Thảo luận:Chi Gai dầu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Cần sa)
Dự án Bộ Hoa hồng
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Hoa hồng, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Hoa hồng. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Tại sao không gọi họ này là họ cần sa vậy? — thảo luận quên ký tên này là của 125.235.186.54 (thảo luận) 12:23, ngày 5 tháng 12 năm 2006

Thông tin không đúng sự thật[sửa mã nguồn]

Toàn bộ phần tác hại của Cần sa đã bị phóng đại quá mức, thậm chí còn bịa đặt. Nguồn thông tin cũng không hề có. Theo như trang web viện NIDA thuộc chính phủ Mỹ, cần sa không hề gây ảo giác, thậm chí khiến người dùng chém giết nhau (http://www.drugabuse.gov/publications/marijuana/what-are-marijuana-effects). Nhiều bang ở Mỹ cũng đã hợp pháp hóa cần sa, chúng ta cần có cái nhìn khách quan đúng theo tinh thần của Wikipedia Mansnah (thảo luận) 02:26, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ mở khóa bài với điều kiện bạn chỉ xóa những nội dung sai và cập nhật lại cho đúng chứ không phải xóa hết (bao gồm những nội dung có nguồn). Bạn thấy thế nào? Tuấn Út Thảo luận 02:28, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Cảm ơn TuanUt. Tôi đã sửa bài và thêm nguồn. Nếu có chỗ nào chưa chính xác mong mọi người edit lại cho chuẩn và công tâm thảo luận quên ký tên này là của Mansnah (thảo luận • đóng góp) vào lúc 03:21, ngày 9 tháng 9 năm 2015.

Yêu cầu làm rõ tài liệu nghiên cứu cụ thể nào cho thấy cần sa gây ảo giác?[sửa mã nguồn]

[nguồn không đáng tin?]

Theo tất cả các bài viết học thuật trên thế giới mà tôi tìm thấy, chưa có trường hợp nào cần sa khiến người dùng cảm giác có người muốn hại mình. Đó là tác dụng của ma túy đá chứ không phải cần sa. Rất nhiều bài viết bằng tiếng Việt bóp méo sự thật về cần sa nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền (không nói rõ tác dụng này được ghi nhận sau khi thực hiện nghiên cứu nào, trên đối tượng nào, hay chỉ là do người viết tự nhận xét), yêu cầu xác minh rõ trước khi đưa lên, nhằm tránh những sai lầm về kiến thức cơ bản. Có thể tham khảo trang wiki tiếng Anh để xem có mục nào nói cần sa gây ảo giác "kinh hoàng" như vậy không https://en.wikipedia.org/wiki/Cannabis_(drug)

Wiki này không thể dùng wiki kia làm nguồn bạn ạTruongthiet (thảo luận) 04:03, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
không nhất thiết lấy làm nguồn những có thể dùng để tham khảo. Chúng ta cũng có thể sử dụng các nguồn đã được nêu trong wiki kia. Nếu như xem tại trang web chính thức của chính phủ Mỹ nghiên cứu về lạm dụng ma túy, các tác hại của Cần sa được nêu trong bài (cụ thể là ảo giác, lở loét cơ thể là hoàn toàn không đúng sự thật, thậm chí còn có thể coi là bịa đặt): http://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/marijuana. Tôi nghĩ những bài viết bằng tiếng Việt không nên được lấy làm nguồn do tại Việt Nam rõ ràng chúng ta bị kiểm soát về thông tin để tuyên truyền Mansnah (thảo luận) 04:51, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bất cứ việc bạn tin nguồn nào, thì các nguồn từ VN hay Mỹ là như nhau theo tiêu chí wikipedia, và nước Mỹ mà bạn tung hô cũng chỉ có mấy bang (trên tổng số 50 bang) cho xài cần thôiTruongthiet (thảo luận) 04:12, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
không hiểu bạn đọc ở đâu là tôi tung hô nước Mỹ? nghiên cứu là nghiên cứu, bất kể nó đến từ nước nào. Nhưng những thông tin mà không dựa vào nghiên cứu và không có nguồn từ tài liệu nào chứng minh ngoài một bài báo phỏng vấn rõ ràng không hề đáng tin cậy. Ngoài ra tôi bổ sung kiến thức cho bạn là ở Mỹ hiện có 23 bang trên tổng số 50 bang - gần một nửa cho phép cần sa nhé. Nguồn đây: http://www.governing.com/gov-data/state-marijuana-laws-map-medical-recreational.html. đừng tự bịa đặt như thế chứ
