Thảo luận:Chế Lan Viên

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gia nhập Đảng năm 1949[sửa mã nguồn]

Sholokhov Năm 1951 thì Đảng mới ra hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam, còn trước đó hoạt động bí mật với tên Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1949 làm gì có Đảng Lao động cho Chế Lan Viên gia nhập ? Đề nghị sửa lại.

Đã sửa lại. Avia (thảo luận) 08:12, ngày 9 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong "Nhóm thơ Bình Định", Bàn thành tứ hữu gồm Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên là nồng cốt. Sau khi tập Điêu tàn của Chế Lan Viên ra đời, Hàn cùng với Chế và Yến Lan mới lập Trường thơ loạn (có người gọi là Trường thơ Điên). Như vậy, trong Trường thơ loạn không có Quách Tấn, vì đường lối sáng tác của ông khác hẳn. Thông tin này, tôi dựa vào Từ điển văn học bộ mới (nxb Thế giới, 2004, tr. 574) và Hàn Mặc tử - hương thơm và mật đắng, của Trần Thị Huyền Trang, Nxb Hội nhà văn, 1990, tr. 52-54.

Vì có không ít người lầm lẫn, Nhóm thơ Bình Định cũng là Trường thơ loạn, nên tôi đang soạn tài liệu để viết về Trường thơ này. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 01:56, ngày 10 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bác tiện thể viết luôn bài về nhóm Bàn thành tứ hữu đi. Một bài viết trên báo CAND có khá nhiều thông tin có thể sử dụng được. Adia (thảo luận) 02:45, ngày 10 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]