Thảo luận:Độc quyền (kinh tế)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độc quyền mua[sửa mã nguồn]

Có độc quyền mua hay không? Có chứ, bài chưa nói về độc quyền mua thứ độc quyền tai hại và độc ác hơn cả độc quyền bán.

  • Siêu thị khi trở nên quá lớn mạnh có thể ép giá các nhà cung cấp, buộc họ phải đấu thầu giảm giá bán, đồng thời phải cho trả chậm tới mức nhà cung cấp và nông dân không thể chịu đựng được.
  • Nhà nước Xã hội chủ nghĩa độc quyền mua sức lao động của xã hội, hầu hết phải bán sức lao động cho nhà nước thông qua các tổ chức lao động theo sắp xếp kế hoạch chỉ tiêu.

Bánh Ướt 01:26, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý là có độc quyền mua, và cũng băn khoăn về điều đó. Tuy vậy xem các sách, tài liệu kinh tế thì tôi thấy rằng: một tình trạng thị trường mà tiếng Anh gọi là "monopoly" là để chỉ độc quyền bán. Độc quyền mua thì gọi là "monopsony" với định nghĩa là tình trạng thị trường mà trong đó chỉ có một người mua trong khi có nhiều người bán, đây là một ví dụ. Trong các sách, tài liệu của Việt nam mà theo tôi chủ yếu dịch từ sách nước ngoài cũng trình bày về "độc quyền" với ý nghĩa là độc quyền bán (monopoly). Nên chăng chúng ta sẽ thảo luận thêm để có giải pháp tốt hơn cho vấn đề này? Trong khi chờ đợi, tôi sẽ bổ sung một chút bài viết để làm rõ phần nào vấn đề tieu_ngao_giang_ho1970 04:12, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có vẻ như định nghĩa độc quyền gắn với định lượng "một" này sát nghĩa quá.
Thực tế tôi thấy hai, ba, bốn ông chiếm thị phần lớn bắt tay nhau là cũng có độc quyền. Như mấy ông tập đoàn càfê, chỉ mấy ông Tây là quyết giá mua càfê hạt của thế giới nên giá mua nguyên liệu chỉ chiếm một phần nhỏ giá bán sản phẩm. Như ông OPEC với giá bán dầu thô thế giới, mấy ông có quyền nhập khẩu xăng dầu Việt Nam với giá bán xăng. Mấy ông nói tùm lum về "cung cầu " mà không hiểu sao giá xăng dầu cứ lên xuống như ngựa phi hoặc rề rà, đủng đỉnh ở miết trên cao.
Về nguyên nhân dẫn đến độc quyền, tôi thấy khi người tiêu dùng không còn thói quen mua hàng nông sản, thực phẩm không đồng nhất quy cách, chất lượng, không quen mua hàng "không có thương hiệu", "không biết cách kiện ai khi bị đau bụng", không còn thói quen mua một vài sản phẩm công nghiệp ở cửa hàng bán lẻ do không có thông tin về kiểm soát chất lượng sản phẩm thì mấy ông tập đoàn siêu thị mới ép nông dân, nhà sản xuất được chứ. Như cái vụ đạm trong sữa vừa qua, người ta buộc phải mua sữa trong siêu thị cho "chắc ăn". Như vậy trên thị trường, dù có nhiều người bán hàng, nhưng ông tập đoàn siêu thị vẫn xem như có độc quyền mua. Nguyên nhân của độc quyền là do ông "có thương hiệu" và người mua "thiếu thông tin". Bạn có bao giờ thấy ai trả giá khi mua thuốc Tây chưa? Toàn là ông nhà thuốc bảo sao, nghe vậy, rồi trả tiền. Hoặc là dù biết trong bịnh viện bán thuốc mắc hơn bên ngoài, người ta vẫn thích mua cho "yên tâm".
Bạn xem lại sách xem có định nghĩa nào mới hơn không. Nếu có quy định về thị phần của doanh nghiệp độc quyền của Việt Nam càng hay.
Nói về tác hại của mấy ổng: mấy ông tập đoàn kinh tế của Việt Nam chắc chắn là thuộc dạng độc quyền nên quanh năm than lỗ, rồi cuối năm đòi thưởng. Miệng nói cần tăng giá để có tiền đầu tư nhà máy điện mà tay vung quá trán cho khách sạn, nhà hàng, nhà băng ---> "Độc quyền (chính sách)". Không biết có khái niệm chỉ một vài nhóm có lợi ích là có đủ nguồn lực để vận động chính sách nhằm thu lợi cho nhóm thì gọi là độc quyền chính sách không nữa nhưng chắc chắn rằng mấy ông độc quyền bao giờ cũng "mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Mấy ông thuộc dạng có tiếng nói hoặc chỉ mấy ông "được quyền nói" nên tác hại của mấy ông với xã hội (kể cả với cả toàn cầu) khó lường hết. Nếu bài có thêm phần phân tích cộng với số liệu về tác hại của một số trường hợp độc quyền cụ thể thì sẽ hay hơn, kể cả nên nhắc tới câu "cạnh tranh bóp chết cạnh tranh" cho bài có mùi kinh điển xã hội chủ nghĩa. Bánh Ướt (thảo luận) 06:01, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Một thị trường chỉ có vài người bán thì được gọi là oligopoly, không phải monopoly. NHD (thảo luận) 06:13, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu kinh tế nhưng chữ độc có nguồn gốc từ chữ 独 mà nghĩa là một mình. Khi hơn một người nhưng vẫn là số ít thì có chữ quả 寡. 93.896 (thảo luận) 06:31, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]