Thảo luận:Danh sách đảng phái chính trị Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Đề nghị xóa hai đảng này ra khỏi danh sách đảng phái chính trị của Việt Nam.

  1. Đảng Dân tộc
  2. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Lý do:

  1. Các đảng này gồm đa số (nếu không phải là tất cả) thành viên là người không có quốc tịch Việt Nam.
  2. Các đảng này không hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

Thực ra chỉ cần lý do 1 là đủ rồi.

(Tmct 23:31, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC))[trả lời]

Nên tập hợp thành một thể loại rồi cho vào phần xem thêm--Docteur Rieux 23:51, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ có thể giữ được vì bài đã viết rõ là không hoạt động tại Việt Nam, và các thành viên đều từng có quốc tịch Việt Nam. Nguyễn Hữu Dng 07:58, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi không nghĩ đó là lý do xác đáng. Vì khi các Đảng đó được thành lập, các thành viên đã là công dân Mỹ rồi. Thời nước Mỹ mới độc lập, chắc các tổ chức chính trị ở Mỹ cũng chủ yếu là người đã từng có quốc tịch Anh. Nhưng chắc không ai liệt các đảng của Mỹ thời đó vào danh sách của các đảng phái của Anh cả. Tmct 08:33, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng đề nghị xoá, hai đảng này rõ ràng không được Việt Nam công nhận, sao lại cho vào Danh sách Đảng phái của Việt nam được. Cũng như là Thành Bắc Kinh do một ông người Việt thiết kế, nhưng có được cho vào công trình kiến trúc của Việt Nam đâu. Casablanca1911 08:13, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Việt Nam không có lý do phải công nhận hay không công nhận những đảng này, vì như các lý do tôi đã nêu trên, hai đảng này không thuộc "lãnh thổ Việt Nam" và không bao gồm "Công dân Việt Nam". Duy nhất Mỹ là nước có liên quan (về lãnh thổ và công dân), nhưng Mỹ cũng chỉ có thẩm quyền công nhận đó có phải là "Đảng chính trị của Mỹ" hay không. chứ Mỹ không có quyền "công nhận" tổ chức nào đó là "của Việt Nam" hay không. Tmct 08:41, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Với tình hình thực tế hiện nay ở VN thì từ 1975 đến nay thì không một đảng phái nào được phép hoạt động tại VN. Hiến pháp qui định rõ điều đó. Nếu chúng ta cứng nhắc không liệt kê vào với một ghi chú cẩn thận thì đồng nghĩa với việc chúng ta bóp méo lịch sử. Huynhxuanba 09:13, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Sao lại là bóp méo lịch sử. Đặc điểm có thể nhìn thấy rõ ở VN bây giờ là không có chế độ đa đảng, chỉ 1 đảng cầm quyền, Nếu cho các Đảng khác vào, rõ ràng đã làm sai lệch hoàn toàn về Đảng ở VN. Casablanca1911 09:25, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy.Thực tế là hai đảng kia không phải đảng của Việt Nam. Không tôn trọng thực tế đó mới chính là bóp méo lịch sử. Đảng của người Mỹ, đóng trên đất Mỹ mà lại cứ nhất định ghi là "Đảng Việt Nam", đó chính là cứng nhắc. Tmct 09:36, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tuy nhiên, tôi không phản đối ý kiến của Docteur Rieux về chuyện đưa vào mục "Xem thêm". Tmct 09:39, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với lập luận của Tmct và Casablanca. 2 đảng này chỉ nên để trong thể loại "Đảng chính trị hải ngoại". Lưu ý thêm rằng trong thể loại Đảng chính trị hải ngoại cũng nói rằng 2 đảng này chưa được một chính thể nào công nhận chứ không phải riêng chính phủ Việt Nam. Cttrung 09:40, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ rằng nếu xóa cần có một ghi chú nhỏ để giải thích cho mọi người hiểu rằng vì sao từ năm 1975 đến nay VN chỉ có một đảng cầm quyền duy nhất. Huynhxuanba 09:48, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đã đưa vào Xem thêm[sửa mã nguồn]

Tôi đã đưa hai đảng đó vào danh sách xem thêm. Tôi cũng bỏ cụm từ "phải lưu vong". Vì không ai gọi một người gốc Việt được sinh ra tại Mỹ và có quốc tịch Mỹ là người "lưu vong" cả. Hai đảng này cũng vậy, nó được thành lập tại Mỹ. Tmct 11:24, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ghi tạm vào đây để sau này có thể dùng đến

Đảng Dân chủ Việt Nam (1944 – 1988), chính đảng của giới tư sản dân tộc và thanh niên sinh viên; Đảng Xã hội Việt Nam (1946 – 1988), chính đảng của một phân số trí thức (Từ điển Bách khoa VN., TTBS.TĐBKVN., 1995, tr. 729 – 730).

