Thảo luận:Ô nhiễm môi trường

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chỉ viết về Việt Nam nên đổi tên bài, nếu không bài thể hiện tầm nhìn hẹp.--125.235.69.235 09:54, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Tôi lấy từ bài sang, nguồn thông tin lấy từ đâu ra ?--Bd (thảo luận) 16:12, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiện trạng môi trường rừng Ở Việt Nam[sửa mã nguồn]

Trong vài thập niên gần đây, cùng khoa học, con người đã tận thu quá đáng và làm khánh kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu khoáng vật. Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng tự nhiên và làm biến đổi lớp vỏ bề mặt. Đặc biệt là với sự phát triển của nến văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng sinh giới. Do nhu cầu phát triển và xây dựng các thành phố, khu công nghiệp – con người đã tàn phá và làm giảm diện tích rừng. Hàng năm trên thế gới có khoảng 170 000 km² rừng nhiệt đới bị mất. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng hơn 1 triệu ha rừng bị tàn phá. Hiện trạng rừng ở Việt Nam có thể được tóm tắt trong bảng sau:

Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng tự nhiên (km²) Tỉ lệ diện tích rừng (%)
1943
21.000
14.325
43.7
1975
47.368
9.500
28.1
1993
72.000
8.630
27.7
1997
76.000
7.700
18.0

Việc diện tích đất rừng bị thu hẹp đã làm cho nhiều loài sinh vật không còn nơi trú ngụ và thức ăn, cộng với sự khai thác cơ giới của con người trong nông nghiệp dẫn đến khuynh hướng độc canh làm giảm sự đa dạng giống nòi, gây mất cân bằng sinh thái.

Về ô nhiễm nước, nước thải của các nhà máy giấy, nhà máy đường, nước thải y tế chưa được xử lí. Nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề do các khu dân cư sống ven sông, và các nhà máy xí nghiệp thải trực tiếp các loại chất thải ra lưu vực sông.