Thảo luận:Danh sách khẩu hiệu các quốc gia

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một số chỗ bài này bị mất hoặc thiếu bản mẫu, vui lòng giúp tôi cùng dịch bài này với. Dammio (thảo luận) 14:32, ngày 12 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Quốc gia hiện tại hay đã từng tồn tại?[sửa mã nguồn]

Nếu đưa cả các quốc gia đã từng tồn tại vào bài viết thì tôi e bài phải dài gấp trên 100 lần bài này. Chỉ Việt Nam thôi, và chỉ ở thế kỷ 20 thôi đã có những mấy quốc gia rồi? Tôi tạm thống kê ra đây: An Nam hoặc Đại Nam; Đế quốc Việt Nam; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Cộng hòa tự trị Nam Kỳ; Quốc gia Việt Nam; Việt Nam Cộng hòa; Cộng hòa miền Nam Việt Nam Vì vậy tôi xóa Việt Nam cộng hòa vì nó không còn tồn tại nữa. --Duyphuong (thảo luận) 17:33, ngày 12 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trong bài vẫn có khẩu hiệu quốc gia không còn tồn tại, trang này liệt kê những khẩu hiệu có thể của các quốc gia. Dammio (thảo luận) 23:35, ngày 12 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
@Phuongcacanh: Hình như các quốc gia đó không có khẩu hiệu? Như Dammio, bài này liệt kê những quốc gia có khẩu hiệu, dù đã hay đang tồn tại. Vì vậy tôi lại tạm thêm Việt Nam Cộng hòa vào nhé. --minhhuy (talk) 01:12, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

OK; nếu biết khẩu hiệu các chính thể:An Nam hoặc Đại Nam; Đế quốc Việt Nam; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Cộng hòa tự trị Nam Kỳ; Quốc gia Việt Nam; Cộng hòa miền Nam Việt Nam... các bạn bổ sung thêm vào. --Duyphuong (thảo luận) 02:56, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nếu có nguồn thì các bạn cứ thêm, mình cũng không có ý kiến gì. Dammio (thảo luận)

Dịch thô khẩu hiệu[sửa mã nguồn]