Tmct 18:50, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo như nội dung trong bài hiện nay, các đảng phái bất hợp pháp và hợp pháp đều được nêu tên trong bài, những đảng nằm ngoài Việt Nam thì được cho vào mục Xem thêm. Vì vậy, tên bài này để được chính xác hơn, thì nên có tên là Danh sách các đảng phái chính trị Việt Nam. Chữ "của Việt Nam" như hiện nay làm cho người đọc nghĩ rằng, hiện nay, nhà nước Việt Nam đã công nhận 2 đảng khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, Đảng Dân chủ Việt Nam trước năm 1988 thì hoạt động trong nước, rồi sau đó giải thể, đến tháng 6 năm 2006 thì dường như có vẻ được khôi phục ở ngoài Việt Nam, do vậy, đảng này nên được xếp vào mục "Xem thêm" chứ nhỉ ? Casablanca1911 08:06, 2 tháng 10 2006 (UTC) Casablanca1911 08:06, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Chả hiểu được, theo nội dung bài thì ông Hoàng Minh Chính là người khôi phục, nhưng ông này ở trong nước thì phải. Thông tin về những người còn lại trong đảng đó thì ta không có gì, không hiểu họ trong hay ngoài. Tmct 08:30, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Sắp xếp[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì nên đưa đảng dân tộc và đảng việt tân vào phần "Đảng chính trị lưu vong". Ngoài ra, chúng ta cũng nên tạo trang đổi hướng vào trang này gọi là "Đảng chính trị Việt Nam". 24.85.155.152 08:33, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi đồng ý tạo thêm trang chuyển hướng. Không nên đổi tên bài, vì thực chất đây chỉ là danh sách.
Còn vấn đề "đảng lưu vong" thì đã được thảo luận ở phần trên rồi. Tôi nhắc lại vậy:
1. Mấy đảng này không phải đảng Việt Nam vì:
  • các thành viên không có quốc tịch VN
  • không hoạt động trong chính trường Việt Nam
Do đó, vì "ngoài chủ đề", nên nếu để trong bài này thì không thể ra khỏi phần "xem thêm" được.
2. Mấy đảng này không phải "đảng lưu vong" vì:
  • nó được thành lập ở ngoài nước Việt Nam, bởi những người không có quốc tịch VN
  • không ai gọi một người gốc Việt nhưng sinh ra tại Mỹ là người "lưu vong" cả.
Cùng lắm thì được gọi là "đảng của những người lưu vong" thôi.
Tóm lại, mấy đảng này không phải đảng Việt Nam, cũng không phải đảng Việt Nam lưu vong, mà chỉ là các đảng Mỹ của người Việt lưu vong mà thôi.
Tmct 08:47, 2 tháng 10 2006 (UTC)
Về đảng phái tôi đề nghị nên xem về thực chất của đảng đó, mục tiêu là làm gì, cho ai hơn là người nào, quốc tịch nào, địa bàn ở đâu.

Đảng Việt Nam là đảng có mục tiêu hướng tới chính là người Việt. Đảng Cộng sản thành lập ở Hương Cảng, do một người "lưu vong", có sự giúp đỡ và chỉ đạo từ người bên ngoài nhưng vẫn là đảng Việt Nam vì mục tiêu mà nó hướng tới là Việt Nam. Một số người Việt tham gia đảng cộng sản Xiêm, họ là người Việt hẳn hoi nhưng tùy tình thế mà tham gia với mục tiêu giúp nước Xiêm và dân Xiêm làm cách mạng, đâu có vấn đề gì về quốc tịch?

Quốc tịch thì tùy nước một người có thể có hai ba quốc tịch, hoặc khai là đã chết và mất luôn quốc tịch. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh trốn ra nước ngoài, đi nhiều nước, chính quyền địa phương không quản lý nổi, gia đình cũng không quản lý nổi không còn quốc tịch Việt Nam nữa, tên cũng giả nốt, vậy có còn là nhà cách mạng Việt Nam nữa không?

Những người gốc Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ không còn quốc tịch Việt Nam là không phải của Việt Nam? Sai, người Việt ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt.

Vấn đề là ở chỗ một bộ phận còn hướng về quê hương đất nước nhưng đường lối, cách thức khác hẵn nhà cầm quyền Việt Nam mong muốn, cái mà nhà cầm quyền mong muốn là hòa giải, đoàn kết, quên đi quá khứ, cùng nhau xây dựng đất nước, nhưng một bộ phận đó muốn trước tiên xây dựng đất nước là phải thay đổi về mô hình chính trị và xây dựng theo kiểu dân chủ, đa nguyên. Hai bên rõ là chẳng khớp được với nhau về cách thức xây dựng thể chế chính trị nhưng dù gì đó cũng là biểu hiện tích cực, họ còn là người Việt còn nghĩ về nước Việt.

