Thảo luận:Bạch Hạc quyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Nhờ người quản lý di chuyển Bạch hạc quyền đến đây giúp. Lý do: Bạch Hạc là tên núi, cần viết hoa. Cám ơn.Lưu Ly 01:40, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã viết lại toàn bộ nội dung bài này, phần website tham khảo có lẽ do tại nguồn bị hư nên không truy cập được. Đề nghị không ai được quyền bôi sửa các danh từ tên riêng bằng tiếng Hoa hay tiếng Anh trong bài vì đó là từ khóa (key word) để tra trên www.google dành cho các bạn yêu thích võ thuật có khả năng đọc được tiếng nước ngoài. Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 09:33, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái đề nghị của LeLong chắc có vấn đề, vì: Nếu bạn không muốn thông tin bạn đưa vào bị người khác sửa, xin đừng viết vào đây. Xin lưu ý rằng tất cả những đóng góp cho Wikipedia đều được xem là đóng góp tự nguyện. Lưu Ly (thảo luận) 09:51, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lưu Ly nên nhớ rằng nhiều người không thể dịch tài liệu võ thuật tiếng Anh sang tiếng Việt vì có nhiều người Trung Hoa khi viết tài liệu võ thuật chỉ chua phiên âm Latin hóa mà không kèm theo chữ Tàu, vậy tôi đưa cả hai vào là để giúp người đọc, anh chỉ nghĩ đến tiếng Việt mà không nghĩ nhiều người không hiểu được văn bản hoàn toàn vì những tên riêng, tôi ví dụ câu phiên âm Latin hóa sau: Tong Fuk Si Luo Yang Shi Jia Yuan sơ ngộ Bai Yu Feng đố anh biết Tàu họ nói gì (nghĩa là tại chùa Đồng Phúc thành phố Lạc Dương Giác Viễn đã gặp Bạch Ngọc Phong để xin học võ đó). Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 10:03, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ít ra thì làm ơn đừng có chua thêm tên Tàu tên Latinh vào đề mục, việc này làm cho cái mục lục dài đến nửa trang! RBD (thảo luận) 10:49, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tất cả các tên chữ Hán và tên tiếng Anh đều có thể viết trong phần của tiểu mục đề thay vì viết vào tên của tiểu mục đề và làm cái mục lục đó rộng ra; do đó tôi đã treo tiêu bản {{cần hệ thống lại}}. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:09, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hệ thống lại[sửa mã nguồn]

Bài này cùng một số bài khác do thành viên:Shaolin Kungfu chấp bút, lượng thông tin dày đặc, nhưng cần hệ thống lại một chút về mặt trình bày. Tôi sẽ nhận làm việc này trong một thời gian không xa nữa, sau khi tôi tạm hết bận công việc riêng. Cảm ơn thành viên:Mekong Bluesman đã lưu ý! Viethavvh (thảo luận) 16:57, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vì tiêu bản "Cần hệ thống lại" không có ngày hết hạn (deadline) nên hãy dùng thời gian để làm bài này dễ đọc hơn. Tôi không/chưa chú ý đến các bài về võ thuật nhưng tôi sẽ bắt đầu chú ý đến chúng. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:46, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn các anh em, mong các anh em giúp sức[sửa mã nguồn]

Tôi xin cảm ơn các anh em thành viên đã có hỗ trợ trong thời gian qua.

Về vấn đề các thuật ngữ, tôi có đề nghị sau:

