Thảo luận:Điều chế tần số

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bác Phương chắc nhầm rồi, AM - Amplitude modulation, FM - Frequency modulation bản thân chúng là một kỹ thuật điều chế, chứ không phải là dải tần. Bác Phương có thể xem Tần số vô tuyến tại bảng phân loại các dải tần. Còn về sử dụng các kỹ thuật điều chế ở các dải tần thì cháu nghĩ người ta đều làm được, nhưng cái chính là nó có ưu và nhược thế nào thôi. Nal (thảo luận) 15:14, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mình không biết tiếng nước ngoài, trước đây có đọc mấy cuốn: "Lý thuyết anten"; "Sóng vô tuyến điện"; "Kiểm soát sóng vô tuyến điện"... Giải nghệ lâu lắm rồi, nhưng có lẽ vẫn còn để đâu đó. Những sách này đều không nói về AM; FM.

Mình nhớ mang máng người ta chia sóng điện từ ra làm nhiều giải tần theo bước sóng của nó:

  1. Sóng dài là 1000m trở lên
  2. Sóng trung là 100m đến 1000m (trong máy thu thanh giải này vẫn thường ghi là AM)
  3. Sóng ngắn từ 10m đến 100m (trong máy thu thanh giải này vẫn thường ghi là SW)
  4. Sóng cực ngắn có bước sóng dưới 10m (trong máy thu thanh giải này vẫn thường ghi là FM). Sóng cực ngắn lại được chia ra làm nhiều giải siêu cao tần; thậm cao tần (VHF) (UHF)... như bảng này [1]

Đồng ý với bạn về sử dụng các kỹ thuật điều chế ở các dải tần thì người ta đều làm được, nhưng cái chính là nó có ưu và nhược thế nào thôi. Nhưng nếu AM; FM là một kỹ thuật điều chế, chứ không phải là dải tần thì trong máy thu thanh giải tần sóng ngắn SW cũng chỉ áp dụng kỹ thuật điều biên sao họ lại ghi là SW nhỉ. Nalzogul xem lại cho kỹ, nếu đúng thì có giải thích rõ trong bài. Có thể tham khảo ở hình này Tập tin:Điều chế tần số.jpg

--Duyphuong (thảo luận) 00:25, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]


Cảm ơn bác Duyphuong đã vào tranh luận phản biện!

Sau đây cháu xin trình bày về các phân loại sóng theo như những gì cháu được học trên ghế nhà trường:

Tần số Bước sóng Tên gọi Chữ viết tắt Công dụng
30 - 300 Hz 10^4km-10^3km Tần số cực kỳ thấp ELF chứa tần số điện mạng xoay chiều, các tín hiệu đo lường từ xa tần thấp.
300 - 3000 Hz 10^3km-100km Tần số thoại VF chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn.
3 - 30 kHz 100km-10km Tần số rất thấp (sóng cực dài) VLF chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh, quân sự, chuyên dụng, thông tin dưới nước (tàu ngầm).
30 - 300 kHz 10km-1km Tần số thấp (sóng dài - LW) LF dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
300 kHz - 3 MHz 1km-100m Tần số trung bình (sóng trung - NW hay MW) MF dùng cho phát thanh thương mại sóng trung (535 - 1605 kHz). Cũng được dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
3 - 30 MHz 100m-10m Tần số cao (sóng ngắn - SW) HF dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...
30 - 300 MHz 10m-1m Tần số rất cao (sóng cực ngắn) VHF dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 tần số từ 54 - 216 MHz).
300 MHz - 3 GHz 1m-10cm Tần số cực cao UHF dùng cho các kênh truyền hình thương mại từ kênh 14 đến kênh 83, các dịch vụ thông tin di động mặt đất, di động tế bào, một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ thống vi ba và vệ tinh.
3 - 30 GHz 10cm-1cm Tần số siêu cao SHF chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin vệ tinh.
30 - 300 GHz 1cm-1mm Tần số cực kì cao EHF ít sử dụng trong thông tin vô tuyến.

