Thảo luận:Nhã Nam (công ty)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chờ xóa[sửa mã nguồn]

vì không phải chỗ quảng cáo công ty.--220.231.124.6 (thảo luận) 04:16, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi không thấy gì là quảng cáo.--Đi đường (thảo luận) 04:24, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đây là một vài thông tin tôi trao đổi với thành viên:Truong Manh An#Truong Manh An tại thành viên:Truong Manh An#Truong Manh An#Công ty Nhã Nam về tiêu chuẩn đưa vào của bài Nhã Nam, sau khi tôi rút bỏ bảng "tiêu chuẩn" và đưa vào bảng "sơ khai":

Tôi sẽ bổ sung bài này nếu có cơ hội, chất lượng bài hiện nay chưa đạt. Trước kia thì tôi cho rằng chưa đủ tiêu chuẩn khi thảo luận tại trang thảo luận của bài, nhưng bây giờ xem xét lại kỹ lưỡng tôi biết chắc rằng bài đạt tiêu chuẩn đưa vào là một công ty xuất bản phẩm hàng đầu Việt Nam hiện nay, đã từng có 2 tờ báo của Nhật Bản viết về công ty trong đó có tờ Mainichi, và các bài báo ở Việt Nam viết về Nhã Nam khá nhiều.Khương Việt Hà (thảo luận) 05:34, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Tôi vừa tra thử cụm từ "công ty Nhã Nam", ra 3960 hits [1], "sách"+"Nhã Nam" ra 24200 hits [2]. Tôi ko cuộn đến trang cuối nhưng trên Google máy tôi để hiển thị 100 kết quả tìm trang, ko có cái nào khác với cái công ty mà ta đang thảo luận. Khương Việt Hà (thảo luận) 06:39, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC).

Tóm lại, hiện nay nếu chỉ tính riêng kết quả Google, công ty này đã đủ tiêu chuẩn đưa vào. Tuy nhiên, như các bài sơ khai khác, bài này rất cần được viết thêm trên cơ sở tôn trọng những quy định của Wikipedia về sự trung lập và thông tin được lấy từ nguồn có kiểm chứng. Khương Việt Hà (thảo luận) 04:33, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trung lập[sửa mã nguồn]

Đoạn tôi treo biển có văn phong ca ngợi, quảng cáo cho Nhã Nam. Đúng là Nhã Nam có những hướng đi mới trong việc xuất bản ở Việt Nam, nhưng những lời văn như:

Ấn phẩm đột phá của công ty Nhã Nam là cuốn sách Nhật ký Đặng Thùy Trâm với doanh số kỷ lục trong lịch sử xuất bản tại Việt Nam. --> thiếu dẫn chứng, doanh số là bao nhiêu?

Cho tới nay, Nhã Nam là công ty duy nhất xuất bản sách của tiểu thuyết của nhà văn nổi tiếng người Pháp Marc Levy, nữ nhà văn Nhật Banana Yoshimoto, xuất bản hầu hết các tác phẩm của Haruki Murakami... --> cái này không sai, nhưng những nhà văn này có phải là tiêu biểu của văn học đương đại thế giới hay chưa? Ngoài ra có chi tiết không chính xác, cuốn Và nếu như chuyện này là có thật (nguyên tác Et si c'était vrai) (sau này Nhã Nam tổ chức dịch lại, lấy tên Nếu em không phải một giấc mơ) của Marc Levy được in từ năm 2002 do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành.

Nhã Nam đã cho phát hành những bộ sách thiếu nhi kinh điển như Biên niên sử Prydain (Lloyd Alexander), Biên niên sử Chrestomanci (Diana Wynne Jones) , Bóng tối trỗi dậy (Susan Cooper), Bí ẩn các vì sao (Erik L'homme)--> những cuốn trên có phải là kinh điển dành cho thiếu nhi trong văn học thế giới chưa?

Mong rằng người viết đoạn này xem xét lại!

conbo 06:59, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa để cho bớt tính quảng cáo đi mà vẫn trung thực, nhưng hình như những người viết trước không đồng ý. Đành chịu vậy thôi.--Bình Giang 07:32, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Ở đây có tác quyền đâu mà cần đồng ý hay không? Theo ý kiến tôi thì đó là đóng góp của cộng đồng mà. conbo 07:46, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Là người lập ra mục này, tôi xin trả lời những âu hỏi mà bạn đặt ra như sau: Doanh số của Nhật ký Đặng Thùy Trâm dựa theo chính wikipedia là 400.000 bản (và tới giờ còn cao hơn nữa).
Tôi xin đảm bảo với bạn đó là con số kỷ lục, vì với các cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam hiện nay chỉ tiêu thụ được vài chục nghìn bản thì đó là con số vượt xa.
Đoạn tiếp theo, bạn đã nói, không sai, đó chỉ đơn thuần là sự thật. Và nếu bạn quan sát việc đọc sách văn học bây giờ, bạn sẽ thấy đó là những tác giả được rất nhiều độc giả quan tâm. Tác giả đó có tiêu biểu hay không sẽ còn nhiều tranh cãi, nhưng đó là những tác giả đã tạo ra được ấn tượng mạnh với độc giả Việt Nam, kể ra họ là bình thường thôi. Bạn sẽ thấy công ty Nhã Nam đã xuất bản rất nhiều tác giả, nhưng tôi chỉ đưa ra cái tên mà rất nhiều độc giả VN cùng biết.
Về sách thiếu nhi, tất cả những bộ sách được trình bày ở trên, nếu bạn tra cứu trong những trang sách dành cho thiếu nhi, bạn sẽ thấy đó chắc chắn là những tác phẩm kinh điển trên thế giới. Bộ bí ẩn các vì sao có thể mới, nhưng đó là một tác phẩm thành công lớn tại Châu Âu. Nếu như có gì phải cân nhắc,thì chỉ duy nhất cuốn đó thôi bạn à. Tôi sẽ sửa lại cho hợp lý hơn, cảm ơn các bạn.
thảo luận quên ký tên này là của 58.187.12.235 (thảo luận • đóng góp).

