Thảo luận:Công Tôn Thắng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Công Tôn Thắng có theo Toàn Chân giáo?[sửa mã nguồn]

Theo mình Công Tôn Thắng thuộc Toàn Chân Giáo là chưa chính xác vì 2 lý do Thứ nhất: Công Tôn Thắng vốn là học trò của La Chân Nhân ở Kế Châu mà trong truyện không hề nhắc đến rằng La Chân nhân là người của Toàn Chân (mình nhớ là thế) Thứ hai: Truyện kể về thời kì Tống Huy Tông (2 tháng 11, 1082 – 4 tháng 6, 1135) mà tổ sư của Toàn Chân Giáo là Vương Trùng Dương(1113 - 1170) mà truyện kết thúc vào năm Tuyên Hoà thứ sáu (1124) (Hồi 120). Hơn nữa Công Tôn Thắng là đệ tử của La chân nhân, mà trong số Toàn Chân thất tử không có người nào họ La. Vậy có nghĩa là nếu là người của Toàn Chân thì La Chân Nhân gần nhất là đời thứ 3 và Công Tôn Thắng là đời thứ 4. Không thể nào Vương Trùng Dương mới 11 tuổi mà truyền đạo được nhiều đời như thế được:) và thậm chí đệ tử của ông còn nhiều tuổi gấp mấy lần ông được. Quangduy91 (thảo luận) 23:03, ngày 29 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi nhớ 3 năm trước có xem qua môt chương trình của kênh vtv2 mua bản quyền của cctv1, chuyên đề nghiên cứu võ thuật cổ trung quốc. Có một tập nói về môn võ công của Hành giả Võ Tòng, Trốc Cước. Về bản lĩnh đả hổ thì coi như đã biết, nhưng về lí do mà Võ Tòng làm hành giả rồi lên Lương Sơn tụ nghĩa thì lại là chuyện khác. Chuyện thế này: "Huyện Thanh Hà có một Viên ngoại họ Võ, con cả trong nhà, làm chức Đề Hạt, người cao hơn trượng, một võ quan rất được lòng dân chúng. Trong một lần say rượu chỉ vì vô ý làm mất mặt 1 bằng hữu của mình mà khiến cho ông bạn kia ôm hận. Người bằng hữu kia nghĩ cách vấy bẩn tên tuổi Võ Viên ngoại, liền viết tạp văn treo lên khắp các ngõ hẻm huyện Thanh Hà chỉ trong một đêm: nói rằng họ Võ chỉ là một củ khoai lùn cao chưa đến nách vợ, không làm võ quan mà chỉ là một thằng mặt đen bán đậu phụ, nói rằng vợ ông - Phan thị (tên húy là gì thì người ta ko biết được đâu, lệ cũ mà, phụ nữ phải theo họ cha họ chồng thôi) - thông dâm với một phú hộ là Tây Môn Khánh. Người bằng hữu sau khi đai treo tạp văn xong lấy làm hí hửng lắm. Nhưng hôm sau thì Võ viên ngoại đến tạ lỗi. Người bằng hữu kia thấy vậy hối hận lắm, muốn gỡ hết tạp văn xuống nhưng không kịp. Kẻ biết chư thì nói cho người ko biết, rồi dạy vè cho trẻ con hát, ăn mày nghe rồi học cách nói vần để có miếng ăn. Thi Nại Am thì đi xa hơn nữa, ông ta lấy nguyên những thứ mà người đời truyền tụng về Võ Viên ngoại viết luôn vào tiểu thuyết của mình." Trong khi Võ Tòng thì sống cuối đời Bắc Tống thì Võ đại lại sống vào cuối Nguyên. Trong khi Phan thị đâu phải giống lăng loàn mà vẫn bị người đời cười chê. Cho nên những chi tiết có trong tiểu thuyết là vô lí một chút, thần thoại một chút là chuyện bình thường. Bởi vì lịch sử không thể nào lấy nguyên vẹn những kinh điển trong văn học ra được. Lịch sử chỉ là một để tài của văn học, và văn học chỉ phản ánh phần nào của lịch sử mà thôi. Vậy nên chuyện Công Tôn Thắng có thật trong lịch sử hay không, có về dười trướng của Hô Bảo Nghĩa hay không, có tu Toàn Chân đạo hay không thì cũng ko quan trọng đối với họ Thi đâu. Ông ta chỉ viết văn thôi chứ đâu có viết sử.
Bạch Dạ Hồ Ly (thảo luận) 12:21, ngày 30 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trong bản dịch của Trần Tuấn Khải dường như cũng không nói tới điều này. Để lúc nào có thời gian tôi xem lại và sửa bài. Demon Witch (thảo luận) 12:27, ngày 30 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đính chính lại 1 chút. Võ Viên ngoại người huyện Dương Cốc, vợ ông ta - Phan thị - mới là người huyện Thanh Hà. Với lại thêm cái chú thích này vào trong bản dịch hay ko cũng ko quan trọng. Tư liệu video khó tìm lại. Bạch Dạ Hồ Ly (thảo luận) 05:54, ngày 4 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]