Thạch sùng đuôi thùy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thạch sùng đuôi thùy
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Reptilia
Phân lớp (subclass)Diapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Lepidosauromorpha
Liên bộ (superordo)Lepidosauria
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Gekkota
Phân thứ bộ (infraordo)Gekkomorpha
Liên họ (superfamilia)Gekkonoidea
Họ (familia)Gekkonidae
Chi (genus)Gekko
Loài (species)G. lionotum
Danh pháp hai phần
Gekko lionotum
(Annandale, 1905)
Phân bố của P. lionotum nghĩa rộng.
Phân bố của P. lionotum nghĩa rộng.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Ptychozoon homalocephalum var. lionotum Annandale, 1905
  • Ptychozoon lionatum Taylor, 1963
  • Ptychozoon lionotum Kluge, 1993
  • Gekko (Ptychozoon) lionotum Wood et al., 2019

Thạch sùng đuôi thùy (danh pháp khoa học: Gekko lionotum) là một loài bò sát trong chi Gekko, họ Tắc kè.

Đặc điểm sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Thạch sùng đuôi thùy có chiều dài đầu mũi đến chót đuôi 25 cm, đuôi dài 10 cm, ngón chân trước đầu tiên tách hẳn khỏi lớp da dọc theo cẳng tay.(ảnh so sánh thạch sùng đuôi thùy với Gekko trinotaterra) Hai bên đuôi có hình răng cưa và được xẻ sâu với 9 - 15 răng cưa (những cá thể bị đứt đuôi tái sinh lại hầu như không thấy phần răng cưa xuất hiện).

Thạch sùng đuôi thùy hoạt động, kiếm ăn về đêm và thường sống chung với các loài thạch sùng khác. Khi bị rượt đuổi, chúng thường nhảy xuống và dùng màng da dưới chân, bụng dang rộng để lượn qua cây khác, hoặc ít nhất là tránh cho khỏi ngã, Thức ăn của loài này chưa được xác định nhưng có thể thức ăn của chúng là các loài côn trùng nhỏ.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Phức hợp loài[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu công bố năm 2019 của Grismer et al. cho thấy P. lionotum nghĩa rộng (sensu lato) như định nghĩa từ năm 2019 trở về trước là một phức hợp loài và khi coi là một loài thì nó là cận ngành với P. popaense. Để giải quyết tính đơn ngành, các tác giả đã tách P. lionotum nghĩa rộng thành 4 loài như sau:[2]

Địa vị của chi Ptychozoon[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu năm 2012 của Brown et al. cho thấy Ptychozoon lồng sâu trong chi Gekko.[3] Để đảm bảo tính đơn ngành của chi Gekko với sự đa dạng loài lớn hơn và phổ biến rộng hơn, người ta đã gộp toàn bộ các loài trong chi Ptychozoon vào Gekko và giáng cấp nó xuống thành phân chi cùng tên trong chi Gekko.[4] Như thế, danh pháp của 4 loài trong phức hợp loài P. lionotum sẽ đổi tương ứng thành Gekko cicakterbang, Gekko kabkaebin, Gekko tokehosGekko lionotum.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Thạch sùng đuôi thùy có thể tìm thấy tại Campuchia; Ấn Độ (Mizoram); Lào; Malaysia (Bán đảo Mã Lai); Myanmar; Thái Lan; Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sumontha M., Phimmachak S., Neang T., Cota M., Panitvong N. & Stuart B. (2018). Ptychozoon lionotum. The IUCN Red List of Threatened Species. 2018: e.T177831A103308608. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T177831A103308608.en. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Grismer L. Lee, Perry L. Wood Jr., Jesse L. Grismer, Evan S. H. Quah, Neang Thy, Somphouthone Phimmachak, Niane Sivongxay, Sengvilay Seateun, Bryan L. Stuart, Cameron B. Siler, Daniel G. Mulcahy, Tashitso Anamza & Rafe M. Brown, 2019. Geographic structure of genetic variation in the Parachute Gecko Ptychozoon lionotum Annandale, 1905 across Indochina and Sundaland with descriptions of three new species. Zootaxa 4638 (2): 151–198
  3. ^ Brown R. M., Siler C. D., Das I., Min Y., 2012. Testing the phylogenetic affinities of Southeast Asia’s rarest geckos: flap-legged geckos (Luperosaurus), flying geckos (Ptychozoon) and their relationship to the pan-Asian genus Gekko. Mol. Phylogenet. Evol. 63(3): 915–921. doi:10.1016/j.ympev.2012.02.019
  4. ^ Perry L. Wood, Xianguang Guo, Scott L. Travers, Yong-Chao Su, Karen V. Olson, Aaron M. Bauer, L. Lee Grismer, Cameron D. Siler, Robert G. Moyle, Michael J. Andersen, Rafe M. Brown, 2020. Parachute geckos free fall into synonymy: Gekko phylogeny, and a new subgeneric classification, inferred from thousands of ultraconserved elements. Mol. Phylogenet. Evol. doi:10.1016/j.ympev.2020.106731

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]