Doanh số Nhật ký Đặng Thùy Trâm cao kỷ lục, đồng ý với bạn, nhưng nếu ko phải do Nhã Nam xuất bản cũng sẽ có một nhà xuất bản khác đứng ra xuất bản và doanh số cũng ko vì thế mà giảm sút. Doanh số của Nhật ký Đặng Thùy Trâm là do giá trị tự thân của cuốn sách đó, ngoại trừ trong trường hợp, nếu có, sự biên soạn chỉnh lý và thậm chí cắt xén của NXB làm cho nó trở nên nổi tiếng thì đó mới là cống hiến của NXB. Khương Việt Hà 11:26, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi là nhân viên phụ trách về phần giải đáp thắc mắc độc giả của công ty Nhã Nam, qua việc tham khảo ý kiến của các bạn và trao đổi với tác giả. Tôi đã sửa lại những gì tác giả đã viết để phần thông tin có tính trung lập hơn. Tuy nhiên, ý kiến của Khương Việt Hà về Đặng Thùy Trâm, từ quan điểm cá nhân theo tôi là không hợp lý. Nếu lập luận như bạn, thì mọi cuốn sách trên thế giới này đều có thể coi như vậy. Một công ty in một cuốn sách và nhờ cuốn sách đó để có được tên tuổi, cũng như việc một tờ báo có được một phóng viên giỏi viết một bài hay. Nó gắn rất nhiều với sự may mắn, nhưng người quan sát vẫn có quyền nói rằng đó là sự đột phá của họ.

Tôi đã chỉnh sửa ngay cả câu viết ban đầu của tác giả theo hướng trung lập. Hi vọng rằng những sửa đổi của tôi đã phù hợp với wikipedia và người treo tiêu bản tranh luận sớm gỡ bỏ.

casting 18:48, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn đưa vào[sửa mã nguồn]

Nếu áp dụng tiêu chuẩn một tổ chức thì có lẽ chưa đạt, tôi tra Google ngày hôm nay 20-11-2007 tại [1] ra có 675 hits, đến trang cuối [2] còn 28 hits, tra riêng Nhã Nam [3] thì ra rất nhiều nhưng bị trùng lặp với những đối tượng khác. Chưa tính văn phong thiếu trung lập và tán dương thái quá. Rất tiếc. Khương Việt Hà 11:21, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo-không bách khoa.118.68.98.32 12:59, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xét về số hits trên Google thì đúng là không đủ. Nhưng vì Wikipedia vẫn giới thiệu với mọi người một số tác phẩm văn học, triết học,..., nổi tiếng mà khi ghi nơi xuất bản ra chúng đã có nhắc đến Nhã Nam thì vẫn nên có mục về Nhã Nam. Tuy nhiên, những người viết chính bài này (tôi đoán là họ từ Nhã Nam) hãy lưu ý rằng Wikipedia là một trang mang tính giáo dục chứ không phải thương mại hay truyền thông, vì thế bài về Nhã Nam cần cung cấp thông tin xác thực và trung lập. Việc tuyên bố Nhật ký Đặng Thùy Trâm là sản phẩm đột phá đối với hoạt động kinh doanh của công ty thì được, nhưng diễn đạt khác đi thì cần suy nghĩ kỹ. Những gì về tương lai, dự định thì không nên nói ở đây. Trước đây có bài CBV Index do người của Biển Việt viết có hướng giới thiệu về công ty nhiều hơn, nhưng Wikipedia đã đề nghị các tác giả sửa lại theo hướng tập trung vào chính chỉ số CBV Index và họ đã sửa được và có thể có ích cho những người tham gia trên thị trường chứng khoán. Hy vọng Nhã Nam cũng sẽ làm được điều này.--Bình Giang 13:43, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đọc lại phần viết của Nhã Nam. Tôi cho rằng sau khi đã sửa đổi thuần về thông tin như thế, đây là phần thông tin coi như chấp nhận được trên wikipedia. Tất nhiên, tôi đề nghị Nhã Nam cho con số cụ thể đi kèm với những nhận định. Vì nói chung thì công ty này cũng có nhiều cuốn sách được các bạn khác đưa thông tin lên đây, nên để lại. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.116.210 (thảo luận • đóng góp).