Một bộ phận nhất là người trẻ chỉ quan tâm đến hệ thống chính trị của nước sở tại, dân sở tại, chính sách sở tại, họ quan tâm đến bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, còn chuyện Việt Nam thì kệ người Việt, thỉnh thoảng họ ra vẻ thương xót, bề trên, kể cả chê một tý là "ừ kém quá ở Mỹ ..." nhưng họ sẵn lòng cho qua và sẵn lòng kẹp 10USD, 20 USD vào hộ chiếu, mặc dù họ biết làm vậy là góp phần làm cho cán bộ hải quan càng hư hỏng thêm. Họ không muốn cãi nhau, không muốn tranh đấu làm sạch bộ máy của Việt Nam vì đó là chuyện không phải của họ. Chẳng phải vì họ chỉ có quốc tịch Mỹ mà không có quốc tịch Việt Nam đâu, mà vì họ... đã hết là người Việt thật rồi, Tmct khỏi lo chuyện quốc tịch, con cái họ còn không biết tiếng Việt, ở chơi cho vui một hai tháng thì được, dưỡng già thì được, chứ sinh sống ở Việt Nam dù lương gấp 2 ở Mỹ họ cũng từ chối không màng thì còn mong gì quốc tịch với chẳng quốc tịch, chính trị với chính em.

Chính quyền Việt Nam tất nhiên không công nhận, điều đó khỏi cần bàn, ai cũng biết, nhưng từ điển wikipedia thì khác phải xem xem thực chất các đảng đó định làm cái gì, mục tiêu hướng tới ai, định cải tạo xã hội nào, dân tộc nào, có làm chính trị thật không

Yamaham 12:58, 1 tháng 12 2006 (UTC)