  • Nếu các anh em sửa lại phần trình bày, xin các anh em dành cho những bài nào có những thuật ngữ chữ Hán và chữ tiếng Anh thành một mục phía dưới cuối bài
  • Xin các anh em lưu ý đừng bỏ đi những chữ Hán và chứ tiếng Anh phiên âm Latin hóa từ chữ Hán bởi vì tôi muốn giúp cho bạn đọc, có nhiều bạn Việt Kiều Hải Ngoại rất giỏi tiếng Anh, giỏi võ thuật Trung Hoa, nhưng khổ nỗi không hiểu được những chữ Latin hóa từ chữ Hán vì đó là những tên riêng (danh từ riêng), kể cả các bậc võ sư Việt Nam trong và ngoài nước.
  • Tôi xuất thân là một người nghiên cứu và giảng dạy Ngôn Ngữ Học (Linguistics) cho nên rất quan tâm đến vấn đề này vì đó là những thuật ngữ (terms). Đặc biệt trong các tài liệu viết về nguồn gốc võ Karate xuất phất từ Thiếu Lâm do người Nhật viết, họ rất hay kèm theo các thuật ngữ Trung Hoa Latin hóa mà không kèm theo chữ Hán thành ra không ai hiểu văn bản đó nói gì
  • Hiện tại tôi sẽ cố gắng dành thời gian viết về các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung Hoa (hiện tại có 6 ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung Hoa: 1. Hà Nam (Trung Quốc) Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (chùa gốc nguyên ủy), 2. Hà Bắc (Trung Quốc) Tử Cái Đỉnh Bàn Sơn Bắc Thiếu Lâm Tự, 3. Nam Thiếu Lâm Tự Phúc Thanh Phúc Châu Phúc Kiến, 4. Nam Thiếu Lâm Tự Toàn Châu Phúc Kiến, 5. Nam Thiếu Lâm Tự Phủ Điền Phúc Kiến, 6. Tứ Xuyên Tây Thiếu Lâm Tự). Tôi sẽ trình bày bài này tại Wiki Pedia tiếng Việt với nhan đề Các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung Quốc.

Vài dòng phúc đáp, mong các anh em giúp sức vì trang Wiki tiếng Việt thân yêu của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các anh em lâu nay, vì tôi cũng rất bận nên không có thời gian để chỉnh lý phần trình bày. Nội dung bài này phần lớn dựa vào tài liệu biên dịch của tôi dài đến 50 trang A4 của trường phái Hakutsuru Karate (Không Thủ Đạo Bạch Hạc phái), nếu bạn nào nghi ngờ tính chân thật của nội dung bài viết, hãy gửi email cho tôi theo địa chỉ lelongdec2004@yahoo.com tôi sẽ gửi bài dịch nguyên thủy để tra khảo lại.

Kính chào.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 01:31, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

LeLong vẫn chưa biết là wiki có sự liên kết giữa các thuật ngữ---> bài viết và liên kết giữa tiếng Việt và ngôn ngữ khác giúp người đọc mở rộng kiến thức hơn chăng? Tại sao LeLong cứ đánh giá thấp người đọc :"rất giỏi tiếng Anh, giỏi võ thuật Trung Hoa, nhưng khổ nỗi không hiểu được những chữ Latin hóa"? để làm rối rắm thêm cho bài viết với 4 kiểu chữ (tiếng Việt+ Trung+ Anh+ Latin) trong khi đó đã có bài riêng cho những thuật ngữ liên quan đến võ thuật (bài Thuật ngữ võ thuật). Lưu Ly (thảo luận) 01:51, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Lê Long viết "Xin các anh em lưu ý đừng bỏ đi những chữ Hán và chứ tiếng Anh phiên âm Latin hóa từ chữ Hán bởi vì ..."; cho đến thời điểm này thì chỉ có Lê Long nói về bỏ các từ đó, chưa có ai nói đến việc đó! Mekong Bluesman (thảo luận) 16:10, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiểu được chết liền[sửa mã nguồn]