Theo bài viết và các thông tin tìm thấy trên internet thì Nhã Nam thuộc những công ty đi đầu trong ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay, như vậy tôi nghĩ đạt tiêu chuẩn. Nhưng người viết cần làm rõ hơn vai trò của Nhã Nam trong việc xuất bản một cuốn sách. Những thông tin như Nhật ký Đặng Thùy Trâm đạt kỷ lục... đều cần dẫn chứng. Người viết bài có thể làm việc cho Nhã Nam, nhưng không thể đơn giản đưa những thông tin mình biết lên Wikipedia. Các thông tin đưa lên đây thì cần có nguồn kiểm chứng được, trong trường hợp này (đơn giản nhất) có thể là các bài báo đã được đăng ở Việt Nam. Tôi cũng hy vọng các bạn tiếp tục đóng góp cho Wiki, không chỉ bài này mà còn các bài về những tác giả Nhã Nam đã in.--Sparrow 21:02, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sau một số sửa đổi, nội dung hiện nay, theo chủ kiến của tôi thì đã phù hợp bách khoa thư. Tôi tạm dời bảng thông báo "không phù hợp". Khương Việt Hà (thảo luận) 02:30, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Kỷ lục xuất bản[sửa mã nguồn]

Xin lưu ý hãy đưa ra con số bản in đã, còn có phải là kỷ lục hay không thì cần thận trọng. Nhiều trường hợp người ta chỉ quen với số liệu vài năm gần đây (vì tra trên Interrnet mà!) nên khẳng định một cách chủ quan. Trước đây tiểu thuyết Ông cố vấn của Hữu Mai đã đạt tới con số 400.000 bản. Đấy chỉ là một thông tin tình cờ tôi đọc được, chứ chưa chắc đã là kỷ lục. Avia (thảo luận) 03:40, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy! Trước đây các con số xuất bản rất lớn. Một lý do là sách cần cung cấp cho hệ thống thư viện khắp các cấp. Thời kỳ sau đó giảm xuống khiến người ta cứ nhầm tưởng về các kỷ lục hiện nay.--V (thảo luận) 03:46, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Một điều nữa là thống kê ở VN hiện nay thường "bỏ qua" thời kỳ trước 75 ở Sài Gòn. Nhiều thứ báo chí cứ nói là "đầu tiên" nhưng thực ra không phải.--V (thảo luận) 03:49, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Blog công ty[sửa mã nguồn]

Blog công ty này có thể xem như một kênh thông tin trao đổi giữa công ty và bạn đọc, do vậy tôi để vào Liên kết ngoài. conbo trả lời 05:10, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo??[sửa mã nguồn]

Xin thành viên Lê Thy cho biết bài viết quảng cáo chỗ nào? Vì tôi không được rõ cho lắm. Theo định nghĩa thì quảng cáo là một hình thức giới thiệu công ty, sản phẩm với mục đích khiến người dùng/người đọc sử dụng và mua sản phẩm của công ty đấy. Tôi không hề thấy bài viết này có chỗ nào như vậy. Tôi rất hy vọng không phải Lê Thy đọc sơ cứ thấy hai chữ "Công ty" là dán ngay cho nó cái mác "quảng cáo"; như cách bạn đã làm với loạt bài "Vụ XXX" của bạn NapoleonQuang hay hiệp sĩ không đầu gì trước đây. Đó là cách làm rất phi khoa học và không có tính Wikipedia nhất mà tôi từng được thấy.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 04:00, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tôi là người treo biển chưa đủ chất lượng trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các thành viên khác, cái ý bài quảng cáo là của Lê Tấn Lộc và T2008, bạn có thể hỏi 2 thành viên đó. Nhắc lại chuyện NapoleonQuang, tôi đã từng nói là tôi không muốn hơn thua nhưng bạn hãy tự trả lời tại sao NapoleonQuang bị cấm vĩnh viễn? Lê Thy (thảo luận) 05:11, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Người nào bảo quảng cáo thì nên để người đó thêm tiêu bản quảng cáo để chúng ta tiện tranh luận.
Vậy ra tôi hiểu lầm, cho tôi thành thật xin lỗi
Về NapoleonQuang. Anh ta có mục tiêu của riêng mình (đưa các bài dạng sự kiện vào Wikipedia tiếng Việt), nhưng anh ta chọn con đường sai lầm khiến bị kì thị rồi giờ anh ta bị khóa thì cũng chẳng ai viết tiếp những bài kiểu như thế. Tôi không thông cảm nhưng cũng không chỉ trích anh ta.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 07:09, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
"T2008", sao giống tên tôi thế? Mà tôi đã nói bài này là bải quảng cáo khi nào vậy? Một vụ hiểu nhầm lần thứ hai hay là tôi đã đãng trí?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:13, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Có ai có thể đăng logo tự do lên không? Chứ bài nói về tổ chức mà không có Logo thì hơi bị thiếu.Tnt1984 (thảo luận) 08:24, ngày 15 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]