Thảo luận:Chiến tranh Hán – Sở

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hạng Vũ xưng đế?[sửa mã nguồn]

Đương thời khi tôn Sở Hoài vương làm Nghĩa đế, Hạng Vũ chỉ tự xưng làm Tây Sở bá vương, nghĩa là vẫn chưa phải là hoàng đế. Do đó thông tin trong bài cần sửa đổi và bổ sung thêm.--Trungda 09:07, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về tác phẩm văn học Hán Sở tranh hùng[sửa mã nguồn]

Hán Sở tranh hùng trong văn học vốn có tên là Tây Hán chí.

Tới nay tôi đã tiếp xúc với 3 bản tiếng Việt cuốn Tây Hán chí. Một bản rất phổ biến do Hồng Kông xuất bản, Mộng Bình Sơn dịch có 48 hồi, XNB Trẻ TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1989, từ đó tới nay tái bản nhiều lần và một bản khác ít người biết tới, có tên là "Tây Hớn" do Thanh Phong dịch, có 100 hồi do NXB Đồng Tháp ấn hành năm 1993. Nhưng tuyệt nhiên cả hai bản này đều không ghi tác giả nguyên tác chữ Hán là ai.

Mãi tới gần đây, mới có một bản Hán Sở tranh hùng khác do TP Hồ Chí Minh xuất bản mới khi rõ ở phía trên cùng của bìa tác phẩm này là "Khuyết danh", tức là không rõ tên tác giả.

Giữa hai bản 48 hồi của dịch giả Mộng Bình Sơn và 100 hồi của dịch giả Thanh Phong có sự khác biệt khá nhiều. Bản 48 hồi chỉ kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đến khi Lưu Bang chết. Bản 100 hồi kể từ cuối thời Chiến Quốc, từ khi Thủy Hoàng ra đời đến khi Lưu Bang chết. Đọc kỹ hai bản, tôi cho rằng bản "Tây Hớn" của Thanh Phong trung thành với nguyên tác hơn, ít cắt gọt lịch sử hơn và ít tình huống vô lý hơn.

Bản của Mộng Bình Sơn chứa đựng nhiều sai sót và không rõ đó là sai sót của phía xuất bản nguyên tác hay của dịch giả. Các ví dụ điển hình là:

1. Khi Hạng Lương bị Chương Hàm giết, lẽ ra khi đó quân Sở tan nát, phải về tụ tập lấy lại tinh thần rồi Sở Hoài vương mới ra lệnh đánh Tần kèm theo lời ước: "Ai vào Quan Trung trước được làm vua". Sử cũ kể như vậy. Nhưng ở đây, truyện lại kể: nghe tin chú bị giết, Hạng Vũ mang quân báo thù luôn, đánh thắng Chương Hàm 9 lần, sau đó lại mang quân về hội với Sở Hoài vương và nhận giao ước. Sau khi nhận giao ước, truyện lại chỉ kể quá trình Lưu Bang đánh Tần vào Hàm Dương, còn không rõ Hạng Vũ làm gì (vì đoạn đánh Chương Hàm ở trên đã kể mất rồi).

2. Hạng Vũ đánh Tần đi đường phía bắc, Lưu Bang đánh Tần đi đường chính Tây. Truyện kể rằng Hoài vương giao ước, cho Lưu Bang đi phía tây còn Hạng Vũ đi theo đường phía đông (!). Đi phía đông để đánh nước nào?

3. Đoạn Kỷ Tín chết thay cho Lưu Bang, truyện muốn mượn tích trong Đông Chu liệt quốc, nhưng lại nhầm lẫn nhiều nhân vật. Truyện để cho Trương Lương treo tranh vua Tề Cảnh Công thời Xuân Thu nhờ người hầu thế mạng cho quân Tấn bắt để trốn thoát và sau trở thành bá chủ chư hầu. Ý tiểu thuyết muốn để Trương Lương kích động tinh thần hy sinh vì chủ của tướng sĩ và Kỷ Tín đã tình nguyện đứng ra. Câu chuyện này hoàn toàn sai, cho thấy sự lầm lẫn của tác giả hoặc dịch giả. Trong bản Tây Hớn, bản dịch của Thanh Phong không có đoạn này. Đời Xuân Thu, vị vua Tề thua trận, bị quân Tấn truy đuổi và phải nhờ người hầu thế mạng là Tề Khoảnh công (Khương Vỗ Giã) chứ không phải Tề Cảnh Công (Khương Chử Cữu). Bản thân vua này sau khi trốn thoát cũng không lập công tích gì nữa và không bao giờ làm bá chủ chư hầu. Chỉ có vua Tề Cảnh công (với tướng quốc Án Anh thấp lùn nổi tiếng) mới là vua nổi tiếng của nước Tề (sau Tề Hoàn công) mà thôi. Có lẽ tác giả đã lẫn chữ Cảnh và chữ Khoảnh và lầm lẫn cả hành trạng của hai vị vua này.