Tôi không đánh giá thấp bạn đọc, bởi vì khi tôi dịch rất nhiều tài liệu võ thuật làm tư liệu riêng, tôi gặp không ít khó khăn như vậy huống hồ chi các võ sư Việt Nam thường không biết ngoại ngữ nhiều làm sao hiểu được. Ví dụ có ai nghĩ rằng Tàu viết Laap Xue Ting là gì, tôi đố anh tìm ra được ý nghĩa của nó là gì trong bài viết lịch sử chùa Thiếu Lâm và võ thuật + thiền tông. Laap Xue Ting chính là Lập Tuyết Đình trong chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam nhắc lại sự kiện Sơ tổ Thiền Tông Huệ Khả đứng cả đêm dưới mưa Tuyết phía sau chùa Thiếu Lâm xin học đạo của Đạt Ma, rồi những tên riêng chẳng hạn Lý Tẩu (Lishou), Lý Thanh (Li Cheng), Giác Viễn Thượng Nhân (Jue Yuan Shang Ren), Bạch Ngọc Phong (Bai Yu Feng). Những thuật ngữ mà Lưu Ly nêu không đủ, tôi có soạn chuyên sâu từ điển thuật ngữ võ thuật Trung Hoa dài 35 trang A4, những gì trong bảng thuật ngữ võ thuật Trung Hoa ở đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số tư liệu của tôi mà thôi, vì sao tôi không trình bày tài liệu tự điển thuật ngữ võ thuật Trung Hoa ở Wiki vì chúng có nội dung rất phức tạp để có thể trình bày ngắn gọn theo bảng biểu tại đây, nếu theo bảng biểu thì không thể chú giải sâu được nhiều nội dung chi tiết.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 02:04, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vậy mời LeLong ghé chân qua Wiktionary. Đó là nơi rất thích hợp để mở rộng thuật ngữ đó hơn, người đọc không những chỉ biết về bính âm, latinh, tiếng Anh, tiếng Trung mà còn nhiều ngôn ngữ khác nữa. Và mỗi mục từ, nếu tại wikipedia không có thì liên kết sang Wiktionary.Lưu Ly (thảo luận) 02:13, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ai nói dóc?[sửa mã nguồn]

Bài Hà Châu viết: Năm 1961, tại Trà Vinh võ sư đã biểu diễn công phu cho một xe lu để cán đá làm đường nặng hơn 12 tấn chạy lên người.

Qua bài này viết: đại lực sĩ Hà Châu (người Việt gốc Hoa) cho xe Lu 15 tấn cán qua người .

Không có nguồn nào dẫn chứng, sự kiện đó có, do đó, có 1 người nói dóc. Chẳng tin ai cả?!

Bài Thiếu Lâm Hồng gia viết do ai đó chưa rõ sáng lập (Hồng Hy Quan; Chu Nguyên Chương; Triệu Khuông Dẫn).

Nhưng bài Hà Châu viết: Đây là võ phái tương truyền xuất phát từ thiền sư Chí Thiện?!

Không có nguồn dẫn nên nói thế nào cũng được.

