Thảo luận:Đạo giáo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Những điểm tương đồng giữa Đạo giáo và Thiền tông[sửa mã nguồn]

  • Thứ nhất: Không chú trọng đến lí thuyết, những vấn đề logic, nhận thức học chi li. Thiền tông chủ trương "Bất lập văn tự", "có thể" xem như quan điểm "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" của Lão Tử. (Tuy nhiên, nên cẩn thận và hiểu đúng câu Bất lập văn tự. Không có tông phái nào lưu chữ nghĩa lại nhiều hơn Thiền tông, vô số Ngữ lục!)
  • Thứ hai: Đề cao cái "tự nhiên", Đạo (= Phật tính, Niết-bàn,....) là thường hằng, đã có sẵn, không cần tiệm tu để thành tựu. Quan trọng chỉ là việc quên "cái ta" để trực chứng, hoà nhập Đạo.
  • Thứ ba: nhường chỗ cho G(r..).G(r..) điền vào :D --Baodo 12:35, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Những thảo luận về Đạo giáo và Thiền tông[sửa mã nguồn]

Bạn có thể đem vi: Đạo giáovi:Thiền Tông hoặc en:Zenen:taoism ra so sánh, sẽ rút ra điểm tương đồng (nếu có). Vì tôi hoặc ai đó cũng có thể làm như vậy. Xem thêm Thiền Tông Việt Nam.Một cách khác, bạn có thể chuyển câu hỏi sang chỗ này, các chuyên gia sẽ trả loài chuẩn hơn Mathanhloi 04:38, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Trước hết xin cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Mathanhloi. Tôi đang tham gia trang Đạo giáo của anh Baodo và cũng đã đọc vi:Thiền Tông của anh. Tuy nhiên, tôi đưa câu hỏi lên wiki với mục đích tham khảo các quan điểm trung lập của nhiều thành viên ở đây (chứ không phải ở một forum khác). Tôi nghĩ là bạn hơi nhầm vì wiki cũng có rất nhiều chuyên gia về lĩnh vực này. Tôi cũng tin tưởng và hy vọng rằng, mình sẽ được nhiều thành viên wiki giúp đỡ nếu họ có thời gian, nhìn thấy câu hỏi của tôi và quan tâm đến lĩnh vực này. Thân mến. G.G 07:50, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đưa câu hỏi to tát thế hả G.G! Chờ xong bài Đạo giáo tôi sẽ "thử" trả lời câu hỏi ở trang thảo luận. Câu hỏi này có liên quan trực tiếp đến sự tiếp nhận tư tưởng (và thực hành) Phật giáo Ấn Độ của người Trung Quốc trong những thế kỉ 1-4/5 sau CN. Thân mến --Baodo 09:29, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đâu có mà. Một câu hỏi nhỏ cho một vấn đề.... :) G.G đang bí, mới lên bàn tham khảo. Anh Baodo không chịu trả lời (bảo đợi) thì giống như là biểu G.G đi kiếm hoa hái đi rồi...tui tặng hoa cho! hu hu G.G

Vâng, tôi tán thành theo ý anh Baodo. Tôi định chuyển câu này sang mục câu hỏi chưa rõ ràng vì tôi có thế đoán G.G là ai Trần Đình Hiệp 13:06, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Hiệp làm tôi tò mò quá, G.G. là ai vậy? --Baodo 13:28, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

(Ngoại đề) 1. Hôm qua đang đăng nhập nhưng khi ký tên lại bị vô danh (xin lỗi vì lúc đó G.G đang nói chuyện với Baodo).

2. Nếu Hiệp chuyển câu hỏi của G.G vào mục "Câu hỏi chưa rõ ràng", G.G nghĩ rằng, có lẽ Hiệp nên... đem cơm gạo tới để G.G dạy cho chính tả Tiếng Việt đấy (tức chưa?)! Cũng may là anh Baodo đã giúp Hiệp (nên cám ơn anh ấy nhé?).

G.G là ai vậy Hiệp? Chính G.G cũng tò mò không kém (đừng trả lời "xem trang thành viên G.G" đó nha!).

