Thảo luận:Đông Hưng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

ĐÔNG HƯNG là một huyện của tỉnh THÁI BÌNH. Nó nằm cạnh quốc lộ 39,có một thị trấn nhỏ nằm ở trung tâm của huyện .Kinh tế củng được chú trọng phát triển. Văn hóa cũng rất đa dang và phong phú: có múa rối nước ở làng nguyễn(NGUYỄN XÁ) ,chiếu chèo ở làng KHUỐC (PHONG CHÂU) ,pháo đất ở làng TUỘC(PHÚ LƯƠNG).... ĐÔNG HƯNG là một vùng rất phát triển về nông nghiệp sản lượng lúa mỗi năm thu được khá lớn.Tiếp giáp với HƯNG HÀ ,QUỲNH CÔI,VŨ THƯ

Huyện Tiên Hưng nằm ở khoảng phía Tây huyện Đông Hưng này nay. Huyện Tiên Hưng trước có tên là huyện Thần Khê, thuộc phủ Tiên Hưng (tên phủ này thời nhà Trần gọi là phủ Long Hưng). Điều này là tầm bậy. Long Hưng là tên cũ của huyện Hưng Nhân, sau do húy Gia Long nên đổi là Hưng Nhân. Huyện Hưng Nhân đến thời VNDCCH sát nhập với huyện Duyên Hà thành huyện Hưng Hà. Hưng Nhân ở vào tây bắc, Tiên Hưng ở đông nam Duyên Hà, đi theo đường 39 thứ tự đến Hưng Nhân, Duyên hà, Tiên Hưng, Đông Quan. Tiên Hưng và Đông Quan sát nhập thành Đông Hưng. Như thế, Tiên Hưng và Hưng Nhân cách xa nhau, giữa hai huyện cũ này là Duyên Hà. Làm gì có chuyện Tiên Hưng là Hưng Nhân. Về lịch sử, Hưng Nhân thời Lý là một làng có cung điện nhà Lý. Làng Hưng Nhân cũ đó ngày nay nằm ở giữa xã Hồng An huyện Hưng Hà. Vua Lý lúc loạn chạy về Lưu Gia, lấy con gái họ Trần ở đó và sau đó nhà Trần thoán ngôi. Lưu Gia nay là Lưu Xá ở xã Canh Tân cùng huyện Hưng Nhân-Long Hưng. Cùng lúc với việc dời nhà từ Tức Mặc sang Lưu Gia thì nhà Trần cũng dời mộ tổ về nơi đặt Thiên Lăng tức Đền Trần ngày nay ở xã Tiến Đức, lúc đó gọi là Tam Đường, cũng cùng huyện. Đây là quê gốc của Triều Trần tính từ lúc đó, chứ Thiên Trường ở Nam Định chỉ là thủ phủ của đơn vị hành chính có đất này, được chọn làm nơi ở của Thái Thượng Hoàng. Tức Mặc thuộc Thiên Trường nay là thành phố Nam Định. Ở Lưu Gia nay là Lưu Xá đầu tiên là Trần Hấp (con Trần Kinh) và sinh Trần Lý. Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh... Con gái Trần Lý là Trần Thị Dung lấy Thái Tử Sảm sau là vua Lý Huệ Tông, sinh Lý Chiêu Hoàng (sau bà Trần Thị Dung tái giá với Thái Sư Trần Thủ Độ và an táng cạnh nhau). Trần Thừa ở Lưu Xá là rể Lê Điện. Con gái Lê Điện tên là Lê Thị Thái, sau này sinh ra Trần Liễu và Trần Cảnh. Trần Cảnh ban đầu lấy Lý Chiêu Hoàng rồi ly dị, là vua Trần đầu tiên. Như thế, đây là Hưng Nhân, vùng đất đặc biệt trong lịch sử và địa danh từng làng xã được ghi chép rất đầy đủ, không thể tầm bậy. Khi nhà Trần lên ngôi đặt một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương ở đây, lấy theo tên làng trung tâm là Long Hưng (nằm trên đường cái quan cũ nay là tỉnh lộ 226, có cung điện lớn từ thời Lý). Phủ Long Hưng bao gồm các huyện Ngự Thiên, Diên Hà, Thần Khê và huyện Tây Quan thuộc Thái Bình ngày nay, mà nay là Hưng Hà, Đông Hưng. Trong đó Huyện Ngự Thiên thời Trần là Huyện Hưng Nhân thời Pháp. Diên Hà lấy tên từ thời đầu Bắc Thuộc, tức là con sông của châu Diên, sau đọc chệch là Duyên. Trước đó, Vua Đinh lần đầu tiên đặt tên Phủ Thái Bình kỷ niệm việc dẹp loạn 12 sứ quân, bao gồm các huyện thuộc Thái Bình kể trên và các huyện phía nam Hưng Yên ngày nay