tôi đưa ra nguồn đáng tin cậy hơn là một bài báo từ tạp chí khoa học The British Journal of Psychiatry của Heather Ashton nêu rõ những tác dụng của cần sa lên cơ thể, rõ ràng không hề có triệu chứng nào là lở loét hay ảo giác. Nguồn một bài phỏng vấn không đảm bảo độ đáng tin cậy bằng một bài báo trên tạp chí khoa học là không thể chối cãi. http://bjp.rcpsych.org/content/178/2/101 Mansnah (thảo luận) 04:51, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Như tôi đã nói, bạn tin vào nguồn nào là chuyện của bạn, wikipedia chấp nhận mọi thông tin có nguồn đủ tiêu chuẩn, bạn không tin là chuyện của bạn, nhưng bạn không được xóa nguồn viết trái ý bạnTruongthiet (thảo luận) 04:25, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
thông tin không hề đạt chuẩn khi nó hoàn toàn sai sự thật và không được chứng minh bởi bất cứ nghiên cứu khoa học nào. Bạn tin nguồn nào thì đó là quyền của bạn, nhưng đưa lên Wikipedia, chúng ta phải đảm bảo nguồn mang tính khách quan và khoa học. Nguồn của bạn rõ ràng không đáp ứng tiêu chí này khi đưa ra những tác dụng không có thật. Trừ khi bạn đưa ra một nghiên cứu nào chứng minh rõ là cần sa có những tác dụng kinh hoàng như vậy, bạn mới được đưa vào bài viết. Nếu nói như bạn, tôi có thể lấy nguồn từ một ông Conspiracy theorist nào đó để sửa bài 11/9 bảo đó là do Mỹ dựng lên. Sau đó cấm mọi người sửa vì nguồn nào cũng là nguồn? Đề nghị Truongthiet lấy nguồn từ một bài viết mang tính học thuật hoặc từ một tổ chức chính phủ có uy tín chứ không phải từ một bài phỏng vấn. Đến ngay nguồn từ cổng thông tin chính phủ về HIV AIDS của Việt Nam cũng không hề nói đến những tác dụng bịa đặt mà bạn chèn vàoMansnah (thảo luận) 04:51, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bạn đã dùng cần sa bao giờ chưa mà khẳng định những tác dụng đó không có thật, và nếu bạn đã dùng và không bị thì bạn dám chắc người khác cũng không bị? Giữa phát ngôn của bạn và của 1 tiến sỹ y khoa, người ta phải tin bạn thay thì vị tiến sỹ sao? Nếu cần sa "ít gây hại hơn thuốc lá" sao chỉ có 1 nhúm nước cho phép hút nó? À, nói về Conspiracy theorist thì wiki cũng công nhận nếu có nguồn bạn nhé (https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_gi%E1%BA%A3_thuy%E1%BA%BFt_%C3%A2m_m%C6%B0u_v%E1%BB%81_s%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_11_th%C3%A1ng_9) (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1m_s%C3%A1t_John_F._Kennedy#C.C3.A1c_gi.E1.BA.A3_thuy.E1.BA.BFt)Truongthiet (thảo luận) 06:44, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi đã dùng hồi còn bên Mỹ và chắc chắn không có ảnh hưởng nào giống như vậy. Tôi cũng biết rất nhiều người dùng và nếu bạn nói với ai là nó gây ảo giác họ cũng sẽ cười bạn bảo bạn chẳng biết gì. Tôi đã dẫn nguồn rất nhiều nghiên cứu + report của các tạp chí khoa học, nguồn tin cậy mà bạn vẫn cố chấp nhỉ? Tôi chưa bao giờ dùng ý kiến của tôi mà dùng các báo cáo khoa học để làm dẫn chứng hiểu chứ? còn bạn thì dùng duy nhất một bài phỏng vấn. chính bạn cũng thừa nhận việc gây ảo giác hay không bạn còn không biết chắc mà chỉ tin vào ý kiến của duy nhất một chuyên gia Việt Nam, vậy tại sao khẳng định như đinh đóng cột trong bài viết như thế? Ngoài ra tôi cảm giác bạn có vấn đề về đọc hiểu? bạn có hiểu việc dẫn nguồn Cónpiracy trong bài viết về bản chất sự việc và dẫn nguồn conspiracy trong bài viết về conspiracy khác nhau thế nào không? chả ai cho phép bạn lấy ý kiến của một người để nói như thể nó là sự thật cả. đừng ngụy biện nữa Mansnah (thảo luận) 07:04, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra tôi vẫn đang