Thảo luận:Anime

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.
Cần làm cho bài viết Anime:

Đây là vài việc bạn có thể làm:
  • Kiểm Chứng: thêm nguồn kiểm chứng
  • Mở rộng: có thể dịch thêm các đề mục của wiki tiếng Nhật, wiki tiếng Ý
  • Cập nhật: cập nhật thông tin, đặc biệt trong đề mục "Thị trường"
  • Khác: định dạng lại các chú thích.

Anime hiện nay là một niện tượng đã gây ra một ấn tượng đẹp đối với mọi người nhưng có lẽ chủ yếu là tới học sinh. Theo như ý kiến của tôi thì viêc cho nhưng thành viên được xem những thông tin về anime là rất tốt nhưng nên mở rộng ra cũng hay mừ! Chẳng hạn như co thêm việc xem anime ấy!Anhotaku (thảo luận) 15:12, ngày 10 tháng 4 năm 2021 (UTC) Thôi thế có ai đồng ý thì hãy thảo luận với tôi nhé! ADACHi 02:00, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tên bài viết[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu ?. Bài về truyện tranh nhật bản tên chính là manga trong khi bài về anime tên chính là hoạt hình Nhật Bản. Nếu đã sử dụng tiếng nước ngoài thì sử dụng luôn hoặc việt hoá hết.Khunglongcon (thảo luận) 01:11, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

nguồn gốc của từ Anime[sửa mã nguồn]

theo tiếng Pháp, hoạt hình là Animé và từ animation trong tiếng Anh cũng có nguồn gốc là tiếng Pháp. vậy thì viết là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt hình") có đúng không?

Chất lượng[sửa mã nguồn]

Tệ quá, viết cứ như trong mấy cái forum ở VN vậy, không nguồn và không trung lập. Hy vọng các thành viên quan tâm hợp sức phát triển lại bài này -- ClanKeytalk-butions 11:15, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cần viết lại[sửa mã nguồn]

Cần phải có thái độ trung lập và phải có nguồn dẫn đầy đủ. Nên bỏ tên các bộ phim hoạt hình để đỡ rối và cũng không cần thiết. Anhdung98 (thảo luận) 12:13, ngày 27 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đã biên lại đề mục này, cảm ơn nhận xét từ bạn.Nacdanh (thảo luận) 08:14, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nguồn tham khảo để phát triển đề mục "cách mạng anime"[sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo: Rise of the Dark Magical Girls (thể loại Mahou Shoujo). Anime News Network.

(http://www.animenewsnetwork.com/feature/2016-12-16/rise-of-the-dark-magical-girls/.110004).

Đọc thêm (có thể dùng để viết nếu thấy hợp lý): Deconstruction / Anime and Manga (TV tropes)

(http://tvtropes.org/pmwiki/pmwiki.php/GenreDeconstruction/AnimeAndManga).

Deconstruction In Anime - Nghệ Thuật Phân Giải Trong Anime (một trang viết có thể tham khảo về định nghĩa).

(http://moesocial.com/topics/view/610/deconstruction-in-anime-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-phan-gi%E1%BA%A3i-trong-anime).

What makes an anime an "Genre Deconstruction?" (Reddits)

(https://www.reddit.com/r/anime/comments/2l94m0/tldr_what_makes_an_anime_an_genre_deconstruction/).Nacdanh (thảo luận) 05:25, ngày 11 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Miyazaki Hayao: "Anime là một sự sai lầm".[sửa mã nguồn]

Tôi để đề mục này ở đây vì có nhiều người nhầm lẫn về câu nói này và tưởng thật, nhưng nó chỉ là một câu nói đùa mang tính giễu cợt trên mạng về Miyazaki Hayao. Đề nghị những người duyệt bài, và viết bài sau này nếu còn cố tình thêm câu nói đùa cợt, không có nguồn dẫn hay sách trích dẫn uy tín; cố tình xuyên tạc người khác, không mang tính xây dựng bài nên cân nhắc lại. Câu nói trên là không phải từ Miyazaki Hayao. Đề nghị những người phát triển bài lưu ý. Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 09:51, ngày 12 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Không đưa nhãn "Thể loại Otaku" vào bài[sửa mã nguồn]

Bài này nói về đặc điểm của anime, ngành công nghiệp và các yếu tố nó ảnh hưởng chứ không đi sâu chi tiết về văn hóa. Do đó, thể loại Otaku không nên được đặt dưới nhãn bài viết, nội dung đề cập đến otaku trong bài quá nhỏ và không đáng kể. Thân mến.Nacdanh (thảo luận) 11:10, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài viết chọn lọc[sửa mã nguồn]

Hiện tại tôi đang muốn phát triển thành bài viết chọn lọc với việc dịch từ wiki tiếng Nhật và wiki tiếng Ý với các đề mục: Lịch sử, sản xuất, tham chiếu văn hóa. Ngoài ra, cần bổ sung thêm nhiều nguồn về công nghiệp anisong, nhạc kịch 2.5D cũng như diễn viên lồng tiếng hay bảo tàng và hành hương đất thánh,... Khá nhiều vấn đề về bài. Cần bổ sung những phần đó trước khi ứng cử, tất nhiên sức người có hạn với chủ điểm lớn nên hy vọng nhận được nhiều sự quan tâm và giúp sức từ những người nghiên cứu và yêu thích chủ đề của bài. Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 06:05, ngày 7 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hiện tại, tôi e rằng mình không hoạt động thường xuyên, nên nếu ai có lòng phát triển thành bài chọn lọc thì sửa lại mục phân phối tại Đức, sửa thêm phần cách mạng anime, viết thêm nhạc kịch 2.5D vào phần 'toàn cầu hóa', viết thêm thần đạo và phật giáo trong tham chiếu văn hóa.--Nacdanh (thảo luận) 00:45, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa do trùng nguồn[sửa mã nguồn]