về hai khái niệm Dân tộc và Quốc gia.
  • "Những người gốc Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ không còn quốc tịch Việt Nam là không phải của Việt Nam?"
Đúng! người không có quốc tịch VN thì không có quyền công dân VN, do đó không thuộc về Việt Nam.
  • "người Việt ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt."
Đúng. Nhưng dân tộc ViệtViệtNam là hai khái niệm không đồng nhất.
Sau khi nước Mỹ thành lập, Benjamin Franklin có thể vẫn thuộc về dân tộc Anh (bố ông ấy sinh ra tại Anh), nhưng ông ta không còn thuộc về nước Anh.
Về chuyện các đảng chính trị.
  • phải xem xem thực chất các đảng đó định làm cái gì, mục tiêu hướng tới ai, định cải tạo xã hội nào, dân tộc nào, có làm chính trị thật không
Nếu bây giờ có 1 đảng chính trị ở ngoài nước Mỹ gồm đa số là người không có quốc tịch Mỹ, với cương lĩnh là xây dựng CNXH tại Mỹ chẳng hạn. Đảng này có hoạt động chính trị; mục tiêu hướng tới nước Mỹ; định cải tạo xã hội Mỹ; dân tộc nào thì không quan trọng vì không có dân tộc Mỹ để mà xét. Liệu người Mỹ có chịu xếp loại cái đảng này là một đảng chính trị Mỹ không? hay là nó sẽ bị liệt kê là khủng bố nếu nó định lăm le mang vũ khí vào Mỹ?
Tmct 14:41, 1 tháng 12 2006 (UTC)
Tmct viết: người không có quốc tịch VN thì không có quyền công dân VN, do đó không thuộc về Việt Nam. Việt Nam trong câu này là nước Việt, dân Việt? Tmct xem lại thông lệ quốc tế, rất nhiều trường hợp kỳ thị, giết ngoại kiều bị nước có liên quan phản đối hoặc gây chiến, rất nhiều người không còn quốc tịch vẫn được nước gốc tự hào.
Bác ơi, ở đây chúng ta bàn đến quốc gia Việt Nam và những chuyện pháp lý lạnh lùng, chứ không nói chuyện dân tộc hay tình đồng bào đồng bọc, không nên lẫn lộn hai khái niệm quốc gia và dân tộc. Thí dụ VN có thể tha hồ tự hào về ông Trương Trọng Thi, vì ông ấy dân tộc Việt, nhưng có ai dám gọi ông ấy là "kỹ sư Việt Nam" không hay chỉ gọi là "kỹ sư người Việt"? Giả sử một ông Việt kiều nào đó bị chính quyền nước mà ông ấy mang quốc tịch xử án oan, VN có thể phản đối, nhưng có thể dùng luật pháp VN để xử lại cho khỏi bị oan được không? Một ông Việt kiều khác giầu to, VN có thể thu thuế của ông ấy không? Vậy thì về lý, làm sao "thuộc về VN" được? Tmct 21:46, 2 tháng 12 2006 (UTC)
Liệu người Mỹ có chịu xếp loại cái đảng này là một đảng chính trị Mỹ không? hay là nó sẽ bị liệt kê là khủng bố nếu nó định lăm le mang vũ khí vào Mỹ? Người Mỹ hay chính phủ Mỹ? Đem vũ khí vào nước khác thì ai chẳng bị chính quyền liệt vào khủng bố? Mà chính quyền liệt vào khủng bố thì sao? Tmct không lý luận logic, đang từ chuyện ngôn từ có phải một tổ chức có là đảng chính trị hay không lại chuyển sang bàn chuyện chính quyền đương nhiệm nghĩ gì về tổ chức đó.
Ý tôi hỏi là Wiki tiếng Anh liệu có xếp cái đảng tưởng tượng đó vào thể loại Đảng chính trị Mỹ không. Tôi cũng đã nói đến "người Mỹ" chứ không nói đến "chính quyền Mỹ". Việc chính quyền có công nhận hay không không quan trọng với việc xếp loại của ta, bạn có thể thấy các đảng mới mở ở VN ko được chính quyền VN công nhận nhưng vẫn đàng hoàng nằm trong thể loại Đảng Chính trị VN. Tmct 21:46, 2 tháng 12 2006 (UTC)
Việt Nam Độc lập Đồng minh hội do Hồ Học Lãm lập ra, Hồ Học Lãm là quân nhân của Tưởng Giới Thạch, tổ chức này đăng ký với Quốc dân đảng Trung Quốc vậy tổ chức này không phải của Việt Nam, Việt Minh hoặc là tổ chức của người Hoa, hoặc là của người Việt lưu vong. Việt Minh lại lăm le đem vũ khí vào lật đổ chính quyền Việt Nam, như vậy Việt Minh là tổ chức khủng bố, Việt Minh lại xúi giục, giúp đỡ người dân lương thiện có quốc tịch Việt Nam bỏ trốn làm loạn và vượt biên. Như vậy chính quyền Việt Nam không công nhận là đảng chính trị như Đảng Lập Hiến Việt Nam được là đúng, phải xếp vào loại giặc, bắt được thì tống giam và xét xử ở tù thôi. Lý luận kiểu này thì hết có đảng chính trị chỉ còn đảng cướp thôi Tmct ơi.
hề hề, đáng ra bác phải lấy dẫn chứng là Việt Minh gồm đa số là những người đã bỏ quốc tịch VN để nhận quốc tịch Trung Quốc, rằng các thành viên của Việt Minh hoạt động chủ yếu ở ngoài Việt Nam và hiếm khi tham gia các hoạt động chính trị trong nước thì mới so sánh với các đảng của người Mỹ gốc Việt được chứ! Tôi nói ở trên rồi nhé, chính phủ có công nhận hay không không phải tiêu chí xếp loại. Bao giờ mấy bác quốc tịch Mỹ kia nắm được chính quyền tại VN hoặc ít nhất cũng tham gia tranh cử quốc hội VN, khi đó đảng của các bác đó sẽ được xếp loại Đảng chính trị VN. Tmct 21:46, 2 tháng 12 2006 (UTC)
Tmct đang lẫn lộn đảng chính trị với thực lực của đảng chính trị rồi. Bao giờ mấy bác quốc tịch Mỹ kia nắm được chính quyền tại VN hoặc ít nhất cũng tham gia tranh cử quốc hội VN, khi đó đảng của các bác đó sẽ được xếp loại Đảng chính trị VN

Thứ nhất: Quốc tịch là chuyện bầu cử, anh không có quốc tịch hiến pháp có thể không cho anh ứng cử. Nhưng vì lý do nào đó anh không còn quốc tịch (do làm chính trị phải trốn ra nước ngoài chẳng hạn) mà thế lực của anh mạnh lên, thì anh có thể tác động để điều chỉnh thể lệ bầu cử, lúc đó "ủy ban tổ chức bầu cử lại điều chỉnh luật cho phép anh tham gia" ( việc này cũng đã từng xảy ra trên thế giới và cả ở Việt Nam, Tmct xem lại việc bầu cử quốc hội khóa 1, một số đại biểu Việt Quốc và Việt Cách được chia ghế và tham gia quốc hội) đó là chuyện thủ tục bầu cử đâu có liên quan gì đến chuyện đang bàn là một tổ chức có phải là đảng chính trị của Việt Nam hay không?

Thứ hai: việc nắm được chính quyền tại Việt Nam thì sẽ được xem là đảng chính trị Việt Nam, không cần thiết đặt vấn đề nắm được chính quyền hay không nắm được chính quyền mới là đảng chính trị, VNQDĐ, ĐDCSĐ chưa nắm được chính quyền vẫn là đảng chính trị Việt Nam, không cứ chờ lãnh đạo rồi mới là đảng chính trị.

