Thảo luận:Café au lait

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong tiếng Pháp hàng ngày thì café au lait chỉ có nghĩa là cà phê sữa. Còn nếu vào tiệm, người ta sẽ gọi là noisette (thêm một chút sữa) hoặc crème (nhiều sữa và có bọt). Bài viết này không chính xác, tên bài cũng không hợp lý. Wikipedia tiếng Pháp cũng không có bài nào tên café au lait.--Paris (thảo luận) 02:09, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi tưởng café crème là người ta dùng kem tươi như kem Chantilly? Vào quán gọi café au lait thường người ta bưng ra noisette thì phải. Nhưng tại sao tên bài này không thể dùng là Cà phê sữa mà lại phải dùng một cái tên Pháp? Rungbachduong (thảo luận) 20:27, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Hôm trước tôi cũng định sửa tên bài này từ Cà phê au lait (nửa Pháp nửa Việt nghe chả ra sao) ra Café au lait như tên hiện hành, nhưng sau nhìn thấy Cà phê espresso và gì gì nữa ở dưới nên nghĩ kiến thức mình chưa đủ nên không rõ. Hôm nay thấy tên bài đã đổi, nhưng thấy thảo luận là không có khái niệm này, mọi người thử xem lại xem sao. Đồng ý với Rungbachduong về việc nếu bài này nói về Cà phê sữa, sao không dùng cái tên thuần Việt này? Còn nếu nói về một loại cà phê đặc trưng của Pháp thì nên xem lại tên bài đã chính xác chưa. conbo 00:42, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Cà phê sữa" tại các tiệm phở Việt Nam mà tôi đã ăn trên thế giới là dùng cà phê qua nước thật nóng (không qua hơi nước) và có sữa đặc có nhiều đường được quậy hòa tan vào trong đó. Loại cà phê này rất mạnh (vì dùng nhiều cà phê) và rất ngọt; nó có thể uống nóng hay uống lạnh.

Tuy thành viên Paris viết là tại Pháp thì café au lait chỉ là cà phê sữa, nhưng đó chỉ là đúng trên cách dịch, vì nếu một người Pháp biết nói tiếng Việt đi vào một tiệm Việt Nam để uống một ly "cà phê sữa" (mà ông ta nghĩ trong đầu là café au lait) thì ông ta sẽ có một ngạc nhiên. Café au lait tại Pháp, tại nhiều nơi ở châu Âu và châu Mỹ thì dùng cà phê qua hơi nước, sữa là sữa tươi được làm nóng và đường là tùy vào người uống. Café au lait không mạnh bằng "cà phê sữa" của Việt Nam và luôn uống nóng; cách uống cổ truyền là trong một bát hơn là trong một tách hay trong một ly.

Café au lait gần giống với caffè e latte, hay caffe latte, của Ý -- trong tiếng Pháp thì café au lait có thể dịch thành "cà phê sữa" thì trong tiếng Ý caffè e latte có nghĩa là "cà phê và sữa" hay "cà phê sữa". Nhưng một người Ý biết nói tiếng Việt dùng cách dịch đó để uống một ly "cà phê sữa" tại một tiệm Việt Nam thì cũng sẽ có một ngạc nhiên không thua gì người Pháp trên. Caffè e latte cũng dùng cà phê qua hơi nướcsữa tươi được làm nóng; tại Ý thì không có bọt sữa (cái này thì rất giống café au lait của Pháp), tại Bắc Mỹ thì có bọt sữa (nhưng không nhiều và không đặc như cappucino) và - theo tính chất của văn hóa Mỹ - được gọi vắn tắt thành latte (tuy latte chỉ có nghĩa là "sữa").

Tương tự với một người Tây Ban Nha và đồ uống có cà phê của họ mang tên café con leche (có nghĩa "cà phê với sữa"). Café con leche cũng dùng cà phê qua hơi nước, sữa tươi được làm nóng và hoàn toàn không có bọt sữa.

Như vậy là café au lait, caffè e lattecafé con leche là các đồ uống có cà phê thật sự hiện hữu trên thế giới (hãy vào một café lớn và có tính chất quốc tế, khi gọi ba loại đồ uống trên sẽ thấy họ mang ra 3 thứ khác nhau). Điều quan trọng là ba đồ uống trên (tuy có thể gọi là "cà phê sữa") thường là uống nóng và có ít đường, trong khi "cà phê sữa" của Việt Nam được uống với nước đá nhiều hơn là uống nóng và rất, rất ngọt.

Mekong Bluesman (thảo luận) 08:08, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]