Lưu Ly (thảo luận) 09:09, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Những thông tin như vậy cần được treo tiêu bản {{Cần dẫn chứng}}. Mekong Bluesman (thảo luận) 13:32, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vấn đề nói dóc hay không cũng không phải là quá quan trọng. Sự dẫn chứng là việc cần làm, nhưng bài Hà Châu tôi biên soạn đã tự nguyện trao lại cho cộng đồng wiki thì, ko chỉ người viết có trách nhiệm chú thích mà bất cứ ai đều có thể kiểm chứng thông tin và chú thích cho bài, vì giờ nó là tài sản chung của cộng đồng. Cho đến thời điểm viết bài Hà Châu năm ngoái, và cho đến thời điểm tranh luận cùng Lưu Ly một số bài liên quan đến võ thuật cùng thời gian, tôi còn chưa biết cách cần phải chú thích vào bài như thế nào. Cho nên thông tin xe lu 12 tấn, tôi lấy trong [1] nhưng tài liệu này tôi có đưa vào "Liên kết ngoài" của bài Hà Châu mà ko làm chú thích được. Về vấn đề ''Đây là võ phái tương truyền xuất phát từ thiền sư Chí Thiện không có nghĩa rằng Chí Thiện là người sáng lập Thiếu Lâm Hồng gia mà có thể coi là ông tổ. Trích dẫn thông tin thì phải đầy đủ, vì ý đó còn tiếp nối với Thiền sư Chí Thiện đã truyền tuyệt đỉnh võ công Thiếu Lâm phái của mình cho đồ đệ Hồng Hy Quan, một đệ tử của Hồng thuyền hội quán. Hồng Hy Quan đã không làm hổ danh sư phụ khi phát triển sở học thành một trong những hệ phái Thiếu Lâm... và ý này đã có chú thích (ông tổ manh nha chiêu thức, truyền nghệ, học trò khai sáng, phát triển thành võ phái). Rất thịnh hành trong lịch sử võ lâm Trung Hoa, Vịnh Xuân quyền có thể xuất xứ từ Bạch hạc quyền sư Ngũ Mai, nhưng do Nghiêm Vịnh Xuân xiển dương và phát triển, đặt tên. Xa hơn nữa, Thiếu Lâm (võ) mang tên Thiếu Lâm từ khi thịnh đạt trên núi Thiếu Thất, nhưng gốc của nó là Bồ Đề Đạt Ma, một người Ấn mà những kỹ thuật của ông ta rất có thể xuất xứ từ võ phái Ấn Độ nào đó chẳng hạn chẳng hạn. Viethavvh (thảo luận) 20:51, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vấn đề nói dóc hay không cũng không phải là quá quan trọng, đúng sai sai đúng không quan trọng, miễn là có nguồn và để người đọc tự suy nghĩ. Do đó {{Cần dẫn chứng}}.
Trích dẫn thông tin thì phải đầy đủ? nhưng đó là thông tin gì mới được cơ chứ. Câu "Đây là võ phái tương truyền xuất phát từ thiền sư Chí Thiện" mà là không đủ thông tin cho nghĩa "xuất phát" hay sao?
KVH đã làm tôi cần phải treo bảng "cần chú thích" nhiều hơn cho những chỗ rất quan trọng, đó là: xuất phát; nguồn gốc; truyền nghệ; khai sang; phát triển; sáng lập; sáng tạo bởi chính những chi tiết đó càng làm cho người đọc như tôi hay đệ tử võ lâm khác hiểu rõ hơn về nó :D.
Xin nhớ cho, cái đủ của bài này là cái thiếu của bài kia. Lưu Ly (thảo luận) 04:04, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có thể cái cụm từ xuất phát từ tôi viết chưa rõ ràng về nghĩa nên có thể gây hiểu lầm rằng Thiếu Lâm Hồng gia do Chí Thiện sáng lập. Tuy nhiên, câu tiếp theo thì khá rõ nghĩa: Thiền sư Chí Thiện đã truyền tuyệt đỉnh võ công Thiếu Lâm phái của mình cho đồ đệ Hồng Hy Quan, và Hồng Hy Quan đã..., cho thấy Chí Thiện xuất phát từ Thiếu Lâm phái. Còn tôn vinh Chí Thiện và vai trò của ông đối với Thiếu Lâm Hồng gia, tôi cho rằng cũng tương tự như, trong một đĩa CD Vịnh Xuân quyền Việt Nam tôi có, hình đầu tiên là...Bồ Đề Đạt Ma, tiếp theo là Ngũ Mai sư thái, kế nữa là Nghiêm Vịnh Xuân và tiếp theo là Tế Công vậy. Như tôi đã nói trên, bài viết là tài sản của cộng đồng thì mỗi người, khi phát hiện ra vấn đề chịu khó giúp một tay với.

Ngoại đề từ võ nhảy sang văn nào: Tôi đã từng sai khi viết thời gian trong bài Robinson Crusoe và Lưu Ly cùng một thành viên phát hiện ra, đều có thể góp một tay vào sửa hoặc đề nghị tôi sửa. Thời gian gần đây tôi bận bịu quá, nhiều bài viết trong khoảng nửa đầu năm ngoái (chưa thạo wiki lắm) còn chưa biết làm chú thích, cũng đành để đấy từ từ. Một ví dụ nữa, bài thần thoại ko biết có trên Wiki từ khi nào và do ai viết, với định nghĩa sai lè lè, tối qua tôi mới xắn tay vào sửa. Wiki là vậy mà, sẽ tốt hơn nếu có thời gian và nhờ thời gian!