yêu cầu bạn Truongthiet đưa ra BẤT CỨ một bằng chứng khoa học nào cho thấy cần sa gây lở loét trên cơ thể người. Nếu bạn không đưa ra được bằng chứng nào ngoài bài phỏng vấn của bạn tức là bài báo đó không đáng tin cậy, vì đây là một triệu chứng chưa ai từng thấy ở người dùng cần sa. Từ đó suy ra nguồn này không nên cho vào bài viết, bất kể đó có phải một tiến sĩ y học hay không. Chức vị học vị không có nghĩa là ông ấy không thể nói dối. Nếu muốn chứng minh và sửa đổi một cách khách quan, bắt buộc bạn phải đưa ra dẫn chứng có bằng chứng đầy đủ Mansnah (thảo luận) 07:13, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Dẫn trang wiki về "Thông tin kiểm chứng được": "Nói chung, các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có phản biện (peer review) và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản được kính trọng; và các tờ báo chính thống (mainstream newspaper). Theo quy tắc ngón tay cái, nếu người ta càng kỹ lưỡng trong việc kiểm tra các sự kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và xem xét các bằng chứng và luận cứ của một tác phẩm, thì tác phẩm đó càng đáng tin cậy.". Từ đó thấy ngay nguồn dẫn từ tạp chí The British Journal of Psychiatry tôi đưa lúc nãy liệt kê các tác dụng của cần sa rõ ràng là đáng tin hơn bài phỏng vấn của bạn. Trong bài viết ở tạp chí không hề có những biểu hiện bạn đưa ra. Kèm theo việc thông tin bạn đưa: 1. không có peer review, 2. không có bằng chứng, ta kết luận rằng nó không phù hợp để đưa vào bài viết này. Nếu bạn muốn hãy cho nó vào mục thảo luận, không thể cho vào bài như một sự thật hiển nhiên được Mansnah (thảo luận) 07:19, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Giống như bài Đồng tính luyến ái, bài viết này thuộc một chủ đề đã có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy chỉ nên dùng các nguồn học thuật để viết bài. Chú thích số 7 hiện nay, trang phapluatso.com, là nguồn tự xuất bản, không đủ tiêu chuẩn của Wikipedia.--Paris (thảo luận) 07:23, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mấy nguồn của bạn Mansnah đưa ra cho tham khảo rất là bổ ích. Tuy nhiên vài điểm trong tranh luận của bạn cần làm rõ là trong 23 bang ở Mỹ cho phép dùng thì chỉ có 4 bang cho dùng để hưởng thụ, còn các bang còn lại chỉ cho phép được dùng với mục đích trị bệnh. DanGong (thảo luận) 10:48, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nguồn bạn Mansnah đưa lên: Pharmacology and effects of cannabis có nêu ra "Hallucinations may occur with high doses (ảo giác có thể xảy ra khi dùng lượng cao.") DanGong (thảo luận) 11:03, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Chữ "ảo giác" hơi mơ hồ. Ảo giác trong nguốn nói đến có giống với ảo giác mà trong bài viết đang đề cập không? Tôi thấy triệu chứng được nói đến trong bài nghe giống với khi người ta nói về ma túy đá.--Paris (thảo luận) 11:32, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mình đề nghị là phải sửa lại bài dựa theo những dữ liệu khoa học của bài Pharmacology and effects of cannabis, một nguồn về mặt khoa học có thể tin cậy được. Những nghiên cứu khác chưa được chấp nhận rộng rãi sẽ đưa vào mục "quan điểm khoa học". Bỏ những bài phỏng vấn thiếu lối làm việc khoa học. Có thể sẽ thực hiện vào cuối tuần, nếu chưa có bạn nào ra tay trước. DanGong (thảo luận) 13:27, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
cảm ơn DanGong nhé mình đọc sót chỗ đó. Mình tìm thêm được nguồn này và theo đó, số người ghi nhận có ảo giác tương đối nhỏ: 5-6% và cũng không nói rõ là ảo giác gì http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4033190/. CHúng ta có thể cho chi tiết này vào dưới dạng note nho nhỏ: "có tài liệu nói rằng khi dùng liều cao có thể gây ảo giác cho người dùng". Tuy nhiên những chi tiết như cầm dao chém giết nên bỏ đi vì không có chỗ nào nói vậy cả Mansnah (thảo luận) 14:14, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu xóa bài viết do không đảm bảo tính khách quan[sửa mã nguồn]