Chào bạn Hornsoros, đầu tiên tôi cảm ơn bạn đã đóng góp cho bài. Hiện tại, đoạn bạn thêm vào đã được tôi tinh gọn lại thành một câu khảo sát của trang Mynavi, cùng việc sử dụng chú thích gốc tiếng Nhật cũng như nhờ kiểm tra tiếng Nhật từ tôi và một bạn Trần Nguyễn Minh Huy sống tại Nhật, nên tôi chắc chắn tính chất cô đọng của nó đúng với nội dung nguồn dẫn đó. Tiếp theo, tôi đã xóa đoạn bạn thêm vào do trùng lặp với ý đã trích dẫn bên trên (cùng nguồn tiếng Nhật và website) có thể do bạn không để ý. Kế đến, tôi xóa vì lý do thứ hai là nó theo văn phong báo chí, đậm tính diễn giải và cảm xúc. Nếu bạn không đồng ý có thể thảo luận thêm, cũng như xem cách tóm gọn của tôi với nguồn tiếng Nhật đó có cần phải sửa đổi thêm thì bạn cứ nhắn lại. Tôi xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 06:17, ngày 9 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thêm nữa, đó là một mẫu khảo sát rất nhỏ (339 người) nên không thể đại diện hết được. Nội dung đề cập của nó tương đối hẹp nên không thể chiếm trọn một đề mục chỉ để diễn giải ý kiến của 339 người. Nếu câu tóm gọn nội dung ý của bài đó chưa ổn, bạn có thể thảo luận để giúp có ý tổng quát nhất. Xin cảm ơnNacdanh (thảo luận) 06:28, ngày 9 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Khuếch tán văn hóa - lý thuyết trung tâm ngoại vi[sửa mã nguồn]

Trong bài có đề cập đến "Khuyếch tán văn hóa" nên nếu muốn tìm hiểu thêm thì có thể đọc [thuyết "trung tâm ngoại vi" trong nghiên cứu không gian văn hóa] hoặc [thuyết "trung tâm ngoại vi" trong nghiên cứu không gian văn hóa] (pdf) của Ngô Hoàng Thịnh.--Nacdanh (thảo luận) 14:25, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chuyển ngữ[sửa mã nguồn]

Tôi đang phân phân về "It is a search to try to find an internal path", tôi đã dịch là "đó là một tìm kiếm để cố gắng đạt được một hướng nhìn nội tâm". Nếu có được cách dịch hay hơn thì mong hãy góp ý cho tôi. Tôi xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 03:52, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đã dịch lại thành "đó là một tìm kiếm để cố gắng đạt một đức tin nội tâm"--Nacdanh (thảo luận) 07:14, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đã dịch lại thành "đó là một tìm kiếm để cố gắng đạt một lẽ sống nội tâm".--Nacdanh (thảo luận) 08:05, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nacdanh, bạn có thể cho tôi biết văn cảnh của câu trên không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:14, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ThusinhvietCảm ơn bạn đã quan tâm đến thắc mắc tôi đang vướng phải. Bạn có thể kiểm tra qua | Vòng lặp hoặc ý thức bổn phận. Tôi đã chọn 'lẽ sống' vì có từ 'ikigai'. Tôi biết bạn rất rành hán việt mà mục đó tôi hầu như toàn liên quan đến Hán Việt khá nhiều. Nếu bạn không phiền thì mong bạn có thể kiểm tra qua một số từ tiếng Nhật đó tôi chuyển đã sát nghĩa chưa, nếu có thể mong bạn giúp một tay như từ 'gaman' tôi đang phân vân không biết nên để 'nhẫn lại hay chịu đựng' hay một từ nào khác. Cảm ơn bạn đã quan tâm.--Nacdanh (thảo luận) 11:24, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cũng mục đấy có từ 'amoral' mà tôi dịch là 'vô ngã' có đúng không? Tôi đang phân vân.--Nacdanh (thảo luận) 11:31, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã tín nhiệm, bạn có thể cho tôi biết qua văn bản tiếng Anh của đoạn này được không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:06, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thusinhviet. Nói ra thật ngại, tôi lại dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ trung gian. Vấn đề đang mắc phải được dịch lại từ tiếng Ý tại | Il giri, ovvero il senso del dovere, cùng việc tham khảo chéo từ wiki tiếng Tây Ban Nha do cùng nội dung | El sentido del deber và wiki tiếng El sentit del deure | El sentit del deure. Nên tôi không có câu tiếng Anh cụ thể. Chỉ có một số từ vướng vì nó liên quan đến văn hóa người Nhật gốc nhiều. Nếu không được thì cũng không sao vì khi dịch tôi cũng đã tra khá nhiều nguồn về văn hóa Nhật và quan niệm sống của họ, nhưng cũng vẫn có thể thiếu sót đâu đó. Vẫn cảm ơn bạn vì đã dành thời gian và nhắn lại cho tôi--Nacdanh (thảo luận) 15:43, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nếu tôi không lầm (do nguồn từ tiếng Tây Ban Nha chứ không phải tiếng Nhật) thì ý ở đây là tìm về con đường trong tâm tưởng. Đại ý của nguồn là, cách người Nhật Bản thể hiện thế giới quan trong anime lấy cảm hứng từ quan niệm sống rằng sức mạnh nội tại của mỗi con người nằm ở sự hy sinh, không mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mà một lòng tìm về một lý tưởng và hoàn thành nghĩa vụ, thông qua đó họ đi tìm "con đường trong tâm thức", hay "con đường sống". Cách bạn trình bày như hiện tại tôi nghĩ là đã rất sát rồi, nhưng tôi tra nguồn thì không thấy chỉ ra nó có phải là ikigai hay không, nên để nó ở sau nguồn. --minhhuy (thảo luận) 16:20, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Đã chỉnh lại, cảm ơn. Còn 'ikidai' tôi thấy chính là phần nội dung đề cập nên tôi đã đưa chú thích bên cạch để người đọc tra cứu.--Nacdanh (thảo luận) 17:21, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Về một số khái niệm[sửa mã nguồn]

  • amoral

Phiên bản tiếng Tây Ban Nha có câu: "Sin embargo, la moral es un término que es donde el universo es considerado por japoneses amoral e indiferente."
Vì tôi không rành tiếng Tây Ban Nha nên đã dùng Google dịch để chuyển nó qua tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tiếng Anh: "However, morality is a term that is where the universe is considered by Japanese amoral and indifferent."
Tiếng Pháp: "Cependant, la moralité est un terme qui est où l'univers est considéré par les Japonais amoral et indifférent."
Bằng cách dịch qua tiếng Anh và tiếng Pháp này, dường như ý nghĩa của bản dịch không khác nhau là mấy: "Tuy nhiên, luân lý là ý niệm nơi thế giới quan được người Nhật xem là amoralindifferent."
Từ điển Wiktionary bản tiếng Anh định nghĩa en:wikt:amoral như sau:

1. (of acts) Neither moral nor immoral.
2. (of people) Not believing in or caring for morality and immorality.

nghĩa là:

1. (về hành vi) không phải luân lý cũng không phải vô luân.
2. (về con người) không tin vào hoặc quan tâm đến luân lý và vô luân.