Về vấn đề tự giác chú thích, lại nhớ có lần tôi viết trong bài Ngọc thông tin về viên ngọc trai to nhất thế giới, Lưu Ly gắn biển "cần chú thích" nhưng sau đó đã thấy bạn tự đi tìm chú thích và đưa vào bài (hì hì, có lẽ là lần chăm chỉ bất thần của Lưu Ly mà tôi vẫn nhớ) :D. Lần sau mong bạn cứ thế nhé :D. Viethavvh (thảo luận) 04:52, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thật ra vấn đề ở chỗ là những thông tin trong giới võ thuật thường là những câu kể lưu truyền do vậy thường sai lệch một chút. Nếu đòi kiểm chứng thì chắc không dễ dàng. Còn nói dóc thì chắc là không có rồi, vì tôi viết có tài liệu biên dịch từ tiếng Anh. Nếu bạn nào không tin tôi sẽ gửi bài dịch, xưa nay khi tôi biên dịch luôn để nguyên bản tiếng Anh kèm theo phía trên, nếu anh Lưu Ly muốn kết tội nói dóc thì phải gặp tác giả người Nhật viết bài mà tôi dịch để kết tội.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 03:34, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hồng Gia quyền có 3 lưu phái của 3 nhóm tự nhận có ông tổ riêng, nhóm 1 là Triệu Khuông Dẫn, nhóm 2 là Chu Nguyên Chương, nhóm 3 là Hồng Hy Quan. Do thời điểm khi tôi chỉnh sửa nội dung tôi chưa có đủ tài liệu nói rõ nên phải viết đầy đủ các nguồn lưu thuyết và cũng không giải thích chắc chắn rằng có 3 đại phái Hồng Gia Quyền.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 03:40, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
kết tội nói dóc thì phải gặp tác giả người Nhật viết bài mà tôi dịch để kết tội, đó là điều cần thiết nhất của wiki. Nhưng vì sao tên tác giả này không xuất hiện trong chú thích.?
những câu kể lưu truyền do vậy thường sai lệch một chút. Vậy càng phải chú thích để người đọc biết đó chưa hẳn là sự thật. Đồng thời tránh mâu thuẫn giữ các bài viết về cùng chủ đề. Lưu Ly (thảo luận) 01:57, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đã ghi web link, nhưng hiện tại có lẽ tác giả trang web đang sửa chữa nên không truy cập được, tôi đã để web link trong phần liên kết ngoài tham khảo, các anh cứ click chuột thường xuyên để vào xem, tác giả bài viết không để tên làm sao tôi biết đó là ai để liệt kê, anh Lưu Ly biết rõ bản tính tôi hay viết kiểu tra khảo thì làm thế nào mà tôi không liệt kê ra - vì chẳng qua tôi chẳng biết người đó là ai ngoài địa chỉ weblink, tôi đố các anh dịch nổi hết toàn bài với những kiểu viết hiểm hóc liệt kê danh từ riêng phiên âm Latin hóa mà không có Hán ngữ, bằng chứng là trong bài viết chùa Thiếu Lâm trên wiki có nhiều danh từ riêng (tên riêng) mà tác giả bài viết không tra ra nổi âm Việt ngữ, tôi đã vào chú thích lại những tên riêng Latin hóa không có Hán ngữ, trong bài Ngũ Mai cũng thế tên Lui Sei Leung hay Lu Si Niang mà nhiều người viết trên các website Vịnh Xuân quyền rải rác trên google cũng không tra nổi ra là Lã Tứ Nương mà phải ghi chú thích kèm theo là tên riêng chưa dịch ra Việt ngữ (?), thiệt là bó tay !!!.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 04:32, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi thất vọng vì LeLong đã tham khảo một nguồn tài liệu mà không rõ tác giả ?! Vậy những gì tôi thắc mắc là có cơ sở. Lưu Ly (thảo luận) 05:38, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mặc dù nguồn tài liệu không cho biết tên tác giả là ai, bài viết đó vẫn là bài viết có uy tín khi đưa ra chính xác nguồn gốc của hệ phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc (Hakutsuru Karate) của Đại sư Hohan Soken và đây chính là địa chỉ website của hệ phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc nổi tiếng là hệ phái Karate hàng đầu ở Okinawa.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 06:58, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phiên âm[sửa mã nguồn]

