Thảo luận:Arsenic

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Asen)
Dự án Nguyên tố hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nguyên tố hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nguyên tố hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Thạch tín vs asen[sửa mã nguồn]

Tôi cắt đoạn in nghiêng từ trong bài Asen sang đây, do điều này là thiếu chính xác, xem giải thích dưới đây.

Một tên Hán Việt Asen đó là thạch tín (石信), hay còn gọi là nhân ngôn, do chữ tín 信 bao gồm bộ nhân đứng 亻 ghép với chữ ngôn 言. Tuy nhiên, chữ thạch tín thường được dùng để chỉ khoáng vật có thành phần chủ yếu là asen trioxit (As2O3).

Thạch tín (石信, trang 970 Đại Nam quấc âm tự vị cũng dùng từ này) là cách gọi kiểu Việt của 信石 (tín thạch) trong tiếng Trung. Tên gọi tín thạch xuất hiện trong văn bản tiếng Trung cổ nhất còn lưu giữ được là Khai bảo bản thảo thời Tống (~ năm 973-974). Nguyên gốc, nó đơn giản chỉ tới loại đá có nhiều ở Tín châu (nay là Thượng Nhiêu, Giang Tây, Trung Quốc), chứa độc chất gây chết người. Sau này, khi khoa học phát triển hơn, người ta biết rằng nó là loại đá chứa khoáng vật arsenolite (hay thân hoa (砷华)) của asen (Trung văn gọi nguyên tố này là 砷 = thân), với thành phần chủ yếu là As2O3. Ở pha rắn, nó tồn tại dưới dạng As4O6. Về cơ bản có 2 loại tín thạch là bạch tín thạch (bạch tì thạch) và hồng tín thạch (hồng tì thạch). Loại bạch tín thạch ít gặp (chứa As2O3 gần như nguyên chất), còn loại hồng tín thạch gặp nhiều hơn do có lẫn với hùng hoàng (α-As4S4), thư hoàng (As2S3) cùng các tạp chất khác như Fe, Ni, Co, Ti, Sn, Sb, Ca, Mg, Al, Si v.v. Từ cả hồng và bạch tín thạch đều thu được tì sương (砒霜) là As2O3 nguyên chất.

Để điều chế tì sương, người ta cũng có thể khử bỏ S/Fe trong hùng hoàng, thư hoàng hay độc sa (tức arsenopyrite = FeAsS).

Như vậy, có thể thấy thạch tín (đá chứa khoáng vật của asen) không thể coi là đồng nhất với asen (nguyên tố) được. Báo chí gần đây đánh đồng thạch tín với asen là một điều rất tệ hại, cần sửa đổi. Khonghieugi123 (thảo luận) 19:23, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trong bài đã ghi rõ là nhầm, giờ bạn lại xoá nó đi thì các phóng viên sẽ lại tiếp tục nhầm. nên ghi rõ ràng là nhầm để mọi người cùng biết. Tuanminh01 (thảo luận) 23:47, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Trong tiếng Trung “tín thạch” 信石 đã từng được dùng để chỉ asen: http://archive.wul.waseda.ac.jp/kosho/ni01/ni01_00254/ni01_00254_0006/ni01_00254_0006_p0019.jpg Kiendee (thảo luận) 15:04, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]