Như vậy, với nghĩa thứ nhất, tôi nghĩ là ta có thể dịch là "phi luân". Với nghĩa thứ hai, ta có thể dịch là người phi luân.
Vô ngã là một khái niệm trong Phật giáo, không biết là bạn dựa vào đâu để chọn từ này để dịch cho amoral nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:32, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn đã nhọc lòng trợ giúp tôi. Về căn bản tôi đã dựa vào khái niệm thẩm mỹ học của người Nhật trong bài wabi-sabi, tôi thấy một từ chắc chắn là 'vô thường' rồi và xét tạm qua hiểu của tôi nên đã quyết định chọn từ thứ hai là 'vô ngã'. Chính vì vậy tôi mới phân vân vì dựa vào định nghĩa wabi-sabi. Từ 'phi luân' tôi đã nghĩ qua nhưng vẫn đắn đo, nên tôi muốn nhờ thêm bạn Trần Nguyễn Minh Huy sống tại Nhật và bạn Thusinhviet giúp đỡ vấn đề này. Phạm vi tôn giáo tôi cũng chưa vững vàng lắm, dự định đợt tới sẽ dịch thêm đề mục về Thần đạoPhật giáo mong hai bạn kiểm qua giúp. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 10:55, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mong bạn ShiraAki giúp tôi phần đang thảo luận nên dùng 'phi luân' hay 'vô ngã' trong câu này, vì nó liên quan khá nhiều đến quan niệm của người Nhật về vạn vật. Mong bạn giúp. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 14:39, ngày 18 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
BQV Thái Nhi cũng là người có am hiểu về Phật giáo, bạn có thể góp chút ý kiến nào không ? Cảm ơn bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:01, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thực sự thì tôi không hiểu khái niệm của người Nhật nên càng không biết nó liên quan thế nào đến Phật giáo. Thái Nhi (thảo luận) 13:18, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nhờ các thành viên @Thusinhviet:, @Trần Nguyễn Minh Huy:, @Levietduong: mang giúp vấn đề ra cộng đồng wiki nhờ giúp về tôn giáo Nhật Bản.--Nacdanh (thảo luận) 17:16, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: Vô ngã (sự không tồn tại hoặc vắng mặt của bản ngã tự nhiên), đại ý là nhân vật không được tự ý hành động theo suy nghĩ, bản ngã hay chủ động theo ý của họ. Nếu bạn đọc dòng trên sẽ thấy nó nói về điều đó, câu này bổ sung cho ý bên trên. Đã tra cứu.--Nacdanh (thảo luận) 00:28, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thực sự thì tôi cũng chỉ có hiểu biết giới hạn về văn hóa Phật giáo lẫn Nhật Bản. Có thể đây là một câu hỏi hơi ngô nghê, nhưng cũng xin được thắc mắc, theo bạn chú thích về "vô thường": sự không tồn tại hoặc vắng mặt của bản ngã tự nhiên, thì sự chú giải này phải dành cho vô ngã mới đúng chứ nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:05, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: Tôi viết nhầm, 'vô ngã' đó, cảm ơn. 'Vô thường' thì chỉ sự phù du, đại ý vậy.--Nacdanh (thảo luận) 18:43, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Sau khi nghiên cứu rất nhiều cả về văn hoá Nhật Bản lẫn quan điểm của Phật giáo, đặc biệt chú ý tới Phật giáo Thiền tông của Nhật Bản, thì tôi thấy rằng, từ "vô ngã" đã thể hiện đúng bản chất của vấn đề, nếu xét theo quan niệm wabi-sabi của người Nhật. Thực sự khó khăn vì những vấn đề liên quan nhiều đến tư tưởng, ám mùi triết học như này ngay cả nhiều người Nhật cũng không thể nắm được, trừ khi họ có nghiên cứu sâu về Nhật Bản học. ShiraAki 13:05, ngày 27 tháng 12 năm 2018 (UTC)

Hội nghị thượng đỉnh Ise-Shima, 2016 (Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 42)[sửa mã nguồn]

Sự cố linh vật của sự kiện Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 42 được tổ chức tại Shima, Mie thuộc tỉnh MieNhật Bản năm 2016 có vẻ khá trầm trọng khi chính quyền thành phố và người dân đối kháng quan điểm giữa chính sách Cool Japan với Kai jin (ama), cũng như quan điểm "pseudo- Japan" (Nhật Bản giả) với "real Japan" (Nhật Bản thật). Liệu ai đó có thể cung cấp thêm tài liệu về vấn đề này được không. Tôi định phát triển thành một đề mục bài. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 06:56, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bạn cần tài liệu tiếng Nhật hay tiếng Anh? --minhhuy (thảo luận) 07:11, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy vậy, nếu có bạn cho tôi xin link dưới mục này. Tiếng Anh và tiếng Nhật đều được, tôi cảm ơn. Nhưng tiếng tiếng Nhật không ổn lắm,nhưng tôi vẫn cần. Nếu bạn viết cùng về chủ đề này cho bài thì hay quá.--Nacdanh (thảo luận) 07:26, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tên gọi tổ chức, phim liên quan trong bài[sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách, tôi sẽ bổ sung lại dần để sau này dễ tra cứu và các vấn đề liên quan để giải quyết.

Tổ chức:

Television Corporation of Singapore = Tập đoàn Truyền hình Singapore
Intercontinental Broadcasting Corporation = Tập đoàn Truyền thanh truyền hình Liên lục địa
Islamic Republic of Iran Broadcasting = Cơ quan Phát thanh Truyền hình Iran (IRIB)
National Iranian Radio and Television = Đài phát thanh và Truyền hình quốc gia Iran
Japan National Tourism Organization JNTO = Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản

Phim chưa cấp phép, hoặc tôi chưa biết đã phát sóng tại Việt Nam chưa, nguyên tác đã phát hành tại Việt Nam, nên giữ nguyên gốc tiếng Nhật hay chuyên sang tiếng Việt theo nguyên tác.

