Thảo luận:Đào Duy Từ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong trang Vdict ghi Đào Duy Từ mất năm giáp tuất nhưng lại ghi năm 1634; trên thực tế giáp tuất là 1639, điều này cũng phù hợp với trang điện tử vietnamgiapha.(*-_-*)&(^-_-^) 04:09, 19 tháng 8 2006 (UTC)

1634 mới là Giáp Tuất, 1639 là Kỷ Mão. Vậy năm mất của Đào Duy Từ là 1634 Giáp Tuất hay 1639 Kỷ Mão? Nguyễn Thanh Quang 04:34, 19 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đồng ý với tác giả Nguyễn Thanh Quang 1634 là Giáp Tuất. Như vậy ông thọ có 62 tuổi, chỉ có 9 năm làm việc cho chúa Nguyễn, nhưng đóng góp thật tuyệt vời.

Còn về quan niệm Đàng trong là Miền Nam Việt Nam là hoàn toàn sai. Tôi có sửa một lần, nhưng không hiểu tại sao có tác giả chỉnh lại mà không nói lý do. Miền Nam có từ khi Pháp chia Việt nam thành tam phân để trị: Miền Bắc, Trung, Nam. Miền nam chỉ từ phía nam Bình Thuận.

Còn nếu ám chỉ nó là Việt nam cộng hòa củ thì càng không đúng. Vì Việt Nam cộng hòa củ chỉ ở phía nam sông Bến Hải (vĩ tuyến 17). Trong khi đó Đàng trong ở phía nam sông Gianh (Đèo ngang).Vậy xin quí vị đừng chỉnh sửa lại ý này nữa. (*-_-*)&(^-_-^)Wikiviet 19:35, 19 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi là người hiệu chỉnh lại đoạn đấy. (*-_-*)&(^-_-^)Wikiviet vui lòng tham chiếu lại các bài Miền Bắc Việt NamMiền Nam Việt Nam với những khái niệm tương đương để kiểm tra. Tôi cũng đã sửa chữa và bổ sung lại theo ý của bạn. Theo đó, chỉ mục dẫn đến cụ thể nguồn gốc của danh từ Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Trong những bài viết này, tôi đã nêu những khái niệm "Miền" khác nhau, theo thời điểm lịch sử, những khái niệm gần tương ứng và nguồn gốc của nó. Cũng theo đó, người Việc có khái niệm chia vùng Bắc Trung Nam ngay từ thời vua Gia Long với các phân chia Bắc Thành (miền Bắc), Kinh kỳ (miền Trung) và Gia Định Thành (miền Nam), mà về sau vua Minh Mạng cải thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với những vùng lãnh thổ gần tương ứng với hiện nay.

www.gophatdat.com 02:26, 20 tháng 8 2006 (UTC)

User ThaiNhi đã có dẫn chứng cụ thể như vậy thì tôi tôn trọng ý kiến cá nhân. Cá nhân tôi thì thích cụ thể về địa lý hơn cho dễ nhớ hơn. Chúc sức khỏe (*-_-*)&(^-_-^)Wikiviet 03:43, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Nên viết lại[sửa mã nguồn]

Đoạn in đậm nên tìm thêm nguồn viết lại:

Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, và nhiều ca khúc rất giá trị và biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Đào Duy Từ là người Việt đầu tiên làm thơ lục bát và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng, nổi tiếng với hai ngâm khúc là "Ngọa Long cương văn" và "Tư Dung vãn"...Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 22:11, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ xóa toàn bộ những nguồn tham khảo đang sử dụng ở trong bài này vì thứ nhất là nó không đưa ra số trang (sẽ thế bằng nguồn có số trang) và thứ hai là nguồn trực tuyến bằng sách in.--Kuang (thảo luận) 11:53, ngày 9 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái chi tiết Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là người giải được bài "dư bất thụ sắc" (1626) thì rõ ràng là sách viết sai rồi. Cái này bác xem lại rồi chỉnh sửa cho nó phù hợp. Adia (thảo luận) 03:12, ngày 10 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đã chú thành giai thoại kể rằng, chuyện này trong Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần cũng có ghi rõ hơn nhưng tôi không sẵn sách ở đây. Cuộc đời của Đào Duy Từ ghi rất là không rõ ràng, chỉ có 8 năm giúp chúa Nguyễn là được ghi chép cẩn thận nhất, có thể có một số tình tiết giai thoại chen ngang vào mà mấy ông tác giả thường hay không để ý lắm (vụ này là một, có thể có thêm các vụ ví mình như Gia Cát và vụ cầm roi đánh trâu đối đáp văn thơ nữa, nhưng đợi có ai nghiên cứu thêm và công bố đâu đó thì tôi mới viết). Cảm ơn đã chỉ dẫn.--Kuang (thảo luận) 12:02, ngày 10 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Binh thư yếu lược - Hổ trướng khu cơ[sửa mã nguồn]

Tôi đang có trong tay cuốn: Binh thư yếu lược phụ:Hổ trướng khu cơ, do Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đỗ Mộng Khương dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học, Hà Nội 1970. Trong đó trang 21-22 giới thiệu tiểu sử Đào Duy Từ. Những tình tiết cụ thể ở bài này đều không có trong tiểu sử. Vậy ta nên đưa vào phần giai thoại, còn tiểu sử ta nên viết theo sách này. - Phuongcacanh (thảo luận) 15:19, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)Duyphuong[trả lời]