Thảo luận:Chủ nghĩa thực dụng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thuật ngữ "pragmatism" bị dịch thành “Chủ nghĩa thực dụng” là sai, đúng ra phải là "chủ nghĩa hành động"[sửa mã nguồn]

“Chủ nghĩa thực dụng” (Pragmatism) là một trào lưu triết học đã và đang thịnh hành ở Mỹ. Thuật ngữ “pragmatism” (A) hay “pragmatisme (P) xuất phát từ “pragma” (số nhiều: pragmat) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động”. Từ “pragma” là nguồn gốc của các từ practice (A), pratique (P), практика (N) dịch ra tiếng Việt là “thực hành” hay “thực tiễn”. Như vậy, “pragmatism” nếu dịch sát nghĩa phải là “chủ nghĩa hành động”, “triết học thực tiễn” chứ không phải là “chủ nghĩa thực dụng” như cách nói hiện nay. Thuật ngữ “chủ nghĩa thực dụng” trong tiếng Việt tuy cách dịch không sai so với thực chất của trào lưu triết học này (lấy công dụng, lợi ích, hiệu quả thực tế làm thước đo cho tất cả), nhưng nó lại được hiểu lệch theo một nghĩa xấu vốn không có trong thuật ngữ gốc của nó.

Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Ngon-Ngu/Thuat_ngu_triet_hoc_nguon_goc_nuoc_ngoai/

Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 15:30, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tài liệu "Các tiểu luận triết học của Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Đình Thái, Khoa triết học, Trường ĐHKHXH&NV TPHCM" chưa đủ điều kiện để làm tài liệu tham khảo --Hoàng Linh (thảo luận) 11:20, ngày 24 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]