The Dog of Flanders = Chú chó vùng Flanders (tiểu thuyết)
Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils (tiểu thuyết)
Sư tử trắng Kimba bị in lậu trước đây
Hakujaden = Bạch Xà truyện ()
Theo tôi được biết thì Bạch Xà truyện 白蛇伝 hay truyền thuyết Thanh Xà Bạch Xà không phải là một câu chuyện quá lạ lẫm trong văn hóa Việt. Dẫu "Bạc" là âm Hán-Việt xưa của "Bạch" 白, và dẫu biết đọc "Bạch Xà" thành "Bạc Xà" cũng không có gì quá sai (cũng như người ta vẫn nói "ngựa bạch" nhưng lại nói "tóc bạc"), nhưng không biết là việc đọc Hakujaden thành "Bạc Xà truyện" có phải là chủ ý hay không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:20, ngày 22 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: Tôi ghi thiếu đấy, 'Bạch Xà truyện' tôi thấy nó có dấu ấn trong văn hóa dân gian Việt Nam nên muốn dùng nó cho tên phim Nhật Bản chuyển thể trong bài.--Nacdanh (thảo luận) 11:15, ngày 22 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Phim đã cấp phép tại Việt Nam, nhưng chưa tìm được nguồn dẫn (áp dụng chú thích lời ghi chú)

Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps = Alps no Shoujo Heidi (1974)
Tiểu hòa thượng Ikkyū = Ikkyū-san (1975)
Anne tóc đỏ = Akage no An, Red-haired Anne (1979)

Seiyū

Voice projection = phóng âm thanh
intonation = ngữ điệu
narration = dẫn chuyện
acting = diễn xuất
dancing = múa
singing = hát
Vocal music = thanh nhạc

Lý thuyết phim

male gazing = nhãn quan nam giới

--Nacdanh (thảo luận) 18:40, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ta nên áp dụng nguyên tắc đặt Wikipedia:Tên bài (phim). Trong đó có nói:

Dùng tựa đề thân thuộc nhất với hầu hết khán giả, độc giả Việt Nam; thông thường đây là tên chính thức của một bản dịch phim khi công chiếu ở rạp, ra mắt dưới dạng video có bản quyền, hoặc do các hãng phim lớn của Việt Nam phát hành (có thể kèm thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt). Tựa đề thân thuộc nhất là tựa đề được đông đảo người xem biết bằng tiếng Việt; nếu chưa có thì dùng đến tựa gốc, rồi đến tựa bằng các ngôn ngữ phổ thông toàn cầu tiếng Anh, Pháp, hay Đức...

Như vậy, yếu tố cao nhất cần phải cân nhắc là sự thân thuộc với khán giả sử dụng tiếng Việtthường thì nó là tên chính thức của bản dịch khi công chiếu, hoặc ra mắt dưới dạng video có bản quyền, hoặc do hãng phim lớn ở Việt Nam phát hành.
Nếu nó không phải là tên chính thức khi phát hành, thì nó nên vẫn là tên thân thuộc. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:04, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ phần tên thân thuộc, wiki nên có có các định lượng cơ bản nào đó trong quy định để dễ xử lý sau này và tiện cho đặt tên.--Nacdanh (thảo luận) 05:07, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy khái niệm thân thuộc ở đây cũng khá mơ hồ. Theo như quy định, thì dường như tên chính thức cũng chỉ là một gợi ý cho tên thân thuộc. Trong trường hợp đó là một phim mới, khán giả đa phần tiếp cận phim này khi nhà phát hành tại Việt Nam nhập về và chiếu ở các rạp thì tên thân thuộctên chính thức thật hợp lý. Nhưng khi ở trường hợp phim này đã xuất hiện từ lâu, khán giả Việt Nam tiếp cận và thân quen với phim qua nhiều con đường không chính thức thì tên thân thuộc sẽ mang mập dáng dấp khác.
Nếu có nhiều tên thân thuộc thì chắc là ta phải giải quyết case by case thôi. Google là một gợi ý tuy cũ nhưng tôi thấy cũng hữu dụng bởi phim ảnh xét cho cùng thì cũng thuộc lãnh vực giải trí, nơi khán giả đa phần tiếp cận qua internet chứ không phải sách vở hàn lâm.
Có một tình huống khá thú vị là với một phim đã xuất hiện từ lâu và phổ biến với một tên thân thuộc khác với tên chính thức sau này thì ta nên ứng xử sao ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:42, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hiện tại, Việt Nam đã gia nhập công ước Bern, do vậy 'tên cấp phép chính thức sẽ được ưu tiên', còn tên phổ biến sẽ được ghi trong bài với chú thích nhỏ. Trường hợp đang xét là nó chưa có 'cấp phép chính thức' và chỉ là một phái sinh duy nhất của nguyên tác gốc ban đầu. Vấn đề nhượng quyền này cũng đang được thảo luận tại [1] với quy tắc khá đầy đủ về chuỗi nhượng quyền và sẽ sớm áp dụng. Còn trường hợp trên đang có hướng đưa về tên gốc, và chỉ những trường hợp rất đặc biệt có tác động văn hóa lớn mới được dùng theo tên nguyên tác đã phổ biến trong văn hóa tại Việt Nam. Vấn đề, đã cấp phép mà không có nguồn dẫn thì sẽ ghi chú thích bên cạnh là phát hành tại đâu/kênh truyền hình nào. Tôi hy vọng quy tắc theo link vừa dẫn được bạn đưa thêm ý kiến, mong được áp dụng không chỉ với dự án anime/manga mà cho toàn dự án wiki thì rất hay--Nacdanh (thảo luận) 19:11, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Thusinhviet: Tất nhiên là theo bản quyền, còn trường hợp đang xét đến là nó thuộc tiềm thức văn hóa Việt Nam từ 10-20 năm, không phải các tên phim bị phân phối lậu được web dịch vô tội vạ đâu. Các hình thức phát hành chính tại Việt Nam là:
1, Chiếu rạp với phim điện ảnh.
2, Truyền hình với phim điện ảnh và phim bộ.
3, Liên hoan phim (bán vé, quy mô nhỏ hơn chiếu rạp).
4, Bán băng đĩa trên định dạng Blu-ray/DVD (Việt Nam hiện tại chưa có).
5, Chiếu trên dịch vụ stream trực tuyến bản quyền.
6, Trường hợp hiếm là có ảnh hưởng trong văn hóa Việt Nam (từ 10-20 năm hoặc đã ăn sâu trong tiềm thức văn hóa dân gian Việt Nam).--Nacdanh (thảo luận) 11:11, ngày 22 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Danh sách tên phim Nhật Bản trong các liên hoan phim tổ chức tại Việt Nam[sửa mã nguồn]

| Liên hoan phim Nhật Bản 2013 – Sự kết nối | Liên hoan Phim Nhật Bản 2014: NIỀM ĐAM MÊ | Thổi làn gió mới! Phim truyện và hoạt hình Nhật Bản 2013 | Làn gió mới trở lại! Phim truyện và hoạt hình Nhật Bản 2014 | Tuần lễ phim Nhật Bản tại TP.HCM 2010 | Liên hoan phim Nhật Bản tại TP. HCM 2011 | Liên hoan phim Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh: "HÀI 2012" | Các phim hoạt hình được trình chiếu tại LHP hoạt hình Nhật Bản 2011 | Liên hoan phim Nhật Bản 2018 --Nacdanh (thảo luận) 10:55, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Orientalism[sửa mã nguồn]

Khái niệm 'Orientalism' (Đông phương luận, nghiên cứu phương Đông) khác với 'Đông phương học'.

