Thảo luận:Ý dỹ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Bo bo)
Dự án Bộ Hòa thảo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Hòa thảo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Hòa thảo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Bài này cần viết lại: Bo Bo không phải là Ý dĩ.[sửa mã nguồn]

Bài này cần viết lại: Bo Bo không phải là Ý dĩ. Ý dĩ là cây mọc hoang ven suối ở núi rừng Việt Bắc. Như trong ảnh chụp, hạt Ý dĩ cứng như Ngô (bắp), có hình giọt nước dựng ngược và có lỗ thủng xuyên qua hạt ở chính giữa. Bo bo, trái lại, là hạt nhập vào từ nước ngoài, không có nơi nào trong nước trồng cả, bắt đầu từ thời gian máy bay Mỹ leo thang bắn phá miền bắc. Hạt bo bo có hình dáng, cấu trúc và chất khác hẳn hạt Ý dĩ đến mức không thể nào nhầm lẫn được. Hạt bo bo lớn hơn, mềm xốp hơn nhiều, và có hình dạng của hạt Cà Phê. Tôi biết cây Ý dĩ, nhưng chưa hề biết cây bo bo, mặc dù tôi đã phải ăn bo bo cho khỏi bị chết đói hàng năm trời. Tôi đề nghị phải viết bài này với sự hiểu biết đầy đủ. Không nên đưa bài lên Wikipedia với kiến thức sai lạc như thế này. Anhmytran (thảo luận) 06:20, ngày 23 tháng 11 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, "bo bo" nguyên là tên gọi trong tiếng Việt của ý dĩ (tên Hán/Hán-Việt = 薏苡). Cụ thể, Trang 60 trong Ðại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1895-1896 đã định nghĩa từ "bo-bo" như sau:
圃 Bo
Cây –'–: Cây ý dĩ, hột nó dẻo dai, người ta hay ăn, cũng là vị thuốc.
Trang 50 của Việt Nam tự điển (Hội Khai trí tiến đức, 1931) cũng định nghĩa bo bo như sau:
Bo
Bo–bo. Tên một thứ cây cũng gọi là cây “y–dĩ”, hột nó dùng làm thuốc hay là nấu cháo ăn.
Như vậy, có thể thấy bo bo là tên gọi khác của ý dĩ (Coix lacryma-jobi). Loài này có nguồn gốc khu vực Đông Á/Đông Nam Á.
Hạt bo bo/ý dĩ rất giống với hạt cao lương (高粱)/lúa miến (Sorghum bicolor) nên tôi cho rằng khi Việt Nam phải nhập cao lương/lúa miến làm lương thực giai đoạn 1979-1980 thì người ta nhầm (chưa rõ là vô tình hay cố ý) nó là bo bo và vì thế gọi nó là bo bo. Những người chịu cảnh ăn đói mặc rét giai đoạn này chắc chắn nhớ lâu về nó, vì thế bo bo tự nhiên được chuyển thành tên gọi cho cao lương/lúa miến. Lưu ý rằng cây/hạt cao lương có nguồn gốc châu Phi, phù hợp với khí hậu khô cằn hơn là với khí hậu nóng ẩm. Nó được du nhập từ châu Phi qua Ấn Độ vào Trung Quốc khoảng năm 950. Nó không được đề cập tới trong Ðại Nam quấc âm tự vị (1895-1896). Cụ thể, trong sách này cao lương chỉ có các nghĩa sau:
Cao lương:
  • Vị cao lương = đồ ăn quí, nấu có dầu mỡ.
  • Nhà cao lương = nhà giàu sang, ăn những đồ quí.
nhưng trong Việt Nam tự điển 1931 (tr. 328) thì có định nghĩa:
  • Lương 粱. Một thứ lúa trong ngũ cốc; một thứ gạo ngon. Cao lương mĩ-vị.
Vì thế, cây cao lương có lẽ không xuất hiện tại Việt Nam trước thế kỷ 20 và theo tôi thì nên tách mục từ bo bo ra thành bài định hướng để phân biệt rõ bo bo xịn (tên khác: ý dĩ) và bo bo không xịn (tức là cây/hạt cao lương). Khonghieugi123 (thảo luận) 14:11, ngày 7 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]