Cháu thấy các máy thu thanh SW thường có hai chế độ hoạt động đó là AM và FM. Như bác đã nêu ở trên thì cháu dám chắc rằng, cách nói dải AM và dải FM là cách nói về dải tần sử dụng kỹ thật AM và FM trong phát thanh thương mại. Dải tần phát thanh AM theo quy định quốc tế gồm 3 dải tần:

  • LW - sóng dài; f = 150 kHz đến 450 kHz. Dải tần cố định. Việt Nam không dùng dải tần này.
  • NW - sóng trung; f = 530 kHz đến 1600 kHz (1,6MHz). Dải tần cố định.
  • SW - sóng ngắn; f = 2 MHz đến 30 MHz. Dải tần này quá rộng nên thường được chia thành nhiều băng nhỏ (SW1, SW2, SW3..., có những cái radio có tới trên 15 dải tần sóng ngắn (SW1 - SW15).

Trong các radio AM/FM thường hay gọi băng NW là AM. Như vậy người ta đã đánh đồng giữa AM và NW (535 - 1605 kHz). Và tương tự như vậy đối với dải tần phát thanh FM, người ta đã gọi luôn là dải FM (88 đến 108 MHz). Nal (thảo luận) 08:11, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

  • Bảng trên Nal đưa ra, phạm trù của nó rộng quá. Trong phạm vi bài này, tần số của sóng mang phải là sóng cao tần, nếu có mở rộng phạm vi thảo luận thì cũng chỉ nên nói đến những giải có bước sóng trên 1000m và những giải có bước sóng 10m; 1m; 0,1m;... Những từ trong bảng trên về phạm trù tiếng Việt có lẽ cũng cần nên xem lại. Nhưng thôi, ngôn ngữ bây giờ mọi người đều dễ tính hơn ngày xưa. Hầu như tất cả các máy thu thanh đều ghi thế này
    thì đến dân kỹ thuật cũng nghĩ nó là giải tần, kể chi đến những người ngoại đạo. Nếu AM; FM là từ viết tắt của kỹ thuật điều biên, điều tần thì trong bài nên có mục nói rõ về nó. Nếu thuộc chuyên ngành của mình thì Nal hãy viết sao cho đại chúng hơn, tránh tình trạng bài viết ra người mới tìm hiểu đọc vào thì không hiểu nổi, người có kiến thức về đề tài đó lại không tìm được thông tin hữu ích mà thậm chí còn bị hiểu nhầm đi. Nal cứ sửa đi, rồi mình sẽ chỉnh lại những ngôn từ theo những tài liệu của mình nó được XB những năm 1985 về trước (vào thời điểm đó những tài liệu này hầu như chưa chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại ngữ). Cảm ơn Nal đã chỉ ra! --Duyphuong (thảo luận) 03:36, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tên bài là Điều chế tần số có lẽ cũng chưa ổn, vì không rõ nghĩa gây hiểu nhầm. Nên để là Sóng cao tần điều chế tần số, hoặc gọn hơn Sóng cao tần điều tần. --Duyphuong (thảo luận) 04:48, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề này cháu nghĩ đây là một kỹ thuật về điều chế, biến đổi tần số. Từ trước đến nay cháu vẫn thấy gọi là điều chế tần số, điều tần hay FM, nên cháu nghĩ là nó sẽ không gây hiểu nhầm đâu. Nal (thảo luận) 08:11, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mình còn nhớ, trong số học sinh bọn mình hồi đó có người trả lời câu hỏi của thầy Đoàn Nhân Lộ đã nói "trong điều chế tần số". Bị ông vặn lại "điều chế tần số của cái gì". Nếu sóng cao tần có tần số f0 được điều chế bằng một tín tín hiệu (ví dụ là một sóng đơn âm có tần số F), thì sóng cao tần điều chế (theo cách nhìn hẹp) có hai thành phần là sóng mang f0 và tín hiệu được nó mang F. Vậy tên bài đầy đủ, đúng nghĩa và gọn thì cũng phải là: Sóng cao tần điều chế tần số; Sóng cao tần điều tần hoặc sóng mang điều tần.

Nhưng mình nói thế cũng để mọi người tham khảo thôi, ngôn ngữ bây giờ đa dạng lắm, người ta có những chuyên khoa như khoa nói, khoa thông dịch, biên dịch, chuyên ngữ pháp... Còn chúng ta phần lớn là nhờ máy dịch sau đó sửa lại nên không thể tránh khỏi những sai sót đại loại như thế này [2]. --Duyphuong (thảo luận) 03:36, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bác Phương, sau những vấn đề tiếp thu được từ thảo luận trên, cháu sẽ sửa lại những bài này. Nal (thảo luận) 07:17, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]