Nguồn: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh | Các lý thuyết nghiên cứu văn học và tính khả dụng
Trích dẫn: hai thuật ngữ tiếng Anh “postcolonialism” và “Orientalism” đã được họ dịch là “chủ nghĩa hậu thực dân” và “chủ nghĩa phương Đông”. Trên thực tế không hề có “chủ nghĩa” hậu thực dân và “chủ nghĩa” phương Đông trong khoa học (nếu có các chủ nghĩa này thì chúng mang một nội hàm khác và ở trong lĩnh vực khác). Trong khoa học, “Postcolonialism” chỉ có nghĩa là “nghiên cứu hậu thực dân” [hay “nghiên cứu hậu thuộc địa”]; còn “Orientalism” có các nghĩa: “phong cáchphương Đông”, “phương Đông học” [hay “nghiên cứu phương Đông”]. Trong các ngôn ngữ phương Tây, hậu tố “ism” trong nhiều trường hợp không có nghĩa là “chủ nghĩa”.
Nguồn: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội | Edward W.Said và nghiên cứu đông phương học --Nacdanh (thảo luận) 07:00, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Theo tôi được biết thì "Đông Phương học" là en:Oriental studies. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:14, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: Cảm ơn, tôi viết thảo luận để người phát triển bài sau này (nếu có) định sửa thuật ngữ 'Đông phương luận' không thay đổi nó, cũng như định viết một bài chính về 'Đông phương luận'không đổi sang tên khác.--Nacdanh (thảo luận) 08:27, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chữ 'truyền hình'[sửa mã nguồn]