Đa số khẩu hiệu bài này bám theo khẩu hiệu được dịch theo chủ đề của quốc gia đó. Tuy nhiên một số quốc gia chưa dịch khẩu hiệu hoặc chưa tồn tại, trong quá trình dịch có thể không hay hoặc chưa chính xác, chúng ta có thể thảo luận thêm. Dammio (thảo luận) 03:07, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC) Các phần chưa dịch, khi note để nhớ: Vần S Bản mẫu:Country data Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Dammio (thảo luận) 08:58, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nhầm chút. Dammio (thảo luận) 13:59, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Trước hết, nên sắp xếp tên quốc gia theo tiếng Việt, chứ không phải tiếng Anh. Như là tiếng Việt không có quốc gia Germany, Greece (như bài viết hiện nay), mà chỉ có Đức, Hy Lạp, và không phải xếp vào vần G. Các khẩu hiệu cũng dịch sai rất nhiều, như là khẩu hiệu của Tây Đức : Einigkeit und Recht und Freiheit, Einigkeit (tiếng Anh là Unity) không có nghĩa là Đoàn kết mà là Thống nhất. Khẩu hiệu cũ của Tân Tây Lan, Onward không có nghĩa là Trở đi, mà trong ngữ cảnh này, phải dịch là Tiến tới (hay là Đi tiếp), so sánh với forward, backward, -ward ở đây diễn tả một sự di chuyển, còn tiếp đầu ngữ On ở đây là trên (đường), đang. --Langtucodoc (thảo luận) 12:21, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cái đó Demon đang làm, mình chỉ dịch thôi. Nguồn dịch gần như 80% theo các khẩu hiệu của các nước (bài viết về các nước) đã dịch trước đó, bạn phải chỉ rõ nước nào, khẩu hiệu thế nào mới thống nhất được. Dammio (thảo luận) 12:25, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đã xong phần này Dammio (thảo luận) 12:57, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
ủa, phía trên mình ghi rõ quốc gia và khẩu hiệu nên sửa rồi mà. Bạn nói đúng, bài Đức bây giờ cũng dịch khẩu hiệu sai (Đoàn kết và Công lý và Tự do), mà bây giờ tôi mới để ý, trong khi bài Tây Đức cũ dịch đúng hơn (cũng câu đó): Thống nhất và Công bằng và Tự do . Mình mới coi thêm chút, và góp ý thêm một vài trường hợp sau : Mauritanie (bây giờ là Danh dự, Tình anh em, Công lý) nên dùng từ Hán Việt hết thành : Danh dự, Tình Huynh đệ, Công bằng (Justice có thể dịch là công lý hay công bằng, tùy ngữ cảnh). Cũng như khẩu hiệu của Maroc, nên dịch là : Thượng đế, Quốc gia, Hoàng đế (dùng từ Hán Việt hết hoặc thuần Việt hết, không nên xen kẽ vừa Hán Việt vừa thuần Việt). Madagascar : Ancestral-land phải dịch là Đất tổ (Quê cha đất tổ). Khầu hiệu Iran (de juri): Thượng đế vĩ đại nhất. Khẩu hiệu Isle of Man, Quocunque Jeceris Stabit , câu này khó dịch cực kỳ, đây là một thành ngữ la tinh, nếu dịch ngắn gọn thì tạm dịch Đứng vững dù bị ném đi dâu, hoặc dịch theo ý nghĩa "Vững vàng (kiên định) ở mọi vị trí". Khẩu hiệu Nauru: God's Will First , Will ở đây là ý chí, phải tạm dịch là : "Ý Chúa là trên hết". Vài lời góp ý, chưa thể xem hết. --Langtucodoc (thảo luận) 13:26, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Với những khẩu hiệu tiếng Anh thì để nguyên bản rồi chua tiếng Việt bên cạnh, như các thứ tiếng khác, không nên chỉ để tiếng Việt như bây giờ, để thành viên khác còn biết mà có thể sửa như Nauru chẳng hạn. Demon Witch (thảo luận) 13:39, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trong quá trình dịch đúng là Nauru là nhầm, nhiều nước hoa mắt. Nhiều nước dịch ra thì rất "chuối" nhưng để im Tiếng Anh thì không can tâm, đành dịch ra, nếu chưa hài lòng có thể gán nhãn bên cạnh (tạm dịch). Giờ mới để ý, mảng đất nước con người của Wiki Việt thiếu quá nhiều bài. Dammio (thảo luận) 22:27, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Dịch phương châm hay khẩu hiệu thường rất khó, vì một câu khẩu hiệu thường cô đọng, chỉ có vài từ, các từ rời rạc lại có thể có nhiều nghĩa hay là một thành ngữ, thuật ngữ (chẳng hạn như "công tử Bạc Liêu", "status quo"), mà nếu không hiểu điển tích liên quan thì không thể dịch và hiểu được. Tôi cũng mới sửa một ít nữa. Wikipedia Việt còn thiếu nhiều bài cơ bản mà, nếu bạn có lòng.... --Langtucodoc (thảo luận) 22:53, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, vì nó liên quan đến cả văn hóa của đất nước đó, nhiều khi dùng từ cổ, cần phải tra cứu, đọc thêm tài liệu mới biết chính xác được. Demon Witch (thảo luận) 09:21, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bài Danh_sách_quốc_kỳ dịch ý nghĩa cờ các nước, không biết ai tham gia không? Dammio (thảo luận) 06:43, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đang túc tắc dịch phần châu Mỹ đây, nếu bạn tham gia thì làm phần còn lại cho đỡ bị trùng. Demon Witch (thảo luận) 09:21, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Biên tập[sửa mã nguồn]

Đã xong phần dịch thô, bước tiếp theo:

  1. Chuyển tên các nước cho thuần Việt, sắp vị trí.
  2. Đóng góp Bản mẫu:Country data Liên minh miền Nam Hoa Kỳ + 2 bản mẫu dưới đáy trang.
  3. Thảo luận từng khẩu hiệu của các nước nếu chưa thấy hợp lý.