Thứ batham gia tranh cử là đảng chính trị, đây cũng không phải là tiêu chí, Hamas là tổ chức vũ trang khol6ng thèm tham gia bầu cử, đánh ì xèo, nhưng nó là tổ chức chính trị, tham gia bầu cử là đắc cử. Việt Minh là tổ chức chính trị bí mật chủ yếu là hoạt động vũ trang lật đổ thời kỳ đầu có tham gia bầu cử đâu, thò mặt ra là người ta bắt bỏ tù chứ bầu bán gì nữa. Mấy đảng chính trị mà ta đang bàn thứ nhất là chưa chắc đã xin nhập cảnh được vào Việt Nam, mà nhập cảnh được coi chừng bị bắt bỏ tù chứ ở đó nghĩ đến chuyện tham gia bầu cử????

Thứ tư vấn đề "dân tộc" không phải là vấn đề quyết định, chúng tôi là người Việt, nhưng chúng tôi khoái chủ nghĩa xã hội, chúng tôi qua Mã Lai, chúng tôi tham gia giúp đỡ, đào tạo, huấn luyện cán bộ nòng cốt ban đầu giúp cho sự nghiệp cách mạng vô sản, chúng tôi góp phần thành lập đảng cộng sản Mã Lai, chúng tôi nguyện hy sinh đời mình cho cách mạng Mã Lai, lúc ban đầu trong đảng XXX Mã Lai thì người Việt chúng tôi còn đông hơn người Mã Lai, vậy thì đảng đó là đảng chính trị của Mã Lai hay đảng chính trị Việt Nam?

Nghilevuong 04:42, 3 tháng 12 2006 (UTC)

Chà, ví dụ này khó tìm thứ tương tự trong lịch sử quá. Thôi thì đầu tiên nó sẽ là "đảng chính trị của người Việt ở Mã Lai". Đến khi được một con số đáng kể người dân (quốc tịch) Mã Lai ủng hộ hoặc nhận là đảng của họ, nó sẽ được gọi là "Đảng chính trị của Mã Lai". Bác bỏ qua câu trích nghiêng nhé, lúc đó tôi hơi "thậm xưng".
Tóm gọn quan điểm của tôi: một đảng chính trị của một nước X nhất thiết phải hoạt động trong nội bộ nền chính trị của quốc gia đó. Và vấn đề "nội bộ" của một quốc gia nằm trong giới hạn của các tiêu chí về "công dân"/"quốc tịch" và "lãnh thổ" của quốc gia đó. Hết.
Những tác động từ bên ngoài một quốc gia đối với nền chính trị của quốc gia đó được xem là "tác động từ bên ngoài", nếu khổ chủ không ưa thì có thể dán nhãn "Can thiệp nội bộ"/"xâm phạm chủ quyền"...
Tmct 14:05, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép một đảng hoạt động và chỉ có một đảng lãnh đạo, từ đó Tmct đinh ninh đảng tức là Đảng Cộng sản, Đảng có nghĩa là cao quý, đảng có nghĩa là cách mạng, lâu dần thành thói quen. Nhưng các đảng có từ lâu rồi, trên thế giới có nhiều đảng khác nhau, xưa nay Việt Nam cũng đã có nhiều đảng khác nhau, đó là chuyện bình thườngNghilevuong 02:05, 2 tháng 12 2006 (UTC)
Bác suy diễn hơi xa rồi. Bác ngó lại một tý ở trên, chính tôi đã ghi thông tin về các đảng Dân chủ và Xã hội từ khi chưa có các bài tương ứng. Ngoài ra, hiến pháp VN không nói rằng "chỉ được phép có 1 đảng" đâu, nếu không thì mấy đảng mới mở ở VN đã bị giải tán từ tám đời vì vi phạm hiến pháp. Mà tôi chưa hề viết một chữ nào liên quan đến chuyện đánh giá cái gì cao quý cái gì không. Đã nói rồi, đang bàn chuyện pháp lý lạnh lùng mà. Tmct 21:46, 2 tháng 12 2006 (UTC)

Bàn thêm một chút Việt Minh, Việt Cách, Mặt trận Giải phóng miền nam Việt Nam, Khối 8406...Liên minh... không phải là đảng phái chính trị. Đã là "Mặt trận" thì không phải là một đảng chính trị mà là nhiều tầng lớp và đảng phái khác nhau tham gia. "Hội" có thể là đảng mà có thể là không phải đảng. "Liên minh" cũng vậy không là đảng chính trị có thể hai ba đảng tham gia.