Mấy chữ 'truyền hình' mà tôi viết vào bài không thừa đâu, nhằm phân biệt với các loại hình phân phối khác, nên sau này ai phát triển bài đừng xóa mấy chữ "trông có vẻ thừa" trong các đề mục. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 18:21, ngày 13 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thể loại[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn @Raibenkin đã giúp đỡ phát triển lại bố cục đề mục 'Thể loại' bài viết, tôi rất cảm kích. Thực lòng tôi nghĩ một số điều bạn đã nhầm lẫn về đề mục này, dù anime là tiếng Nhật nhưng nó phần lớn phụ thuộc vào thể loại trong điện ảnh nên bạn đã nhầm lẫn nhiều thể loại vào đề mục tiểu thể loại (ví dụ hài kịch lãng mạn không phải là tiểu thể loại của thể loại nào cả mà nó là một dòng kết hợp và là một thể loại riêng biệt, tương tự với một số thể loại khác như mecha); bản thân mecha đã là nét riêng của Nhật nên không thể là một tiểu thể loại, mecha thời kỳ hoàng kim 70-80 với sự phát triển rực rỡ rõ ràng ảnh hưởng qua lại cới phương Tây nên xét mặt văn hóa mecha là tiểu thể loại là sai lầm. Tương tự, isekai không nên tách ra làm rối bài thêm vì nó là một nhánh tiểu thể loại của kỳ ảo và cũng không có gì đặc biệt nên hợp nhất isekai vào kỳ ảo luôn với một dòng ngắn gọn định nghĩa (isekai là tiểu thể loại của kỳ ảo), người đọc muốn hiểu thì có thể đọc bài riêng của iskai (cũng giúp người đọc đỡ rối mắt). Thêm nữa, bài này tôi không phải tôi bịa ra mà dựa vào nền tảng của đề mục 'thể loại' của wiki tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý và tiếng Catania nên đã có nguồn dẫn; những phần nào không có nguồn dẫn thì nên xóa bỏ vì tôi đang muốn phát triển bài chọn lọc (có thể khá lâu) nên chỉ cần không nguồn thì tôi xóa bỏ và thảo luận thêm. Phần nữa nhiều từ tiếng Nhật bên cạnh thực chất nó không phải thể loại mà là cách phát âm của người Nhật nên tôi để bên cạnh và không tạo liên kết đỏ (ví dụ Romakome không tồn tại ở bất cứ wiki nào) nhưng Spokon lại là văn hóa Nhật Bản và là một thể loại rất mạnh ở Nhật từ thập niên 70 và không phải tiểu thể loại. Tương tự thể loại tâm lý thì thú thật chưa thấy wiki nào nói về thể loại nào hoặc dẫn chứng nên phiền bạn nếu cảm thấy không đúng có thể thêm nguồn về nó gắn với tham chiếu đến anime thì tôi sẽ đưa lại vào bài. Một lần nữa, cảm ơn bạn đã viết lại bố cục của đề mục 'thể loại' trong bài nhưng tôi cho rằng chưa hợp lý. Tôi cũng hiểu tại sao bạn lại thêm tiếng Anh nhưng xét cho cùng đây là wiki tiếng Việt và thể loại đã có trong chương trình nghiên cứu điện ảnh tại Việt Nam thì nên dùng tên chuyên biệt quy phạm tiếng Việt và một số thể loại đặc trưng của Nhật Bản mà không có tiếng Việt tương ứng. Bạn có thể đưa ý kiến xuống bên dưới để thảo luận thêm. Tôi rất mong cùng bạn biên tập lại bài thành bài chọn lọc (Tôi dự định sẽ xóa phần cách mạng anime của bài và biên tập lại một số chỗ sau này nên bài sẽ còn sửa, phần nào không nguồn sẽ bị xóa). Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 15:35, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ chúng ta nên thảo luận thêm về đề mục này tại phần thảo luận ở đây trước khi đưa vào bài, càng nhiều đóng góp thì bài viết càng tối ưu.Nacdanh (thảo luận) 15:44, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Vậy mình xin tách ra thành thể loại chính và các thể loại khác thay vì ghi là tiểu thể loại được không vì nếu để chung nhiều thể loại quá thì nhìn cũng khá rối. Thứ hai minh xin để tiếng Anh vì anime đã mang tính toàn cầu chưa kể có thể loại tiếng Anh tồn tại trong tiếng Việt (ví dụ thể loại 'Slice of life' có tồn tại trong tiếng Việt) và mục đích chính là để dễ xếp và theo dõi thể loại theo thứ tự chữ cái từ trên xuống. Raibenkin (thảo luận) 16:21, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
@Raibenkin, tôi cũng chả ý kiến gì vì bài này khi đề cử chọn lọc sẽ được bình duyệt từ dự án, sau đó sẽ được đánh giá từ nhiều người trong phần phản biến nên sẽ bị xóa, bớt, sửa, thêm nguồn sẽ được tiến hành nên đây không phải phiên bản cuối cùng. Nhưng tôi muốn nói bạn phải hiểu anime do Nhật sản xuất (gần như toàn bộ) nên bạn phải chứng minh thể loại chính đấy từ nguồn nào, thị phần thể loại đấy chiếm bao nhiêu trong tổng số của Nhật, thể loại mecha không thể là thể loại khác được (bạn ở Nhật sẽ biết, tương tự với thể loại khác như genkiga) nên không thể lấy cảm quan cá nhân ra để chọn thể loại nào là chính với khác???? (bạn phải hiểu chính ở đây là chiếm thị phần lớn do Nhật sản xuất). Bạn tự xem xét lại phần thêm vào tôi không nhắc lại (ví dụ như Romakome tôi đã nói ở trên). Bạn phải hiểu wiki là nơi thảo luận để đạt đồng thuận và ý nào không ổn sẽ bị xem xét xóa bỏ.Nacdanh (thảo luận) 17:02, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Vậy mình đã thêm nguồn vào rồi, bác không đồng ý chỗ ý chỗ nào xin góp ý. Mình đã tham khảo từ phần genres bên Wiki tiếng Anh. Raibenkin (thảo luận) 17:28, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Vậy tôi hỏi bạn @Raibenkin là tại sao bạn không chắc thể loại nào chiếm thị phần chính bạn lại quy vào như kiểu rõ mười mười vậy, bạn có hiểu là do không rõ thị phần nên tôi đã phải viết "Mặc dù có những tranh luận về cách phân loại anime theo chủ đề về tính chính xác và quy phạm, nhưng có một số chủ đề rất phổ biến như".
Một tôi đề nghị xóa bỏ hai cái thư mục ngộ nhận đó đi (chính - khác xóa bỏ), tiếp theo tiểu thể loại nào gộp luôn vào với thể loại chính cho đỡ rối mắt và lan man.
Đề mục chỉ nếu các thể loại tiêu biểu Nhật hay làm chứ không phải lan man liệt kể kiểu điện ảnh có thể loại nào thì tống hết vào như thế (đang rất giống hiện tượng trình bày 'thể loại' năm 2016 mà tôi đã cố cải thiện tại để được như hiện tại). Tôi đề nghị thảo luận cho tinh gọn lại những thể loại đặc trưng nhất của anime chứ không phải liệt kê những gì nó có.
Wikipedia là bách khoa toàn thư để tham khảo thông tin và anime vốn đã rất nhiều thể loại như điện ảnh thì tại sao không thể liệt kê hết mà phải tinh gọn gây thiếu sót thông tin khó tham khảo hơn vậy bác? Còn nếu mình viết 1 trang wiki riêng chuyên về thể loại anime như trang Lists of anime bên Wiki tiếng Anh được không? Raibenkin (thảo luận) 18:23, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Xóa bỏ liên kết đỏ Romakome (không có thể loại này, chính tôi viết tôi lại không biết thì thật hài, đó là cách phiên âm; riêng Spokon thì khác vì có BVCL bên wiki tiếng Nhật), không lạm dụng tiếng Anh vì đã có bài viết Việt tương ứng. Xin lưu ý các bài tương ứng đã có liên kết đa ngôn ngữ và đây là wiki tiếng Việt phục vụ người đọc tiếng Việt (từ chuyên ngành tiếng Việt tương ứng được chọn mức ưu tiên cao, trừ khi tiếng Nhật - vì viết về văn hóa Nhật là từ mượn và không có từ thay thế). Bạn tự sửa dần vì địa chỉ IP ban ngày của tôi nằm trong dải bị cấm lên không vào được, tối tôi mới dùng mạng IP tại nhà lên mới sửa được. Bạn cứ đưa ra lý do nếu hợp lý, nếu không hợp lý thì tôi sẽ xóa bỏ hoặc nhờ BQV giải quyết.Nacdanh (thảo luận) 18:08, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Thể loại này cũng không phải do mình thêm vào mà có từ trước đó nên mình sẽ bỏ liên kết đỏ. Nếu bác không chịu tiếng Anh thì mình sửa lại thành tiếng Việt theo thứ tự chữ cái. Raibenkin (thảo luận) 18:23, ngày 2 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Xin thứ lỗi vì bây giờ tôi mới trả lời câu hỏi của bạn @Raibenkin.
Thứ nhất, tôi cảm ơn bạn đã tham gia biên tập bài này vì rất lâu bài này chỉ có mình tôi biên tập ròng rã từ năm 2015 ở dạng sơ khai đến tình trạng hiện tại.
Thứ hai, wiki tồn tại thông tin dạng kiểm chứng được, hay nói cách khác khi có một thôn tin thì luôn đi kèm một chú thích đánh số chứa thông tin nguồn sách để người đọc kiểm tra thông tin; nếu thông tin không đúng với nguồn thì họ sẽ sửa hoặc thảo luận để xóa thông tin sai. Thông tin không nguồn (không có chú thích đánh số) sẽ bị đặt chú thích bên cạnh là 'cần nguồn dẫn' (tức cần chú thích đánh số), đặc biệt các bài viết chọn lọc thì đòi hỏi rất cao (tức là mọi thông tin đều phải có đánh số); do vậy thông tin bạn đưa vào mà không có chú thích sẽ bị xóa nếu sau một thời thời gian không bổ sung thêm chú thích. Bài viết này đang hướng đến BVCL nên sẽ rất khắt khe và trước khi bạn thêm phần bố sung không chú thích đó thì nhiều phần trong bài trước đó mà tôi viết vẫn chưa có chú thích, do đó nên tôi vẫn đang tìm nguồn bổ sung dù rất lâu. Tình trạng của bài là đang trong tình trạng dò nguồn và dịch bổ sung từ wiki Nhật và wiki Ý.
Thứ ba, bạn không nên quá sa đà vào định nghĩa thể loại vì các bài viết chính về thể loại đó đã có định nghĩa và bài riêng; bài này nói về anime và các đặc trưng/điểm nổi bật của nó trong từng thể loại cụ thể. Vì vậy, nếu sau một khoảng thời gian bạn không bổ sung thêm nguồn dẫn và điểm nổi bật của anime trong từng thể loại thì tôi sẽ tiến hành xóa bỏ định nghĩa các thể loại (hiện tại không nguồn) xa rời mục đích của đề mục phân loại.
Thứ tư, trả lời thắc mắc của bạn, tôi xin trả lời là danh sách kia bạn thấy ở wiki tiếng Anh thì bạn hoàn toàn có đủ quyền để tạo lập bài mà không ai có quyền kiểm soát bạn, tương tự với các bài khác. Chỉ duy một điều là đúng như bạn nói wiki là từ điển bách khoa do nhiều người xây dựng nên chắc chắn việc thảo luận nguồn dẫn luôn là ưu tiên (mức ưu tiên mỗi bài mỗi khác và tùy mức quan tâm nên tần suất thảo luận ít nhiều khác nhau). Quay lại ý thứ nhất của bạn như bạn nói wiki tiếng Anh mà bạn tham khảo phần thể loại họ cũng rất tinh giản và có một danh sách riêng ( Lists of anime) không phải ngẫu nhiên. Họ nhấn mạnh điểm nổi bật nhất mà hoạt hình đó có, còn lại sẽ lướt qua vì nó không nổi bật, ví dụ bạn xem điện ảnh của một quốc gia nào đó trên wiki bất kỳ thì sẽ chia thành các giai đoạn nổi bật với các thành tựu đáng chú ý giai đoạn đó chứ không ai liệt kê tất cả các bộ phim sản xuất thời kỳ đó. Bạn hiểu ý tôi chứ. Tiếp nữa, 'Thể loại phổ biến giống điện ảnh' là gì? không lẽ anime không thuộc điện ảnh? (liệu có quá thừa không?) Thế nào là phổ biến? Bạn lấy thước đo nào hay hạng hạng mục giải thưởng nào để phân định một thể loại là phổ biến? Tôi mong bạn chỉ nên đưa một số điều đặc trưng của anime như bên en, còn bài riêng về danh sách thì bạn cứ tạo với bài tiếng Anh.
Thứ năm, các định nghĩa không có nguồn chú thích (nguồn đánh số) nếu không bổ sung thêm nguồn sẽ bị xóa sau một thời gian vì người đọc sẽ không tin thông tin đó và có quyền xóa bỏ. Tôi dám chắc rằng khi bài này hoàn thiện UCBVCL thì thông tin không nguồn chắc chắn sẽ bị xóa, xin bạn lưu ý. Thêm nữa "Cách phân loại anime theo thứ tự chữ cái chủ đề[551][552]" là cái gì? nếu hai nguồn này nói đến định nghĩa và đặc trưng thể loại nào thì bạn hãy chú thích luôn bên cạnh thể loại đó (nơi đang rất cần chú thích để không bị xóa). Tôi biết tài liệu này rất sâu về thể loại anime (Rayna Denison, Anime: A Critical Introduction, tiếng Anh) nhưng không tiếp cận được, nếu bạn tiếp cận được xin hãy bổ sung thêm chú thích để không bị xóa thông tin và thông tin được sâu về mặt học thuật.
Nếu có vướng mắc về chú thích tôi sẽ hỗ trợ bạn cú pháp để bài viết phát triển. Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 17:13, ngày 3 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 20 tháng 12 năm 2019[sửa mã nguồn]