Bài viết không đảm bảo tính khách quan do một số nguyên do: 1. mang nội dung chứa các nguồn không được kiểm chứng hoặc gây tranh cãi. Tác dụng và tác hại của cần sa thường bị một số thành viên đưa những thông tin không có tính khoa học, chỉ mang tính chất gossip và không có bằng chứng cụ thể. Các sửa đổi bị các thành viên này xóa đi 2. tính khách quan và nội dung của bài viết thường xuyên bị phá hoại - như trên 3. Hiện tại trên thế giới ngày càng nhiều nơi hợp pháp hóa và sử dụng cần sa trong y học, rõ ràng ngoài tác hại nó cũng có những tác dụng tốt không thể phủ nhận. Việc có một bài viết chất lượng xấu như thế này giống như một sự lừa bịp vậy Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của Wikipedia tôi yêu cầu bài viết này nên được xóa do mang nặng cảm tính của một số thành viên thảo luận quên ký tên này là của Mansnah (thảo luận • đóng góp).

Chào bạn Mansnah! Không thể vì một vài thông tin (có thể không chính xác) mới được đưa thêm mà xóa bỏ một bài viết quan trọng và có lịch sử từ năm 2006. Bài viết có chứa thông tin không nguồn gốc hoặc nguồn tự xuất bản thì bạn có thể xóa bỏ thông tin đó. Đây là một bài nằm cũng trong lĩnh vực y học, vì thế cần kiểm tra chặt chẽ hơn. Tôi nghĩ các thông tin không nguồn gốc có thể xóa trước rồi thảo luận sau.--Paris (thảo luận) 08:31, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mình hiểu rồi cảm ơn Paris. Mong bài này sớm được sửa chứ xét như bây giờ, chất lượng của nó quá tệ. Bài viết học thuật mà lấy nguồn từ cả tự truyện của Lý Tiểu Long thì thật là... Mansnah (thảo luận) 01:21, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tách bài[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bài viết hiện nay cần tách thành hai bài riêng. Một bài về cây cần sa và một bài về cần sa, thứ dành cho người sử dụng.Các Wiki khác đều có hai bài riêng biệt.--Paris (thảo luận) 08:49, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn Paris, điều này chỉ làm được, khi có người chịu viết bài, làm cho bài không chỉ ở dạng sơ khai. DanGong (thảo luận) 07:19, ngày 12 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Sơ khai cũng phải là điều gì quá tệ. Nó giúp người đọc thấy rõ chúng ta có hai bài riêng về hai khái niệm khác nhau. Bài sơ khai cũng kích thích người khác bổ sung thêm. Nhưng trong trường hợp này, một ai đó có kiến thức về đề tài sẽ dễ dàng tách được thành hai bài chất lượng C hoặc D, chứ không phải sơ khai. Bài hiện nay chứa khá nhiều thông tin rồi.--Paris (thảo luận) 09:13, ngày 12 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Phần Thành viên:Truongthiet thêm vào là nói về "cỏ Mỹ" tức các loại cần sa tổng hợp như K2/Spice (có thể tham khảo bài tiếng Anh Synthetic cannabis), chúng chẳng liên quan gì tới cần sa/gai dầu thật sự (Cannabis spp.) cả. Thật đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia. Bài báo này trên Lao Động Thủ đô thậm chí còn sai lầm khi cho rằng "Thầy thuốc ưu tú -TS, Bs Nguyễn Mạnh Hùng... cho biết: “Những người sử dụng loại cỏ Mỹ sẽ bị rơi vào hội chứng rối loạn tâm thần muộn. Trong cần sa có chất THC (Tetra Hydro Cannabinol)...Khi hút cỏ Mỹ, chất THC nhanh chóng qua phổi vào máu. Sau đó nó sẽ theo máu đi lên não và gây cảm giác “phê”...". Cannabis spp. thì đúng là có chứa THC = Tetrahydrocannabinol, nhưng cỏ Mỹ = cần sa tổng hợp thì không chứa THC. Bác sĩ Hùng ơi là bác sĩ Hùng. Bác sĩ mà còn thế này thì chắc bệnh nhân dễ đi chầu Diêm Vương quá.