Nếu các anh không vào được website viết về nguồn gốc của hệ phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc thì có thể click vào đây: The history of Matsumura, tôi không hiểu tại sao trang web này không vào được trực tiếp mà phải click vào lưu tại cache như địa chỉ weblink này mới vào được. Tên của tài liệu này là The history of Matsumura viết về nguồn gốc Không Thủ Đạo Bạch Hạc, nhưng nội dung viết rất sâu về nguồn gốc võ Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến, mời các bạn vào đọc, tên bài viết là Lịch Sử Đại sư Sokon Matsumura (The history of Matsumura) là ông nội tổ của Đại sư Hohan Soken. Trên Wiki cũng có bài viết bằng tiếng Anh về Đại sư Sokon Matsumura theo weblink sau: http://en.wikipedia.org/wiki/Sokon_Matsumura mời các bạn vào xem để hiểu rõ rằng tôi không bịa chuyện khi người Nhật viết bài chỉ dùng Latin hóa âm Hán ngữ các danh từ riêng trong tiếng Trung, ví dụ tên của Phương Thất Nương ghi là Fang Qi Niang mà không kèm theo Hán tự thì không thể nào biết được Fang Qi Niang có âm Hán Việt là Phương Thất Nương, và còn rất rất nhiều những danh từ riêng (tên riêng, địa danh, ...) theo kiểu như vậy, thành ra các bạn cứ vào đọc đi rồi phải cảm ơn tôi rất nhiều vì đã miệt mài nhiều tháng ròng tìm cách tra khảo sục sạo trên các website để tìm cho ra được Hán tự của âm Latin Fang Qi Niang chẳng hạn và vô số âm Latin danh từ riêng khác trong bài The history of Matsumura, tôi không biết đến khi hiểu chuyện thì các anh có còn yêu cầu tôi chấp thuận bỏ đi các danh mục danh từ riêng kèm theo âm Latin hóa và Hán tự ?. Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 07:12, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lê Long viết "Xin các anh em lưu ý đừng bỏ đi những chữ Hán và chứ tiếng Anh phiên âm Latin hóa từ chữ Hán bởi vì ..."; cho đến thời điểm này thì chỉ có Lê Long nói về bỏ các từ đó, chưa có ai nói đến việc đó! Mekong Bluesman (thảo luận) 16:10, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)(Phần dưới gạch là copy lại của phần đã trả lời trước đây)[trả lời]
Đề nghị LeLong đọc kỹ hai câu trên trước khi phát biểu tiếp. Xin cám ơn. Lưu Ly (thảo luận) 07:35, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có ai tóm tắt là đang thảo luận về gì vậy: tôi thấy ban đầu Lưu Ly đòi dẫn chứng, sau đó lại đẩy qua phiên âm La-tin Hán Tự, quá rối. FlaVia 07:46, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đúng là có chỗ thừa khi kèm Latin hóa và Hán tự nhưng đó là bài viết của riêng tôi phổ biến ra khi tôi copy từ bài của tôi, nhưng có những tên riêng như Đồng Phúc tự (chùa Đồng Phúc: Tong Fuk si), Lạc Dương thành (Luoyang) trong bài nguyên thủy thì tôi vẫn phải kèm theo Hán việt, Bạch Ngọc Phong (Bai Yu Feng), Giác Viễn (Jue Yuan), Lý Tẩu (Lishou), Lã Tứ Nương (Lui Sei Leung, Lo Si Niang), Phúc Cư phương trượng (Fuyu), ... thì Wiki đâu đã có mục từ như vậy. Nói tóm lại tôi phổ biến bài của tôi ra và không có nhiều thời gian để làm công việc đó, mong các anh thông cảm. Còn các anh muốn làm gì thì làm, tôi chỉ làm nhiệt tình cho bạn đọc có tư liệu rõ ràng và đầy đủ do người viết bài không chú thích Hán tự kèm theo, và tôi không quan tâm đến tiêu chuẩn wiki, thật sự là như vậy. Tôi sẽ không làm gì nữa vì không có thời gian. Các anh thấy sao tiện thì làm đi đừng hỏi gì tôi nữa, tôi đã cung cấp bài viết lấy từ bản dịch của tôi viết lại, các nguồn tra khảo đầy đủ. Nếu các anh vẫn tiếp tục làm như thế thì tôi không có ý kiến nữa. Không tranh luận và miễn bàn. Mục đích của tôi là cung cấp thật nhiều và càng nhiều càng tốt và càng cần chính xác hơn nữa. Các anh cứ đọc bài do người Nhật viết đi thì sẽ rõ, đừng hỏi gì tôi nữa. Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 09:10, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạch hạc có phải là 白鹤, Siberian Crane không? Newone (thảo luận) 04:55, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]