2402:800:6100:CD6:61F2:F2EA:4642:963A (thảo luận) 13:03, ngày 20 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Trao đổi để xây dựng thành BVCL[sửa mã nguồn]

Chào bác Nacdanh, dưới đây là những góc nhìn chủ quan về bài viết của tôi. Cụ thể thì về bố cục bài, nhìn chung tôi thấy đề mục mẹ số 1 -> 7 là ổn, nhưng vấn đề bắt đầu phát sinh từ hai đề mục số 8+9, chắc chắn là chúng phải bị gọt bớt đi rồi:

  • Đề mục số 8:
    • Tôi đã tính đến phương án tách bài riêng, nhưng xem ra phương án này không khả thi cho lắm, mà có khi còn làm cho độc giả rối hơn khi đọc bài. Vì thế có lẽ việc kết hợp gộp+gọt nội dung là phương án tốt nhất. [1.c]
    • 3 đề mục con 8.1, 8.2 và 8.3 theo tôi có thể gộp chung thành một đề mục mẹ, vì nội dung chúng có vẻ đều chung một đề tài là về bộ máy vận hành ngành công nghiệp anime. Thế nên có thể đặt 3 đề mục con đó là "hệ thống" và vẫn giữ chúng trong "Công nghiệp anime".
    • 2 đề mục con 8.4+8.6 có thể gộp thành một đề mục mẹ chung là "Nhân lực", vẫn để ở trong "Công nghiệp anime".
    • Mục 8.6 "Thời gian phát sóng" thì có thể tách thành một đề mục mẹ riêng khỏi đề mục mẹ số 8 rồi đặt nó ở phía trước mục "Công nghiệp anime", rút gọn thành "Phát sóng".
    • Mục con 8.7+8.8 theo tôi cũng nên tách làm một đề mục mẹ riêng khỏi mục lớn số 8, đặt tên là "Đón nhận", đặt ở sau "Công nghiệp anime". Cả những đề mục sẽ đề cập đến nằm ở phía dưới như 9.7, 9.8 và 13.1 có thể gộp luôn vào đề mục mẹ mới tạo này.[1.a]
    • Sau khi chia xong các đề mục mới, ta còn phải tính đến việc phân bổ nội dung nữa. Tôi cũng có dành thời gian suy nghĩ về chuyện này. Theo tôi, để làm cân bằng nội dung giữa các đề mục, ta nên gọt bớt những phần thông tin thừa và giới hạn số dòng từng đoạn viết. Cụ thể với mỗi đề mục con mới, số dòng tối đa là khoảng 20-25 dòng, còn số đoạn viết thì chỉ 1-2 đoạn. Các thể loại bảng thống kê qua từng năm nên xóa hết, vì chúng không có vai trò gì lớn lắm. [1.b] Có lẽ như thế sẽ làm bác tiếc cho công dịch của mình, nhưng đến giờ tôi chưa nghĩ ra phương án nào tốt hơn.
  • Đề mục số 9 (cái này mới làm tôi nhức đầu nhất đây):
    • 1.c
    • Mục con "châu Á" có thể giữ nguyên, hai đề mục con số 9.2+9.2 gộp thành đề mục mẹ là "Châu Mỹ". Đề mục "Châu Âu" thì xử lý theo kiểu tôi đã viết ở [1.b].
    • Sau khi chia hết các mục con mới, ta nên áp dụng cách xử lý [1.b] cho cả đề mục "châu Á", "Châu Mỹ", "Úc và New Zealand" và "Châu Phi" nữa. Hai đề mục con 9.7+9.8 thì tôi đã nêu cách giải quyết như [1.a].
  • Đề mục số 10: Theo tôi có thể gộp nó làm đề mục con của đề mục số 1 "từ nguyên học", đổi tên đề mục số 1 đó thành "Thuật ngữ/Khái niệm" thì hợp lý hơn.
  • Đề mục số 11: Cái này có thể xóa bớt đi. Nếu người đọc có nhu cầu tìm những nhân vật tiêu biểu đó, họ có thể truy cập vào bài Lịch sử anime mà tôi đã dẫn link phần nội dung bài phía trên mà.
  • Đề mục số 12 giữ nguyên, còn với đề mục số 13, cái 13.1 tôi đã nêu phía [1.a] rồi, còn các đề mục con còn lại thì nên giữ nguyên.

