of North America. New York: Sterling. tr. 84. ISBN 1-4027-3875-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ The Plant List (2010). Pinus radiata. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ a b c Mead, D (2013). Sustainable management of Pinus radiata. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. ISBN 978-92-5-107634-7.
  5. ^ Pinus radiata (D. Don 1836), Gymnosperm Database
  6. ^ "Status of Native Monterey Pine (Pinus radiata) Ecosystems" (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]