Thảo luận:Bidache

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Pháp
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Pháp, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Pháp. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

cao su việt Nam[sửa mã nguồn]

cao su tại vùng núi phía Bắc Vừa qua, tại Lai Châu, Ban Quản lý kỹ thuật VRG, Viện Nghiên cứu Cao su VN và các công ty cổ phần cao su khu vực vùng miền núi phía Bắc đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác trồng mới và chăm sóc cao su KTCB năm 2010 và triển khai tập huấn Quy trình kỹ thuật trồng cao su vùng miền núi phía Bắc. Nội dung tập huấn quy trình kỹ thuật chủ yếu xoáy vào các vấn đề như kỹ thuật khai hoang thiết kế lô và xây dựng vườn cây trên đất dốc; trồng đúng cơ cấu giống; quy trình chăm sóc cao su trồng mới và KTCB; quản lý và phòng các loại bệnh trên cây cao su…

Trồng mới chưa đạt kế hoạch Theo Ban Quản lý kỹ thuật (QLKT) VRG, đến thời điểm này, tổng diện tích cao su đã trồng của các công ty cổ phần khu vực vùng miền núi phía Bắc (Lai Châu II, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang và Yên Bái) là hơn 15.689 ha, trong đó diện tích KTCB là 9.571 ha. Riêng năm 2010, tổng diện tích trồng mới (TM) của các công ty là hơn 6.118 ha (đạt 67,2% kế hoạch). Nguyên nhân TM năm 2010 không đạt kế hoạch chủ yếu là do các công ty nhận được đất trễ, bị động trong khâu làm đất, đường giao thông khó khăn và thiếu cây giống trồng mới. Nhận xét về công tác TM và chăm sóc cao su KTCB năm 2010, ông Nguyễn Tấn Đức – Trưởng Ban QLKT VRG, cho biết công tác khai hoang làm đất (băng đồng mức, duy trì lớp đất mặt) được thực hiện tốt như tại Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… Việc ủi trắng đã được hạn chế ở nhiều nơi. Tuy nhiên, một số nơi đồi dốc lớn bị ủi hết lớp đất mặt, có nơi làm băng đồng mức chưa đạt yêu cầu, hay nhiều nơi đường lô chưa hoàn chỉnh, chưa thông đường cho xe ô tô di chuyển trong vùng trồng mới… Cũng theo ông Đức, nhiều lô trồng bằng tum trần sớm và tum bầu đúng vụ nên cây cao su sinh trưởng và phát triển khỏe như đội Mường Bon (Sơn La), đội Tạ Tủ (Lai Châu)... Đặc biệt, tại Hà Giang đã có mô hình TM năm 2010 với tum bầu có tầng lá vào vụ xuân, cây cao su phát triển tốt hơn vườn cây trồng trễ năm 2009. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều diện tích trồng trễ vụ, cây cao su phát triển kém, tỷ lệ sống thấp. Đáng ngại đối với cây trồng bằng tum trần và tum bầu có 1 tầng lá. “Thời gian qua, do có sự đầu tư và quan tâm đúng mức, vấn đề giống và cơ cấu giống đã được đa dạng ở nhiều công ty. Nhiều giống sinh trưởng khỏe, có triển vọng, thích nghi với khu vực như LH 90/952, RRIC 121, IAN 873, RRIV 1… mở hướng khởi đầu trong việc đa dạng hóa giống cao su cho mục tiêu năng suất cao chống chịu tốt với điều kiện bất lợi”, ông Đức cho hay. Song song với những lô được trồng đúng giống, thuần giống, tình trạng trồng lẫn nhiều giống trên cùng một lô còn khá phổ biến, đặc biệt là lẫn giống RRIV 4 và PB 260; giống trồng trên lô không đúng với tên giống ghi trong lý lịch lô. Điển hình về công tác quản lý, sử dụng giống tốt là Lai Châu với cơ cấu giống đúng và phong phú, ít lẫn giống. Ban QLKT VRG khuyến cáo, các công ty cần tham gia phối hợp tốt với Viện nghiên cứu Cao su VN trong khâu tuyển chọn giống, làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu giống cho từng khu vực. Vẫn còn tình trạng lẫn giống Về cơ cấu giống TM năm 2010, các công ty trồng RRIC 121, PB 260, GT 1, RRIV 1 chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, diện tích trồng bằng tum trần là 3.801 ha (chiếm 62,6 %), trồng tum bầu là 2.273,4 ha (chiếm 37,4 %). Tuy nhiên, tình trạng trồng lẫn giống và lộn giống còn phổ biến, đặc biệt vẫn còn lẫn giống RRIV 4 và các giống chịu lạnh kém trên lô trồng mới. Phân tích nguyên nhân lẫn giống, Ban QLKT cho rằng do 2 nguyên nhân chính: Giống bị lẫn ngay từ cơ sở sản xuất (giống RRIV 4 và PB 260 bị lẫn hoặc được xuất với nhiều tên giống khác nhau chiếm tỉ lệ lớn và xuất hiện ở hầu hết các công ty) và do công tác quản lý trong quá trình vận chuyển, tổ chức cắm vào bầu, phân phối cây giống ra lô trồng và trồng dặm. Ngoài ra, thông tin về lý lịch vườn cây TM chưa đầy đủ ở nhiều công ty, vườn cây chưa có bảng tên lô. Đối với công tác chăm sóc và quản lý vườn cây: Nhiều lô cao su đã được các công ty quan tâm đầu tư chăm sóc hợp lý, cây cao su sinh trưởng tốt như vườn cây 2008 ở Lai Châu; vườn cây 2009 ở Sơn La, Hà Giang, Lai Châu; vườn cây 2010 ở Sơn La, Hà Giang… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tỉa chồi tạo tán chưa đạt yêu cầu, cắt cành ngang tạo tán quá cao ở nhiều nơi. Cần có biện pháp chăm sóc thích hợp như bón phân hợp lý, tỉa chồi có kiểm soát đối với cây cao su bị nghiêng từ năm thứ ba. Bên cạnh đó, do địa hình phức tạp, diện tích cao su trồng phân tán, lô thửa quá nhỏ, manh mún, xen lẫn nương rẫy của dân đã có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng vườn cây trồng mới và KTCB ở một số khu vực.