— Sau khi viết xong những dòng này, chính tôi cũng thấy khá "choáng". Nêu cách xử lý mà đã nhập nhằng như vậy rồi, có lẽ việc "thực hành" vào bài chắc còn gian nan hơn nhiều, có lẽ là nằm ngoài khả năng của tôi, đành phiền bác giúp một tay. Nếu như có gì quá khó hiểu, bác cứ nhắn lại để tôi tìm cách giải thích dễ hiểu hơn. Dù kết quả biểu quyết như thế nào đi chăng nữa, việc cải thiện bài với quy mô lớn như vậy chỉ trong có vài ngày chắc chắn sẽ là một phép màu nếu chuyện đó thành hiện thực.  Jimmy Blues  12:27, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vượt giới hạn nhúng bản mẫu[sửa mã nguồn]

Bài viết hiện tại không hiển thị bản mẫu đúng cách một phần do dung lượng nhiều, nhưng chính xác hơn là do việc gọi bản mẫu quá nhiều lần: gọi {{Chú thích web}} 723 lần, {{Sfn}} 120 lần, {{Nihongo}} 63 lần. Điều này dẫn đến việc vượt quá giới hạn phần cứng xử lý cho phép. Cần tách nội dung để bài viết trở về bình thường. P.T.Đ (thảo luận) 11:15, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin ý kiến[sửa mã nguồn]

@AzusaNyan: Không biết bạn có ý tưởng nên tách mục nào nhỉ? Mình thấy có "Tham chiếu văn hóa", "Công nghiệp anime", "Phân phối" là những mục nên tách làm bài riêng. Tui simp Gura (thảo luận) 15:36, ngày 5 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@CrossEF: Theo mình thì đề mục "Tham chiếu văn hóa" và đề mục "Chính sách văn hóa quốc gia" nên cho vào 1 bài vì nó đều nói đến các khía cạnh văn hóa và nếu đọc kĩ thì mình cảm giác nó khá chung chung về nội dung. Khi tạo bài mới có thể bám theo 2 ý chính là văn hóa thời đại (đề mục tham chiếu văn hóa) và văn hóa xã hội (đề mục con xã hội Nhật Bản và đề mục chính sách văn hóa quốc gia) trong đó đề mục "Văn hóa xã hội" như mình đã nêu có thể chia làm đôi để rõ ý. Đề mục "công nghiệp anime" và phần đầu đề mục "phân phối" có lẽ nên cho thành 1 bài (với đề mục phân phối chỉ lấy phần đầu giới thiệu hoặc có thể lấy thêm ý ở dưới và lồng ghép nó vào đoạn đầu của bài mà tách từ đề mục "công nghiệp anime"). Phần còn lại và cả đoạn đầu của đề mục phân phối đã tách ra thì cũng nên tách thành bài riêng mình tuy nhiên giờ chưa viết thì cũng chưa hình thành ý tưởng ra sao. Bài mênh mông toàn là chữ nên chưa đụng chân đụng tay vào thì cũng khó để hình dung lắm. Nếu được khi bắt đầu biên tập bạn có thể nhắn mình câu ở trang thảo luận mình sẽ vào xem và biên tập cùng ^^ (にゃん~) 16:58, ngày 5 tháng 12 năm 2021 (UTC). Tái ký do sửa đổi: (にゃん~) 17:07, ngày 5 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@CrossEF: Có lẽ cũng nên tham khảo ý kiến của @Mintu Martin để biên tập bài ở thảo luận trên. Theo mình thì bạn đó tách đề mục khá rõ ràng và cũng khá...kiên nhẫn :) (にゃん~) 17:03, ngày 5 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bài này còn thiếu rất nhiều nếu định viết tử tế. Tôi dự định sửa lại vào cuối năm 2022 nếu có thời gian rảnh. Việc sửa đổi phải bàn thảo kỹ, không thể tự ý cắt xén. Riêng mục tham chiếu văn hóa yêu cầu phải được giữ lại trong bài chính, mục phân phối được xem xét cắt giảm, tương tự mục công nghiệp cũng được cắt giảm; lưu ý là cắt giảm sang bài mới và phần chính đề mục vẫn phải để lại (chỉ chuyển nội dung tiểu tiết sang, tham khảo Vụ du khách Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan 2018 tại đề mục "Bối cảnh" sẽ hiểu cách trình bày). Bài này vẫn rất yếu, chưa đủ sức làm BVCL (xem mục cần bổ sung tôi ghi chú bên trên, đặc biệt về mảng âm nhạc - nhạc phim anime, còn hẳn một đề mục của it.wp và một đề mục của es.wp chưa được dịch lại => công việc rất nặng nề) nên ai có ý định tiến cử BVCL nên từ bỏ sớm. Tôi có nhiều vấn đề cá nhân, cũng như cần thời gian đọc lại từng chữ để phân bố lại bố cục bài, nên có thể vào cuối năm 2022 hoặc lâu hơn sẽ sửa dần.--Nacdanh (thảo luận) 09:59, ngày 7 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]