3.Tha thiết thỉnh cầu mọi người đừng để tâm tới G.G mà để ý tới câu hỏi của G.G. Đa tạ. G.G 01:00, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Những nhận định, nhận xét về điểm tương đồng giữa Đạo giáo và Thiền tông xin đặt lên trên.
Anh Baodo đã tách, nhưng tôi cần tách riêng thêm lần nữa, kẻo cái cô G.G này lạm dụng quá nhiều bộ nhớ wiki (lộn xộn quá: thỉnh cầu, tha thiết, ngoại đề...).
"Câu hỏi chưa rõ ràng" có lý do: thứ nhất Baodo cho rằng đây là vấn đề to tát , còn G.G lại cho rằng đó là "câu hỏi nhỏ cho một vấn đề ...." dấu ... có thể thay bằng gì? chưa rõ ràng điểm đó.
Kết luận: G.G nên tập trung vào điểm mình cần, nó sẽ được "hoá giải" sau thời gian nữa.Trần Đình Hiệp 04:20, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chưa kết luận được khi Hiệp "chưa chịu" mang cơm gạo tới học Tiếng Việt và trật tự Tiếng Việt: G.G thừa nhận có lạm dụng bộ nhớ wiki, nhưng sẽ làm sạch ngay khi có thể. Hiệp nên xem lại mục "câu hỏi chưa rõ ràng" và "câu trả lời chưa rõ ràng" nhé. Nó khác nhau đấy (hay là Hiệp ghen nhỉ?). Hiệp có vấn đề không khi G.G trả lời câu hỏi cho anh Baodo bằng dấu "...", anh Baodo nhứt định sẽ hiểu.

"Ngoại đề" là bởi vì đây là trang thảo luận Đạo giáo, mà G.G phải mắc công đi "chiêu sinh" học trò đó Hiệp. Okey?? G.G 06:51, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đang học Tiếng Việt, nhưng tìm thầy chưa ra mà cô thì quá nhiều. Nếu G.G rảnh quá thì đi edit cho tôi, cảm ơn trước.Trần Đình Hiệp 07:57, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Với công lực hiện tại mà tui phát biểu thì chắc bị phản đối đữ dội: Nhưng bản chất thiền là thiền, đạo là đạo, đem thiền biểu đi so với đạo giống như là đem sừng thỏ mà nấu canh chua vậy :chua thì có mà canh thì không. Chúc may mắn. 15.235.153.102
Hay! sừng thỏ nấu canh chua chính là thiền vậy, còn đạo thì canh chua tất phải cá lóc. Avia (thảo luận) 01:22, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nhớ có một chuyện nay, trong một công văn cấp trên gửi cấp dưới có đoạn: cong giao cung là dao, phat giao cung la dao, dao cao dai cung la dao...dao nao cung tot, dao nao cung lam viec thien. Không biết các bạn đã nghe chưa.203.210.245.235 01:33, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Thế này chứ: dao cong cung là dao, dao phat cung la dao, dao cao dai cung la dao... dao nao cung tot, dao nao cung lam viec thien :)) Avia (thảo luận) 07:03, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Phiên bản khác hay hơn hơn (cấm nổi nóng) dao dua cung là dao, dao phat cung la dao, dao thien chua cung la dao, dao cao dai cung la dao... dao nao cung tot, dao nao cung lam viec thien hì hì
Hay cho Avia, giỏi cho Avia, bay đâu: dem ngay dao ra cho ta thu tren nguoi Avia thì biết ngay chớ gì (cấm cười nhé!)

Canh chua sừng thỏ hay canh chua cá lóc thì khi gọi món cũng "bị" đụng đến hai chữ muốn tránh không được! (Lại nhớ Kinh Kim Cương có dạy: ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm mất rồi!). Thiền là Thiền, Đạo là Đạo, nhưng nếu không gặp được chỗ hòa hợp với Đạo thì không biết Thiền- vì lẽ nào mà được sanh ra? G.G 02:24, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Có phải 2 chữ đó là thực đơn không zdậy?Mathanhloi 03:27, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

!!! - Ôi con người (ST)G.G 04:22, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Bản chất của đạo Phật không phải nằm ở chỗ mà bạn muốn so sánh; các hình thức thiền và ngay cả các lối tu tập chỉ là mượn bút vẽ rồng, nay bạn đòi so sánh cái bút vẽ với cái cọ thì làm sao bạn tìm ra được chỗ chân chính? Bạn biết kinh Kim Cang sao bạn vẫn chưa nghĩ rằng có tới 84000 pháp môn tùy theo hoàn cảnh xã hội, tùy theo thời điểm con người, tùy theo căn cơ người mà tu học cho hợp, chớ có phải ngồi thiền riết thì ngộ đâu ? Nếu mà đếm, nội trong hình thức tu tập thiền thì đã có đếm không xuể các hình thức khác nhau. GG có thể nào chỉ ra được trong lịch sử thiền có hai thiền sư nào ngộ đạo theo cách giống nhau thì kể ra xem?

