Thảo luận:Đắc nhân tâm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Để riêng mục từ Đắc nhân tâm chỉ để nói về cuốn sách này có chính xác không?--Docteur Rieux 20:35, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nên có mục này chứ, đây là tựa đề bản dịch của "How to Win Friends and Influence People", một trong những cuốn sách hay và nổi tiếng, cũng là một trong những cuốn sách bán chạy nhất http://www.answers.com/topic/how-to-win-friends-and-influence-people PPCC (thảo luận) 00:11, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Tên gọi Đắc Nhân Tâm vô cùng thông dụng ở việt nam. Cuốn sách này được phổ biến ở nước ta cũng một phần nhờ đóng góp rất to lớn của dịch giả nguyễn hiến lê. tên gọi này là do tác giả dịch ra và đã trở thành bản quyền rồh. Đây là một cuốn sách mà tôi rất tâm đắc ( (thảo luận) 06:32, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC))[trả lời]

Chỉ là mọi người quen gọi mà thôi. Chứ thời ông Nguyễn Hiến Lê còn sống chắc ông chưa đăng ký bản quyền với bản dịch và tiêu đề "Đắc nhân tâm", khi đó bản dịch được lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. PPCC (thảo luận) 00:03, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tranh cãi bản quyền[sửa mã nguồn]

Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê đang bị Trí Việt - First News kiện vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 15:11, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]


Điều khẳng định sau đây của ông Nguyễn Quyết Thắng, dựa theo công ước Berne, là đúng hay sai? “Theo công ước Bern, 50 năm kể từ ngày tác giả qua đời, thì mọi tác phẩm sẽ thuộc quyền sở hữu của công chúng. Tính đến nay, tác giả Dale Carnegie đã mất 56 năm. Vì vậy, tác phẩm của ông đã thuộc về công chúng từ lâu” (Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/vanhoa/Tri-Viet-co-bi-vi-pham-ban-quyen/20116/152163.datviet). PPCC (thảo luận) 13:41, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, mặc dù ông Dale đã qua đời trên 50 năm nhưng bản quyền cuốn sách đã được truyền lại sang cho một số thành viên trong gia đình Carnegie của ông, bằng chứng là họ đã cho tái bản (Revised Edition) cuốn "How to Win Friends and Influence People" vào năm 1981 với việc bổ sung một số sự kiện, nhân vật và bỏ bớt hai phần cuối, ngoài ra bà Dorothy Carnegie (Mrs. Dale Carnegie) cũng viết thêm Lời mở đầu cho lần tái bản trên. Như vậy khó có thể nói tác phẩm đã "thuộc quyền sở hữu của công chúng". PPCC (thảo luận) 13:41, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cuốn sách sau năm 1981 còn tái bản nhiều lần nữa. Nhưng chỉ tính từ năm 2005, tức là 50 năm sau khi tác giả qua đời, tác phẩm mới thuộc về công chúng. --95.222.206.108 (thảo luận) 21:59, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi vẫn bảo lưu ý kiến của tôi ở trên khi cho rằng tác phẩm còn đang thuộc bản quyền của gia đình Carnegie thông qua Nhà xuất bản Simon & Schuster. Điểm nhấn ở bản Revised Edition như tôi đã nói trên (có sửa đổi, bổ sung,...), First New đã mua lại và biên dịch từ bản Revised Edition (không có Phần V và Phần VI như bản dịch của Nguyễn Hiến Lê). Như vậy khách quan mà nói, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê sử dụng bản gốc ban đầu của Dale Carnegie (1888 – 1955) xuất bản năm 1936, còn First New sử dụng bản Revised Edition. Mỗi bên đều có lý lẽ của họ. Chúng ta (người đọc) hãy đợi ý kiến từ những người trong cuộc: Nhà xuất bản Simon & Schuster, đại diện gia đình Carnegie, Nhà xuất bản First New, ông Nguyễn Quyết Thắng. Nên chăng mọi người hãy theo dõi cách xuất bản, vấn đề bản quyền đối với tác phẩm này ở các nước khác, không thể có một ngoại lệ đối với riêng Việt Nam. PPCC (thảo luận) 23:22, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Công ước Bern là công ước được nhiều quốc gia công nhận, trong đó có VN. Và cứ theo công ước này, thi cả 2 bên đều không vi phạm bản quyền và đều có quyền in sách ĐNT. Ông Nguyễn Quyết Thắng có quyền in sách của Nguyễn Hiến Lê dịch từ bản gốc của ông Dale Carnegie viết riêng 1 mình, vì bản quyền đã hết hạn. Còn nhà First New mua lại bản quyền bản đã chỉnh sửa và bổ xung (tức là có đồng tác giả còn sống) và chỉ First New có quyền dịch và in bản chỉnh sửa này tại VN. Tuy nhiên, công ước Bern còn để ngỏ 1 điều là các quốc gia có quyền nâng cao thời hạn bảo hộ bản quyền vượt quá 50 năm sau khi tác giả qua đời. Nhưng khác với các quốc gia khác, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (2009) cũng chỉ quy định thời gian bảo hộ là 50 năm sau khi tác giả qua đời. Sự việc tranh cãi này cũng đã xảy ra hơn 1 năm mà hình như không có ai phân xử thì phải. --Langtucodoc (thảo luận) 23:48, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cuốn Đắc nhân tâm được xuất bản lần đầu tiên năm 1936 nên nó sẽ được bảo hộ bản quyền ở Hoa Kỳ đến 95 năm kể từ khi xuất bản lần đầu tiên (năm 2031, xem File:PD-US table.svg) và chỉ thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 2032. Do đó điều khẳng định của ông Nguyễn Quyết Thắng là sai vì cuốn sách vẫn đang được bảo hộ bản quyền tại Hoa Kỳ. Tranminh360 (thảo luận) 08:46, ngày 18 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]