Ngoài ra, bản 48 hồi còn có nhiều đoạn để cho nhân vật dùng những cụm từ quá hiện đại, không hợp với văn phong, lời nói của người cổ xưa, như khi Hạng Vũ sắp tự vẫn ở Ô Giang, có thủ hạ cũ đã sang hàng Hán gặp là Lã Mã Thông. Thông bảo Hạng Vũ: "Tôi tuy theo bước đường lý tưởng nhưng vẫn ngưỡng mộ đại vương"...

Tiểu thuyết có quyền hư cấu nhưng tôi cho rằng nên làm như bản 100 hồi, không nên làm như bản 48 hồi. Hơn nữa, trong bản 100 hồi, lời nói đầu còn đề cập tới tác phẩm "Đông Hán" (kể về sự nghiệp phục hưng nhà Hán của Lưu Tú đầu thế kỷ 1 SCN), cho thấy gốc của nó vốn là truyện Tây Hán. Hán Sở tranh hùng chỉ là tên do dịch giả hoặc nhà xuất bản đặt cho tác phẩm, hoặc đã bị phía NXB bên Hồng Kông "chế biến". Do tác phẩm Khuyết Danh nên chúng ta không thể khẳng định nguồn gốc đích xác của nó ra sao như với các tác phẩm kinh điển "Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Thủy Hử"... Tôi tin rằng bản Tây Hớn của Thanh Phong dịch, vốn ít được biết tới hơn, mới gần nguyên tác.--Trungda 02:17, ngày 27 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bài này đã được Trungda bổ sung đầy đủ rồi, giá mà có thêm được hình ảnh (hình vẽ) minh họa thì tốt. Casablanca1911 07:04, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đam hay Đan?[sửa mã nguồn]

Bạn 125.234.193.52! Bạn nhầm rồi. Điền Đan cách Điền Đam hơn 70 năm. Ông Đan người Chiến Quốc, có công phục nước Tề từ tay Yên (Đông Chu liệt quốc: "Điền Đan phá Yên thả trâu lửa"), còn ông Đam người chống Tần thời Nhị Thế!--Trungda 20:02, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nên đổi lại tên cũ : thông dụng hơn.--Li Xiaolong (Thảo luận) 11:18, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đó là tên tiểu thuyết và có vẻ giống cả tên games, có tính văn nghệ, kiểu như "tranh bá đồ vương", ... Tên hiện nay theo tinh thần wiki và giống như tên các cuộc chiến tranh khác.--Trungda (thảo luận) 02:55, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tiếng địch sông Ô[sửa mã nguồn]

Xin trích ra đây một đoạn trong bài T Đ S Ô của Phạm Huy Thông

Sở Bá Vương ngồi yên trên mình ngựa

Giương mắt buồn say ngắm chân trời xa

Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà

Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại

Khói tung bay trên vòm trời rộng rãi

Như muôn sao trong đám tối mơ màng

Khắp bốn phương giáo mác toả hào quang

Liên tiếp nhau chen chúc xung quanh ven trời lớn

Mấy làn trại (lưới xa xôi, mịt mùng và chắc chắn )

Đóng trùng trùng, điệp điệp trên đầu non

Cờ chư hầu đỏ rực như pha sơn

Quằn quaị cong trên nền trời lá mạ

Gió quát bên tai Vương, và rộn rã

Tiếng quân reo, tiếng ngựa hí, tiếng loa vang

Theo gió chiều vi vút vẳng đưa sang

...

Bên mình Ngu Cơ đứng bao lâu, chàng không biết

Nhưng, đến khi, bàng hoàng, chàng lặng lẽ ngẩng trông,

Thì Hán binh đã đông nghịt bên bờ sông,

Và trời cao, than ôi, vừa quyết trắng.

Mà...!

Mà tiếng địch âm thầm trong bóng đêm văng vẳng

Trên Ô giang, đã bặt hẳn tự bao giờ.

--Duyphuong (thảo luận) 08:21, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tách bài Hán Sở Tranh Hùng ra khỏi Chiến tranh Hán-Sở[sửa mã nguồn]

Khi tra cứu tôi giật mình khi thấy Chiến tranh Hán-Sở là trang có nội dung thuộc thể loại lịch sử lại đi gộp với Hán Sở Tranh Hùng -tên tiểu thuyết, rồi cho phầm nhân vật vào, thật bất cập. Tôi sẽ thực hiện tách bài. Hoàng Linh (thảo luận) 02:42, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC) [trả lời]

Với những gì đã thảo luận bên trên, tôi nghi ngờ về độ nổi bật của cái gọi là "tiểu thuyết lịch sử" này. Còn chưa rõ nó là sản phẩm chế biến của một nhà xuất bản vô danh nào đó hay chỉ là sự nhào nặn vụng về của "dịch giả" Mộng Bình Sơn.--Trungda (thảo luận) 08:16, ngày 4 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]