Thảo luận:Cải tiến mã nguồn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong tiếng Việt chưa có từ tương đương với refactoring? Mekong Bluesman 01:47, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không biết đã có ai dịch chưa? Có thể gọi là cải tiến mã nguồn? Nguyễn Thanh Quang 01:58, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy "cải tiến mã nguồn" không ổn. Vì "refactoring" bao hàm cả thay đổi thiết kế rồi mới coding lại, như kiểu đập hết phần trong của một ngôi nhà, chỉ giữ lại tường bao, rồi xây lại. Còn "cải tiến mã nguồn" thì thế này, cứ theo nghĩa đen của từ tiếng Việt mà hiểu: khi tôi sửa 1 thuật toán nhỏ trong một đoạn code nhỏ cho 1 chức năng nào đó chạy nhanh hơn, thì cũng là tôi đang "cải tiến mã nguồn". Nhưng đây hoàn toàn không phải refactoring.
Hy vọng chúng ta sẽ nghĩ ra một cách dịch tốt hơn. 58.187.97.53 16:40, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tra Google "refactoring"+"phần mềm". có một số cách dịch:
1. tổ chức lại chương trình (cho hợp lý hơn): Đại học gì đó ở TPHCM, [1],...
2. tái phân tách tham số: [2], [3],[4]... (báo chí)
Tôi thấy cách dịch "phân tách tham số" là dịch chết và không dịch được nghĩa. Còn "tổ chức lại chương trình" về nghĩa rất được, nhưng nếu là thuật ngữ nên ngắn gọn xúc tích hơn. Tôi đề nghị dịch là "tái tổ chức (chương trình)". 58.187.97.53 16:54, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
tái tổ chức -> re-organize/ re-structure chỉ thể hiện hành động, chưa nói đến kết quả tốt hay ko, so với "cải tiến" tôi thấy ko rõ bằng. Hiện giờ chưa nghĩ ra từ nào khá hơn. Nguyễn Thanh Quang 17:03, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
"refactoring" không có nói đến kết quả sẽ là tốt hay xấu. Mục đích có thể là tốt lên, nhưng thực tế thì chưa chắc.
Để thêm tham khảo, bên Wiki tiếng Trung họ dịch là 軟件重構 (nhuyễn kiện trùng cấu). Trong đó, theo từ điển Thiều Chửu, "trùng" có nghĩa làm lại (phúc bất trùng lai), còn "cấu" có nghĩa cấu tạo. Tôi không đề nghị dịch theo họ là "trùng cấu" vì người Việt nghe sẽ rất khó hiểu. Nhưng dẫn ra dể thấy nghĩa của cách dịch của họ khá gần với "tái tổ chức" (với cách hiểu từ "tổ chức chương trình" của bà con lập trình). Cách dịch này cũng không có hàm ý kết quả thực sự là tốt lên hay xấu đi. 58.187.97.53 17:08, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng chỉ muốn nói mục đích và mong muốn thôi, nói kết quả thực tế thì đúng là không chính xác, nên "cải tiến" bao hàm mục đích là làm cho chương trình rõ ràng và có thể tối ưu hơn. Ở đây Trung văn dùng "nhuyễn kiện" (software) là chưa chuẩn xác, đối tượng là "chương trình", bao gồm cả "mã nguồn". "Tái tổ chức/ tái cấu trúc/ tái cấu tạo" nghe cũng được nhưng chưa thể hiện rõ mục đích, mong muốn. Nguyễn Thanh Quang 17:22, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nhận thấy, nếu chúng ta chưa có một cách dịch phổ thông hay chính thức, thì "cải tiến mã nguồn" hay "tái tổ hợp mã nguồn" mang khá nhiều nghĩa của refactoring. Tôi công nhận là Thành viên:58.187.97.53 nói đúng khi viết ""refactoring" không có nói đến kết quả sẽ là tốt hay xấu..." (chỉ dựa vào kinh nghiệm của tôi nhưng không có nguồn). Nhưng từ "cải tiến", hay "tái tổ hợp", trong trường hợp này là cho thêm nghĩa cho từ "mã nguồn". Do đó, nó cũng không nói là kết quả của toàn thể chương trình sau khi được refactored sẽ là tốt hay không tốt; nó chỉ nói là mã nguồn sẽ được làm tốt hơn. Mekong Bluesman 17:24, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Những gì không phải refactoring[sửa mã nguồn]

  • refactoring không làm tối ưu mã: Xem phần Refactoring and Performance, chapter 2, Refactoring: Improving the Design of Existing Code
  • refactoring không làm thay đổi giao diện: giao diện là một phần của "observable behavior" nên không nằm trong phạm vi của refactoring, xem Defining Refactoring, chapter 2, Refactoring: Improving the Design of Existing Code

Tôi đã xoá các ý không phù hợp đi cho đúng với ý nghĩa của thuật ngữ. --ngọcminh.oss (thảo luận) 11:54, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]