tính từ ngoài ranh giới Khoái Châu ngày nay. Năm 1209 Lý Cao Tông tái lập Phủ Thái Bình. Trước vua Đinh và đầu thời Lý thì Phủ Thái Bình có tên là Đa Cương từ thời Bắc Thuộc. Đến cuối tk19 người Pháp dùng lại tên Thái Bình, đặt cho một tỉnh mới gồm Phủ Long Hưng thời Trần, một phần tỉnh Kiến An (Hải Phòng ngày nay) và một phần tỉnh Nam Định. Thời Nguyễn, tên Long Hưng đổi thành Hưng Nhân một cách đồng bộ, bao gồm tên làng Hưng Nhân, tổng Hưng Nhân và Huyện Hưng Nhân, trong đó tổng Hưng Nhân là tổng Long Hưng cũ có làng trung tâm là Làng Long Hưng cũ. Làng Long Hưng-Hưng Nhân cũ nay vẫn còn nền cung điện thời Lý và cây cầu đá cũng từ lúc đó, như đã nói trên, nay thuộc về xã Hồng An. Một tên cuối thời Pháp được dùng để chỉ tổng/xã-làng Hưng Nhân/Long Hưng là xã/làng Ngự Thiên. Như trên, Ngự Thiên, Long Hưng và Hưng Nhân cùng là tên vùng này được dùng song song ở làng-tổng-huyện. Thủ phủ huyện Hưng Nhân chuyển từ làng Hưng Nhân cũ ra thị trấn Hưng Nhân ngày nay khi mở con đường cái quan mới, nối tỉnh lỵ Thái Bình mới thành lập và tỉnh lỵ Hưng Yên (nay là các thành phố Thái Bình và Hưng Yên), con đường này ngày nay là quốc lộ 39 đi qua cầu Triều Dương. Con đường cái quan cũ nay là tỉnh lộ 226 nối hai thành phố ngày nay có tên là Nam Định và Hưng Yên, đã bị việc bồi lở ở cửa Luộc xóa đi dấu vết bến đò cũ. Huyện Ngự Thiên-Long Hưng-Hưng Nhân trước khi Pháp thành lập tỉnh Thái Bình thuộc về Hưng Yên. Cung Điện thời Lý ở Long Hưng bị Ô Mã Nhi phá hủy trong kháng chiến, sau không được trùng tu, chỉ còn cái nền. Cùng bị phá lúc đó có Thiên Lăng (cách cung cũ ở Long Hưng cũ khoảng 1km đường chim bay), nhưng Thiên Lăng sau đó được nhà Trần trùng tu, nay là thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Duyên Hà. Ở thôn đó và thôn lân cận Tây Nha cùng xã vẫn còn các họ đi theo nhà Trần ở đó đời đời canh lăng. Vì tội này mà Ô Mã Nhi bị giết khi trao trả tù binh. Đến thời đánh Pháp-Mỹ, Thiên Lăng nổi trội so với xung quanh bị bắn phá, đến thời Mỹ thì sập hoàn toàn phần nhà thờ, chỉ còn các mộ lớn. Gỗ của Thiên Lăng sập được chuyển đến các trường học trong vùng làm nhà đóng bàn ghế để các cháu lấy phúc. Sau này, Thiên Lăng được trùng tu và nay thường gọi là Đền Trần. Đền Trần này, tức Đền Trần Tiến Đức Hưng Hà, mới là mộ tổ nhà Trần và 3 đời vua đầu tiên cùng các Vương, còn ở Nam Định thì chỉ mang tính mê tín dị đoan. Thái Sư Trần Thủ Độ đào con kênh mang tên Kênh Thái Sư nối sông Hồng với Thiên Lăng và Lưu Gia-Lưu Xá, nhờ đó nối sông Luộc và sông Duyên Hà, sông Trà Lý bằng con đường ngắn và nước chảy êm hơn. Thời Pháp đào sông Sa Lung dùng đoạn kênh Thái Sư nối ra sông Hồng nên ngày nay kênh Thái Sư đổ vào sông Sa Lung. Kênh Thái Sư ngày nay vẫn là xương sống của hệ thống thủy lợi huyện Hưng Hà, còn được gọi là sông Thái Sư. Lăng Thái Sư Trần Thủ Độ và gia đình nằm bên bờ kênh này, cách Thiên Lăng cũng khoảng 4 km đường chim bay, thuộc về thái ấp cũ của ông. Vùng gần Thiên Lăng trước là ấp của Thái Sư Trần Nhật Hiệu, ít được nhắc đến vì tội lấy gậy vạch "nhập Tống", Tây Nha trước đây cày mảnh ruộng 8 mẫu 4 sào để trông coi lăng ông, sau ruộng này đổi sang Côn Cương xã Hồng An cho vuông đất, mộ ông vẫn còn.