Thảo luận:Chủ nghĩa duy tâm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

MC ơi,

Bài này có lẽ nên đổi thành "Chủ Nghĩa Duy Tâm" (Tây phương) vì thực ra, nội dung của nó chả có tí xíu nào về các quan điểm tiết hoc có tính duy tâm ở Đông phương hết trơn Chắc MC cũng biết : Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái nôi khổng lồ về các triết học duy tâm Đông phương cổ điển thêm vào đó tản mạng ở các nơi khác như vùng Trung Á, Trung Đông ... họ cũng có nền triết hoc duy tâm cổ kính (tuy khong mạnh) Và có lẽ có rất nhiều tài liệu để viết thành 1 bài về Chủ nghĩa duy tâm (Đông phương) !

chúc may mắn

Trong bài cũng có nói đến Chủ nghĩa duy tâm (Đông phương) đấy bác ạ. Nhưng đúng là quá ít. Mời bác viết Chủ nghĩa duy tâm (Đông phương) rồi link đến đây, khi đó em sẽ tách phần phương tây thành bài riêng ...cho ngắn bớt. Dù sao cũng cần có 1 bài chung, vì Đông Tây vẫn có phần chung. Tmct 15:00, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nếu có mời người đáng mời nhất là User:Baodo, (và 1 user nữa (không nhớ tên) không phải tôi ! Nếu dùng tên "chủ nghĩa duy tâm" mà để trong bài hết 90% nội dung của triết học Tây Phưong thì chắc chắn người chưa biết gì sẽ hiểu lầm là Đông phưong chả hề có đóng góp hay ý tưởng gì về chuyện Duy tâm này vì vậy tôi mới đề nghị tách ra

Justification[sửa mã nguồn]

Trong phần George Berkeley của bài này, Theory of justification được dịch thành "Lý thuyết về sự phán đoán". Theo tôi biết, justification là "biện minh" hay "chứng minh". Vì Berkeley nói là một vật tồn tại chỉ khi nó được nhìn thấy, sờ thấy... nên "sức nặng" dùng để biện minh hay chứng minh cho sự tồn tại đó là dựa vào tri giác của chúng ta. Mekong Bluesman 15:27, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

A, cảm ơn Mekong Bluesman, chac tôi nhìn nhần thành judgement. Tmct 15:44, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng nghĩ là các từ God trong bài này nên được dịch thành "Thượng đế" (vì "thượng" là "cao"), thay vì "Chúa Trời". Mekong Bluesman 16:10, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về lựa chọn giữa "chúa trời" và "thượng đế", tôi đã nghĩ khá lâu. "Thượng đế" là từ chính xác nhất về nghĩa (nếu không xét đến các loại tôn giáo). Tuy nhiên, trong triết học phương Tây, tôi có cảm giác nó nằm gọn trong văn hóa của phương Tây - văn hóa Ki-tô giáo; hầu hết các nhà triết học (trừ các vị Hy Lạp cổ, và một số ít vị khác như Hume) đều là người theo Ki-tô giáo; kể cả những người tự nhận là vô thần như Hume cũng sống giữa văn hóa Ki-tô giáo. Do đó tôi nghĩ, khi nói đến một vị God (độc thần), họ sẽ nghĩ ngay đến Thiên Chúa của Ki-tô giáo. Cho nên tôi chọn "Chúa trời" để vừa có tí hơi hướng văn hóa Ki-tô của họ, vừa không đến nỗi "tôn giáo" quá. Tmct 19:04, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
OK. Tmct nói rất đúng bên trên và do đó tôi đã không sửa các từ "Chúa trời" trong bài, nhất là trong phần về Berkeley. Mekong Bluesman 19:13, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]