Bài này thì lại nhầm "cỏ Mỹ" giả cầy (tức cần sa tổng hợp) với loài cỏ Mỹ/cỏ voi tím thật (Pennisetum setaceum) khi viết rằng "Việc cai nghiện cỏ Mỹ rất khó khăn, bởi sợi cỏ Mỹ được tẩm nhiều loại hóa chất độc hại khác nhau [đoạn này là cỏ Mỹ giả cầy/ma túy]...Bên cạnh sự nguy hại đối với người sử dụng, cỏ Mỹ còn làm suy thoái sự đa dạng sinh học và dễ gây ra cháy rừng....Theo TS Hồ Đắc Thái Hoàng, cỏ Mỹ là đối tượng xâm hại nguy hiểm do có phổ thích nghi rộng, hệ số nhân giống cao (bình quân 100 hạt/cây x 100 cây/m2), có khả năng phát tán hạt rất mạnh nhờ nhiều phương tiện (gió, nước, động vật và con người), hạt có khả năng lưu cữu trong đất 5-10 năm mà không mất khả năng nảy mầm...[đoạn sau là ghép với mô tả về Pennisetum setaceum]". Quả thật, trình độ của những phóng viên này có rất nhiều vấn đề. 118.70.209.225 (thảo luận) 09:50, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Theo ý bạn mình đã đặt bản fact cho đoạn này "Theo bác sỹ Hùng, cần sa có những tác động gây ảo giác khác nhau với mỗi người. Chứng hoang tưởng thường gặp ở con nghiện cần sa là họ cho rằng có một hoặc nhiều người đang theo dõi, tìm cách làm hại mình, những người xung quanh đang giễu cợt, coi thường hoặc dò xét mình với ý đồ xấu.[1][cần dẫn nguồn]". Nếu không có chứng minh có giá trị khoa học cỏ Mỹ là cần sa như ý bạn và chứng hoan tưởng nêu trong đoạn theo đề nghị bạn Mansnah thì mình sẽ xóa đoạn này sau một tuần. Nhắn với các bạn tìm nguồn: đây là đề tài khoa học nên kiếm các bài có uy tín về khoa học của những người có thẩm quyền phê phán. DanGong (thảo luận) 18:50, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Chỉ trong y học người ta mới gọi là [cây] cần sa. Và các loại ma túy nguồn gốc từ cần sa chủ yếu được làm ra từ C. indica do có tỷ lệ THC/CBD cao, trong khi C. sativa được trồng để lấy sợi (gọi là sợi gai dầu/sợi gai, chứ không ai gọi là sợi cần sa) hay lấy hạt hoặc dầu gai ép từ hạt, có tỷ lệ THC/CBD thấp hơn, mặc dù các chủng địa phương của C. sativa nếu có hàm lượng THC cao dễ bị lạm dụng như là một nguồn ma túy. Ngoài ra, loài thứ ba C. ruderalis = gai cỏ có tỷ lệ THC/CBD thấp nhất trong số 3 loài, hàm lượng THC rất thấp, phạm vi phổ biến hẹp nên không sử dụng như là nguồn ma túy mà là nguồn thuốc điều trị trầm cảm tại Nga và Mông Cổ. Bài này nguyên là viết về một chi thực vật thì không nên để phần y học liên quan tới các loại ma túy nguồn gốc cần sa quá nhiều mà nên được tách ra thành bài riêng. 113.181.251.185 (thảo luận) 17:06, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn đóng góp bổ ích của bạn IP, sẽ thực hiện! DanGong (thảo luận)
  1. ^ http://laodongthudo.vn/ma-duoc-giet-nguoi-mang-ten-co-my-hoi-sinh-nhung-bo-nao-hong-13927.html