Thảo luận:Can Lộc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Cho hỏi Nhà sử học Mai Khắc Ứng và nhà thơ Mai Thanh Hải nổi tiếng như thế nào? An Apple of Newton thảo luận 08:33, 4 tháng 10 2006 (UTC)

Hai ông này k nổi tiếng. Không nên đưa vào.195.19.48.170 09:49, 12 tháng 10 2006 (UTC)

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Phần "Văn hoá" của bài này nên được viết lại vì sau khi đọc tôi, lần nữa, có cảm giác như đọc một bài của một người muốn "khoe" gia đình của mình. Mekong Bluesman 10:33, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần phân biệt dòng họ văn hóa và dòng họ đỗ đạt. Có khi có dòng họ đỗ đạt nhiều nhưng đóng góp về văn hóa lại không có gì nổi trội.58.187.141.238 04:34, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đọc phần Những đóng góp của Can Lộc trong lịch sử dân tộc cũng thấy như "khoe". Vấn đề là ở văn phong của phần này ấy. Tôi cho rằng nền lược bớt thông tin rườm rà rồi đưa vào phần Lịch sử.--Bình Giang 13:56, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

--> Can Lộc vốn là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt" bậc nhất xứ Nghệ và của Việt Nam nên họ tự hào về truyền thống không có gì là lạ cả. Liệu ở Việt nam có được bao nhiêu huyện hơn Can Lộc. Tôi tuy không phải quê Can Lộc nhưng rất hâm mộ vùng đất này vì sự nổi tiếng của nó Thành viên:195.19.48.154 13:38, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)][trả lời]

Tôi vẫn chờ đợi một giải thích có dẫn chứng hơn là các câu như vùng đất "địa linh nhân kiệt" bậc nhất xứ NghệLiệu ở Việt nam có được bao nhiêu huyện hơn Can Lộc. Câu 1 sẽ làm người đọc hỏi là bậc nhất theo ý kiến của ai và câu 2 sẽ có nhiều câu trả lời thay đổi theo từng người. Mekong Bluesman 11:10, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mặc dù Can Lộc hiện nay đã bị cắt đi một số xã phía Nam để nhập vào huyện Lộc Hà nhưng cái tên Can Lộc hay Thiên Lộc là của nhiều trăm năm về trước với cả một bề dày văn hóa do cả những xã đã bị cắt đi vun đắp, nhất là những xã có truyền thống lừng lẫy. Trình bày huyện Can Lộc vẫn cần phác họa diện mạo một Can Lộc đầy đủ như thế, nếu không sẽ không còn là một Can Lộc như người ta đã ngưỡng mộ, còn Lộc Hà là một huyện mới, chưa ai biết gì về nó cả. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.18.200 (thảo luận • đóng góp).

Làng nghề[sửa mã nguồn]

Bài này có các câu sau đây:

  • "Làng Vĩnh Hoà: ... có các nghề sau: Nghề đúc lưỡi cày; nghề nấu gang; nghề dệt võng." Tại sao gọi là "làng nghề" mà có 3 nghề khác nhau?
  • "Làng dệt vải Trường Lưu: ... Hiện nay nghề dệt vải ở Trường Lưu đã mai một." Như vậy có thể gọi là làng nghề được không, khi nghề không còn nữa?
  • "Làng Ba Xã - Ích Hậu: ... có nghề trồng mía, kéo mật, trồng dưa gang." Lần nữa, thêm một làng nghề mà có 3 nghề khác nhau...

Mekong Bluesman 11:40, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đóng góp của Can Lộc trong lịch sử dân tộc[sửa mã nguồn]

Phần này nên được mang vào phần "Văn hóa".

"Còn có một hiện tượng văn hóa quan trọng nữa mà văn hóa Việt Nam chưa đặt vấn đề nghiên cứu đó là: phải chăng Nguyễn Huy Oánh là người tiên phong trong văn hóa làng ở Việt Nam." Đây là ý kiến của người viết hay của các nhà văn học, nếu là các nhà văn học thì cần có dẫn chứng.

Mekong Bluesman 11:40, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm sửa lại "làng nghề" thành "mưu sinh với nghề", ai có từ nào hay thì thay thế. Tôi cũng xoá đoạn:
Còn có một hiện tượng văn hóa quan trọng nữa mà văn hóa Việt Nam chưa đặt vấn đề nghiên cứu đó là: phải chăng Nguyễn Huy Oánh là người tiên phong trong văn hóa làng ở Việt Nam.
Lý do: văn hóa Việt Nam chưa đặt vấn đề nghiên cứu thì không có gì gọilà nổi bật và không nên đưa vào đây. Khi nào nghiên cứu có kết luận hãy đưa cũng không muộn. Lưu Ly 13:44, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trả lời[sửa mã nguồn]

Tình cờ ghé thăm mục này, thấy có vài thắc mắc, tôi xin góp một đôi ý kiến. Khi nói làng nghề, theo tôi, có lẽ người viết muốn hiểu theo một nghĩa rộng, nghĩa là ở làng đó có nghề cổ truyền nổi bật, có tiếng trong cả vùng, chứ không phải cả làng chỉ chuyên làm nghề ấy. Trên thực tế, do điều kiện thủ công nghiệp không phát triển, không có sản xuất hàng hóa ở trình độ cao, ở Việt Nam trước đây ít có làng nào chỉ làm ròng mộ t nghề mà dân đủ sống, mà thường đan xen nghề này với nghề khác, và vì thế có thể ở một làng có hiện tượng hai hay ba nghề cùng nổi trội. Vả chăng đơn vị gọi là "làng" ở đây thực ra là xã, gồm có đến bốn năm thậm chí sáu làng. Ví dụ ở Ích Hậu (Ba Xã) thì làng Cải Lương chuyên trồng mía kéo mật, còn các làng Đông Thượng, Lương Điền lại chuyên trồng dưa gang. "Có ai về Ba Xã ăn dưa gang cho mỏi mồm", câu ca dao ấy rõ ràng nói lên tính chuyên nghiệp của vùng đất cát pha ở đây. Nhưng về sau, những cái tên làng được quy tụ vào tên xã và không còn nổi danh như xã, nên người viết đã gọi thế cho tiện.

Còn nói Nguyễn Huy Oánh là người tiên phong trong văn hóa làng, tôi nghĩ là một cách nói có hơi võ đoán và cũng có vẻ như muốn "tìm tòi phát hiện" không cần thiết. Tất thảy những vị quan ngày xưa, hễ làm nên công danh hiển hách thường ai cũng quay về xây dựng cơ ngơi (trường học, đình, chùa...), nền nếp, học vấn cho làng xã quê hương. Nguyễn Huy Oánh chỉ là một trong số đó thôi. Nhưng ông nổi bật là có công xây dựng Phúc Giang thư viện làm nơi in sách cho trường học của ông, và Phúc Giang thư viện rất nổi tiếng, không những thế, hiện còn lưu một số ván in có từ thế kỷ XVIII (Góp ý của Nguyễn Huệ Chi ngày 11-6-2007)

Bạn đã không còn "tình cờ" nữa khi đã trở lại đây. Xin hãy bổ sung thông tin cho bài viết nếu có thể.Lưu Ly 14:37, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]