Đó là chưa kể nếu chỉ nói về pháp vô thường thì cả hai đều tựa vào những chỗ khác nhau, thực hiện khác nhau, mụch đích lại cũng khác nhau. Bạn đọc nhiều sách vở tin rằng bạn rõ điểm này! chính vì vậy mà "chua" thì có mà canh thì không vì sẽ không đem lại tí lợi ích nào cho mà ráng chi so sánh 2 vật khác nhau.

Tôi không phải nói về hình thức nó không liên quan vì các pháp môn đều tùy theo 1 cảnh giới nào đó mà nảy sinh cho thích hợp nhưng đó là mượn ngón tay chỉ trăng thôi. Bây giờ bạn cứ đòi đem ngón tay ra so sánh với ngón tay khác thì buồn ơi là buồn!

Nay tôi đã nhiều lời, thôi thì cũng tùy duyên nghiệp, còn việc làm có ích lợi tới đâu thì cũng tùy vậy!


Quên 1 công án tối hậu: "gió động phướn động?" Ối ông trời 04:22, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)


Sao mà "ôi, ối ối...." mãi thế, bắt chước ông Mekong Bluesman à, có trả tiền bản quyền cho ông ta chưa? Tôi nghe ôi ối sợ quá hết dám tham dự "Điểm tương đồng của Đạo & Thiền"....
Thêm nữa, tôi chưa biết các bạn quy định cơ sở nào để so sánh vì cái nghĩa của chữ "Đạo" trong Hán văn nó quá bao trùm. Nếu theo nghĩa hẹp, về mặt hình thái, thì như anh LĐ đã nói, tức là Đạo giáo khác Thiền:
Nhưng bản chất thiền là thiền, đạo là đạo, đem thiền biểu đi so với đạo giống như là đem sừng thỏ mà nấu canh chua vậy, chua thì có mà canh thì không.
còn nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao trùm nhất như G.G. viết thì không khác nội dung, còn gì để bàn khi vạn vật đã quy nhất! (nhưng 3 chữ Đạo trong câu G.G. viết được dùng khác ý, có thâm ý? Ai nhớ câu: Vạn vật quy Nhất, Nhất quy hà xứ?):
Thiền là Thiền, Đạo là Đạo, nhưng nếu không gặp được chỗ hòa hợp với Đạo thì không biết Thiền- vì lẽ nào mà được "sanh" ra?
Tôi tạm lấy phần "triết học Lão Trang" của "Đạo giáo" làm cơ sở so sánh với "triết học Phật giáo" nói chung và "Triết học Đại thừa", "Triết học Thiền tông" nói riêng; còn nếu lôi kinh văn Bát-nhã, tính Không, Thiền ngữ (Kim Cương, 84.000 Pháp môn, Quy mao thố giác,... ưng vô sở trụ... ô là la...!!!) cùng với Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử và các bài chú giải ra luận bàn với nhau thì có lẽ không hợp ở đây và cũng tốn thời gian (mấy chuyện tu tiên của Đạo giáo như Dưỡng sinh Thánh thai, Luyện kim, Trường sinh bất tử thì dĩ nhiên là bỏ qua...). Ai sung sức quá thì xin viết tiếp Đạo giáo, Lão Tử, Đạo Đức kinh..., xin mời! Bàng quan đặt câu hỏi và tranh luận "hình như" lúc nào cũng dễ hơn là chủ động viết bài. Hay là Viết = Ngôn và theo Lão Tử là "Ngôn giả bất tri". Nếu thật như vậy chắc tôi câm = ngừng viết luôn, lâu lâu lên mạng quấy nhiễu "vô ngôn" anh em chơi thôi,... ha ha --Baodo 16:21, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Ở đây anh Baodo chơi chữ là số 1; Tui vẫy cờ trắng rút không diều điều kiện... Làng Đậu.

Bàng quan???[sửa mã nguồn]

Có người nói (khuyên) Gr rằng: "chưa đi đến cổng chùa đã (vội) hỏi, vì sao cổng chùa luôn mở, và vì sao tượng Phật lại đặt cao. Muốn làm theo ý Phật, phải nghiên cứu trước." Nhưng nếu không trẻ thơ thì sao biết được chỗ nào là bụt, chỗ nào là ma?

Vì anh Baodo nói "bàng quan mà đặt câu hỏi" khiến G rất ư ấm ức. (Mới đúng là buồn ơi là buồn). Ngón tay này với ngón tay kia làm thế nào có thể nhầm lẫn, nhưng chỗ "diệu dụng" của nó thì rất bất ngờ. Hỏi điểm tương đồng vì G nghĩ rằng, nó nhất định gặp, nhưng như thế đâu phải cốt đem tay này tay kia ra mà phân biệt??.