Rồi sắp xếp danh sách các đảng nên theo thứ tự thời gian thành lập, sắp xếp hiện nay không biết theo số lượng đảng viên hay theo vần ABC hay theo thời gian? Đây là vấn đề có thể xem là thiên vị và không trung lập. Nếu được nên bổ sung năm thành lập và tên đảng trưởng ban đầu và hiện tại hoặc đảng trưởng cuối cùng cho dễ biết

Nghilevuong 04:42, 3 tháng 12 2006 (UTC)

Tôi ủng hộ, nhờ bác sắp xếp lại.Tmct 14:05, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về việc công nhận đảng[sửa mã nguồn]

Việc công nhận đảng phái của quốc gia nào, ta chỉ nói đến chính quyền của quốc gi đó. Ví dụ như đảng của Mỹ thì chỉ có Mỹ công nhận, đảng của Anh thì chỉ có Anh công nhận... Lý do là vì họ không muốn xen vào công việc nội bộ của quốc gia khác một cách quá mức. 142.232.84.26 19:58, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Thế chẳng lẽ Việt Nam lại có thẩm quyền công nhận một đảng phái của người không có quốc tịch VN, thành lập ở bên ngoài lãnh thổ VN, và hoạt động cũng ngoài lãnh thổ VN? Những đảng này không phải của Việt Nam. Bảo rằng mấy đảng này không được VN công nhận là thông tin thừa. Tmct 20:12, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Về việc công nhận, chúng ta chỉ nên xem xét những đảng trong nước như Bách Việt, Dân Chủ. Còn những đảng ở nước ngoài như Dân Tộc hay Việt Tân thì chắc là chẳng ai công nhận N@mn@m 22:02, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi góp thêm ý này: các đảng ở trong nước Việt Nam chỉ là "không được công nhận" (hoặc "không được thừa nhận"), chứ gọi là bất hợp pháp thì không hẳn, vì Hiến pháp Việt Nam 1992 chỉ nói: "Đảng Cộng sản là chính đảng duy nhất lãnh đạo" chứ không bắt buộc đó là "chính đảng duy nhất". Nghĩa là việc tồn tại của chính đảng khác là bỏ ngỏ, miễn là họ không đòi "làm lãnh đạo" thay đảng Cộng sản. Avia (thảo luận) 01:58, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Đảng Dân chủ VN (1944-88) và Đảng Xã hội VN (1946-88) ghi ngay trong điều lệ là "tự nguyện đi theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản", ok. Avia (thảo luận) 02:06, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi cảm thấy những câu dưới đây không ổn, có vẻ như nó làm mất tính trung lập của bài viết, nhưng không chắc có phải vậy không:

"Các đảng này (¹,²) không được chính phủ của một quốc gia nào công nhận.Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định, hiện nay không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam."

142.232.84.207 22:14, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Nếu thông tin trong hai câu trên là chính xác thì hai câu này hoàn toàn trung lập, do chỉ nêu lên thực tế khách quan mà không bao hàm bất cứ tình cảm hay đánh giá chủ quan nào của người viết nó. Tmct 14:19, 1 tháng 12 2006 (UTC)
Vậy xin cho biết rõ như thế nào mới được gọi là một quốc gia công nhận một đảng phái? Gửi công hàm tất nhiên không được, vì đảng phái không phải là nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã công nhận đảng Cộng Sản USA hay đảng Cộng Hòa Mỹ chưa? Việc các lãnh đạo quốc gia tiếp xúc với các lãnh đạo của các đảng phái (¹,²) có tính là công nhận hay không? Tôi đề nghị bỏ câu này, hoặc nếu giữ lại thì phải ghi rõ "không công nhận" như thế nào?Nguyễn Đỗ (thảo luận) 04:24, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vì không ai phản đối hay bác bỏ, tôi đã bỏ câu này.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 03:57, ngày 14 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Các đảng bị cho là bất hợp pháp[sửa mã nguồn]

Xin hỏi thế nào là một đảng hợp pháp? Thế nào là một đảng bị cho là bất hợp pháp? Luật pháp ở Việt Nam hiện nay không công nhận các đảng khác, như vậy chúng là bất hợp pháp chứ không phải là "bị cho là bất hợp pháp".--Sparrow 10:52, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin bạn Sparrow cho biết điều luật nào ở Việt Nam hiện nay không công nhận các đảng phái chính trị khác (ngoài Đảng Cộng Sản), hoặc ít nhất là điều luật nào xác định Đảng Cộng Sản là đảng duy nhất được phép hoạt động ở Việt Nam. Tôi tra cứu không ra.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 13:29, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi[sửa mã nguồn]

Tmct Sửa bài thì nói là sửa bài, lại viết vào tóm lược sửa đổi là:Link, sao phải thế?Dpwiki 10:32, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Link sai chỗ, tôi sửa lại, vậy không phải link thì là cái gì? Tmct 11:01, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tmct nhìn lại đi xem có đúng là bạn sửa Link không? thấy bạn khó hiểu trong vai trò quản lý. Dpwiki 12:13, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

[1][2] không phải sửa link? Cụ thể là Dpwiki thấy khó hiểu chỗ nào khi một cái liên kết được sửa để chỉ đến đúng chỗ?
Tmct 12:38, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Kết quả sửa chữa thể hiện ở nội dung của bài viết:

Tmct đã sửa thay đổi hẳn nội dung của đoạn văn, làm ngược hẳn câu văn, các văn bản chính thức của đảng này đều nói tên đảng là Đảng Dân chủ Việt Nam, tên gọi tắt là Đảng Dân chủ thế kỷ 21 vì nó được phục hoat ở thế kỷ 21 (năm 2006), chính Tmct là người đã thảo luân và viết, sửa nhiều ở bài này thì không thể nói là không hiểu. Sửa link phải đảm bảo tính đúng đắn, sự chính xác của nội dung bài viết chứ không phải làm sai hẳn nghĩa của câu văn, sai hẳn nội dung. Với người khác thì tôi thôi không thảo luận, nhưng trường hợp này buộc phải phản đối vì Tmct là quản lý viên, người hay nhắc đến "khẩu hiệu" thái độ trung lậpthông tin kiểm chứng được.. để ngụy biện cho việc làm của mình giông như ngụy biện rằng sửa link ở bài này vậy. Thật đáng tiếc cho khẩu hiệu "trung lập".

Hiện câu văn đã được sửa: Đảng Dân chủ Việt Nam (2006)²³ (hay còn gọi là Đảng Dân chủ thế kỷ 21)

Dpwiki 15:35, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc thảo luận của Tmct và Dpwiki và ngày càng làm tôi khó hiểu. Cái tên chính thức của đảng đó là gì, "Đảng Dân chủ Việt Nam" hay "Đảng Dân chủ thế kỷ 21"? Mekong Bluesman 18:32, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng chẳng hiểu Dpwiki đang nói gì.

  • Chẳng lẽ cái link [[Đảng Dân chủ Việt Nam]] (mà tôi sửa đi) không sai? Chẳng phải dòng đó muốn nói đến cái đảng thành lập năm 2006, trong khi cái link thì nối đến cái đảng đã giải tán trước đó 20 năm? Chẳng lẽ việc sửa link đến đúng chỗ là sai?
  • Tôi viết tên link là "Đảng Dân chủ thế kỷ 21" thì có gì sai? Không phải BBC và cái ông Phó thư ký đảng đó tự gọi tên là "Đảng Dân chủ thế kỷ 21"? Không phải chính bài đó có tên "Đảng Dân chủ thế kỷ 21" mà bấy lâu nay Dpwiki hay bất cứ ai khác không hề đòi đổi tên hay sao?

Tóm lại cái gì "sai hẳn nghĩa"? "không chính xác"? "sai hẳn nội dung"? "ngược hẳn nghĩa"?

Cái gì ngụy biện ở đây? Tôi đã ngụy biện khi nào như thế nào? Đề nghị viết cho rõ. Đây là lần thứ hai tôi đề nghị Dpwiki không chụp mũ người khác. Tôi coi những hành động như thế này là sự xúc phạm cá nhân. Mời các thành viên khác có thêm tiếng nói tại đây, hoặc giúp Dpwiki tìm ra các dẫn chứng xác đáng về sự "ngụy biện của Tmct", hoặc thay tôi giải thích cho Dpwiki hiểu. Tôi đã hết kiên nhẫn.

Tmct 20:43, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu Dpwiki muốn nói gì. Tôi thấy Tmcm đổi link từ bài về tổ chức cũ đến bài vế tổ chức mới chứ tôi đâu thấy ngụy biện gì đâu. Nguyễn Hữu Dng 21:14, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc hiểu mà người trong cuộc lại không hiểu, so sánh câu văn trước khi sửa với câu văn sau khi sửa thì biết, cả hai câu đều được trích dẫn ở trên. thảo luận quên ký tên này là của 86.63.141.110 (thảo luận • đóng góp).

Cho đến thời điểm hiện nay, tôi thấy thành viên: Tmct là người có nhiều hiểu biết, vẫn giữ thái độ trung lập và làm việc tích cực. Có thể bạn bị nhiều người chụp mũ do bạn theo dõi toàn những bài nhạy cảm, khó, bị sức ép cả hai phía. Ở những bài như vậy mà bạn vẫn trụ vững cũng là một thành tích, bạn cố gắng và cứ làm đúng với nguyên tắc của mình. 125.214.12.48 14:31, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiếp phần thảo luận trang trước: Ngụy biện[sửa mã nguồn]