Quả là chấp văn tự người đến nổi phải ấm ức/buồn/vui/mơ màng nghĩ lại gần giống LĐ quá nhỉ?

Chắc học trò G.G vừa chậm hiểu, lại vừa bướng bỉnh nên nhứt định tin rằng, Phật (hay Lão) hẳn có chỗ hòa hợp "thanh khí lẽ hằng".

Cái này chỉ tạm tốt lúc bắt đầu tu học thôi, về sau thì pháp còn phải bỏ hà huống phi pháp nhé

Phải "nghiên cứu rồi mới làm theo ý Phật" thì chắc Phật cũng buồn. G.G

chủ quan quá, sao biết ổng buồn ? LĐ buồn, Bado buồn, hay GG buồn thì dể biết hơn á
Hi hi, baby 5 tuổi, có thể hỏi nhiều câu mà cha mẹ nó không thể trả lời...
Ai làm cha mẹ vậy ?
Thứ nhất G.G ai nỡ viết thành G.r vậy ? (hay là lại một người G.r khác ở đây hay là một kí hiệu "ngông ngữ" mới -- Quá sức hiểu của LĐ (LĐ cũng lười không dám hiểu) chữ G.r nếu cố chấp cỡ LĐ thì nó gần với tiếng gầm của "sư tử Hà Tây" hay đại loại nghe đâu trong tinh hoa Phật học có danh từ tên là "sư tử hống".
Đây là câu "phán" của LĐ nhé: muốn hợp thì hợp muốn tan thì tan chớ mắc mớ gì đến các pháp chân như của a-lại-da-thức ? G.G trả lời cho xong ? Chuyện hợp tan của các pháp là chuyện cơm bữa hôm nay ăn chay may ăn mặn cũng chả ăn nhập gì, muốn nó ăn nhập thì tự mình xắn tay áo lên mà múc trộn vào thì nó sẽ hợp ngay ! Không biết G.G đọc qua các tác phẩm của bên Duy thức học không (nếu chưa thì hãy vào google tìm vài bài (mỗi bài chừng vài trăm trang -- một số tác giả viết theo kiểu văn hiện đại một số theo kiểu cổ tùy tâm mà lựa hàng nhé)
Đọc và hiểu xong bảo đảm GG sẽ có dư bản lãnh tự viết ra một vài bài tặng cho wiki về Tâm lí học Phật giáo và nhiều khi dư sức trở thành người nhớn không hỏi cái chuông, quyển kinh là gì mà chỉ hỏi "mình" là ai "mình" muốn gì, "Ấy" là ai "ấy" muốn gì trong cả nghĩa đen lần nghĩa bóng!
LĐ nhiều chuyện như vầy sơ vài hôm bị đòi xuống địa ngục cho thuyết cho Phán quan nghe -- lỡ ông ta sợ quá bịt lỗ tai chạy tuốt thì LĐ có mà đắc tội nói nhiều.

Gr là chữ anh Baodo (chắc tặng?) mà G.G cũng thấy hay nên dùng đó anh LĐ. Vì dễ đâu không tốn cơm cúng mà lại được! Hì hì. Trên có "ai" dạy rằng: chớ chấp ngôn ngữ rồi mà?

Không phải G.G trả lời cho xong đâu nha, nhớ tích cũ, có người dầm trong mưa tuyết, chặt tay, gãy chân... mới học được đạo, G.G không có được "bản lãnh" ấy thì cũng ráng mà mở mắt theo hầu các huynh đệ chớ nào dám lơ là!

Nếu đọc Duy thức học và 84.000.. câu gì gì đó mà dư sức thành người (á, lại chê G.G nữ nhi thường tình đây!), thì thà làm trẻ thơ còn hơn vì hẳn thế nào chắc G cũng sẽ mù lòa mất! :) Anh LĐ có xuống địa ngục nhớ kêu G đi uống café với nhé. Vì G nói nhiều quá bị đày đi trước rồi! G.G 00:08, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Lâu lâu mới vào đọc lại mấy dòng "công nghệ nổ" năm ngoái, thấy ngậm ngùi ghê :) Biết anh Baodo bận nhiều việc nhưng mong anh quay lại bổ sung bài Đạo giáo cho nó đỡ tủi thân. G sẽ đi đọc lại và bổ sung một vài mục bên phương Đông hỉ. G.G 06:50, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]