Nói đùa nhé,tai thính mà cứ giống như ngễnh ngãng, chuyện thế này, khổ lắm nói mãi: Ông Chính tuyên bố là khôi phục lại đảng cũ và lấy lại tên cũ là Đảng Dân chủ Việt Nam còn tên Đảng Dân chủ thế kỷ 21 là tên gọi tắt thôi. Nhưng nhiều người lại muốn rằng Đảng Dân chủ Việt Nam là đảng ưu việt đã tự giải tán rồi còn đảng đang hoạt động bây giờ của ông Chính không phải là kế tục đảng cũ vì không ưu việt bằng đảng cũ, nên không cho phép lấy tên của đảng cũ. Xem lại lịch sử các bài liên quan thì thấy rõ người ta cố tình lèo lái làm nổi bật tên viết tắt thành tên chính thức (nhằm phủ nhận tên chính thức mà ông Chính đặt cho đảng của ông ta). Tại sao lại phải lèo lái như vậy, thưa các quý vị phấn đấu cho sự trung lập của wiki, nó là thế này đây: Trong xã hội Việt nam, ý nghĩa chính trị của việc khôi phục lại một đảng đã có lịch sử từ năm 1944 sẽ khác hẳn ý nghĩa chính trị của một đảng mới thành lập (vì đảng mới thành lập dễ bị người ta tuyên truyền quy cho là đảng cơ hội chính trị, tào lao...). Chính vì thế nên mới có trò lèo lái ngụy biện này nhằm để hạ thấp uy tín của đảng mà ông Chính đang là thủ lĩnh , quý vị đọc lại lịch sử các bài liên quan thì thấy rất rõ. Rất tin rằng đọc xong thảo luận này là quý vị hiểu liền.

  • So sánh

Trước khi sửa:

+Đảng Dân chủ Việt Nam (hay còn gọi là Đảng Dân chủ)

Tmct sửa:

+Đảng Dân chủ thế kỷ 21 (hay còn gọi là Đảng Dân chủ)
Tên chính thức đã bị thay bằng tên tắt

Dpwiki sửa lại:

+ Đảng Dân chủ Việt Nam (2006)²³ (hay còn gọi là Đảng Dân chủ thế kỷ 21)
Đề nghị đừng chèn thảo luận vào đoạn viết của tôi sẽ làm sai lạc câu chữ.

Dpwiki 15:30, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đảng Dân chủ Việt Nam năm 2006 của ông Hoàng Minh Chính về nguyên tắc không phải là Đảng Dân chủ Việt Nam trước đó vì ông Chính bị khai trừ khỏi đảng này từ năm 1960, và đa số đảng viên của đảng dân chủ cũ đâu có thừa nhận đảng lập năm 2006 là đảng kế thừa của họ. Như vậy phải sửa là Đảng Dân chủ Việt Nam (2006) mới chính xác để tránh nhập nhèm. Nguyễn Thanh Quang 15:49, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ chỉ là hiểu nhầm thôi. Nếu cái tên "Đảng Dân chủ thế kỷ 21" có vấn đề thì chúng ta cần thảo luận lại ở bài đó, chọn lại cho đúng. Có lẽ vì thấy tên bài là Đảng Dân chủ thế kỷ 21 nên Tmct sửa lại trong danh sách theo đúng tên bài. Chỉ đơn giản vậy thôi.--Sparrow 16:08, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Nguyễn Thanh Quang, để tên Đảng Dân chủ Việt Nam (2006) chính xác nhất. An Apple of Newton thảo luận 16:12, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ và mong muốn là cách giải quyết của Nguyễn Thanh Quang đã chấm dứt cuộc tranh cãi thiếu logic này. Hai đảng đó là hai đảng khác nhau và phải được dẫn về hai bài khác nhau -- "Đảng Dân chủ thế kỷ 21" không thể dẫn về "Đảng Dân chủ Việt Nam" được! Mekong Bluesman 16:24, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiếp theo[sửa mã nguồn]

Ý Nguyễn Thanh Quang giống ý của tôi, trong bài viết tôi đã sửa rồi, nhưng vấn đề ở chỗ tên của người ta do cha mẹ người ta đặt mà mình thay đi nhằm hạ thấp người ta là sai,còn ai công nhận hay không công nhận thì đã có các nguồn dẫn, chúng ta không đưa ý kiến cá nhân của chúng ta vào. Dpwiki 16:27, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ phiên bản của bạn Dpwiki sửa mới không chính xác. Bạn đã sửa Đảng Dân chủ Việt Nam (2006)²³ (hay còn gọi là Đảng Dân chủ thế kỷ 21). Bạn đã bỏ 2006 ra ngoài một dấu [[]] khác nên mới gây ra sự nhập nhèm, đánh đồng Đảng Dân chủ thế kỷ 21 với Đảng Dân chủ Việt Nam. Như phiên bản hiện tại, bạn đã đồng ý chưa. 125.214.12.249 16:43, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trước 1945[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ hầu hết các đảng phái trong danh sách đều bất hợp pháp. Có ai biết trong danh sách có đảng nào hợp pháp không? Nguyễn Hữu Dng 07:43, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

DHN đã xóa thảo luận này của Tử-vì-đạo-2010 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.