Mọi người đóng góp thêm! Tạm nghỉ @@ Dammio (thảo luận) 12:57, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tên đã chuyển, xếp vị trí đến 90%, có gì mọi người sửa tiếp nhé, bài này hôm nay nghỉ tại đây. Demon Witch (thảo luận) 14:43, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
☑YBài đã hoàn thành 99%, còn 1% còn lại phải soi = kính lúp để hoàn thiện. Dammio (thảo luận) 06:36, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Một vài khẩu hiệu dịch chưa đúng:

Câu khẩu hiệu đó trích từ một câu thơ. Nếu tạm dịch phải là : Chúa bảo vệ tôi trong sự phòng ngự của tôi (hay ngắn gọn: Chúa bảo vệ tôi phòng ngự). Thuật ngữ Công giáo hình như dùng chữ "Chúa quan phòng" (quan tâm và phòng ngự, bảo vệ) để dịch câu "God defends me" thì phải, không chắc lắm. Nhiều câu còn phải chỉnh lại. Ai dịch hơi kém. --Langtucodoc (thảo luận) 09:47, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Nếu chỉnh trong đây thì sửa luôn bài về các nước luôn, một số nước không biết dịch sao cả nên các thế hệ trước bỏ không trong bài về các nước. Đây là bài đầu tiên mình dịch không phải chuyên ngành nên không thạo lắm. Mọi người nếu thật lòng thì thảo luận rồi sửa chữa. Dammio (thảo luận) 10:49, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Mình cũng nói ở trên rồi mà, dịch khẩu hiệu là cực khó, bạn có lòng và nhiệt tình là tốt rồi. Rồi mỗi người góp sức một chút. Âu-Mỹ thích viết khẩu hiệu thật cô đọng, đôi khi không có đến động từ và chủ từ, có khi còn đảo lộn các cụm từ (trong ngữ pháp tiếng La-tinh, Đức, mạo từ thay đổi theo vị trí của từ trong câu, nên dù đảo lộn vị trí, người ta vẫn có thể hiểu nếu hiểu rõ luật ngữ pháp) người đọc phải ngầm hiểu, trong khi tiếng Việt không viết như thế, phải rõ ra. Thêm ý kiến: Vì là khẩu hiệu, nên cố gắng dịch cô đọng (kiểu như "vì nhân dân phục vụ") và dùng chữ có phần trịnh trọng chút (tránh từ thô thiển). --Langtucodoc (thảo luận) 11:43, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  • Antigua & Barbuda và Monserrat cùng có khẩu hiệu: Each endeavouring, all achieving, lại ra thành hai câu: Người người dốc sức xông lên mới có thể giành được thắng lợiMỗi nỗ lực, tất cả thành công. Vậy câu nào là chính xác và một trong hai câu trên đã là chuẩn chưa hay cần sửa? Demon Witch (thảo luận) 21:10, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cái trước là thế hệ trước mình thấy dài nhưng cũng copy theo, cái sau mình dịch cho ngắn. Nói chung chẳng biết xử lý thế nào cả, nghĩa 2 từ Tiếng Anh có thể giống nhau nhưng chưa chắc tiếng bản địa lại giống 100% như vậy. Cần nghiên cứu thêm. Dammio (thảo luận) 13:50, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Hai nước này từng/đang là thuộc địa của Anh, lại ở gần nhau nên khẩu hiệu giống nhau (bằng tiếng Anh) chứ không phải tiếng bản địa. Nghĩa câu này theo tôi hiểu là mỗi người nỗ lực/cố gắng thì (tất cả mọi người) sẽ đạt được/được hưởng thành công/thành quả, tuy nhiên tôi chưa nghĩ ra cách diễn đạt ngắn gọn như khẩu hiệu thế nào. Demon Witch (thảo luận) 14:04, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

"endeavouring" là động từ, không phải danh từ (thể Present participle) nên dịch là "mỗi nỗ lực", chắc là sai, ổ đây chắc ngụ ý là "each person endeavouring". Tôi nghĩ, có thể dịch ngắn là : Mỗi người nỗ lực (để) tất cả thành công. --Langtucodoc (thảo luận) 17:31, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đã sửa theo ý này. Demon Witch (thảo luận) 18:45, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cách dịch Allah[sửa mã nguồn]

Đây danh từ trong tiếng Ả rập để chỉ Thiên chúa. Từ Thiên chúa trong tiếng Việt không độc quyền để chỉ dùng cho Kitô giáo Khi dịch cái này, vì vậy dịch từ này có thể để nguyên hoặc dùng từ Thiên chúa để mà dịch. Từ Thượng đế quá ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn dĩ không liên quan gì nhiều đến tiếng Ả-rập, dù có nhiều người dịch vậy như rất là không nên dùng do nó rời xa nghĩa gốc. Các bạn dịch bài này mong hãy chú ý.--115.73.6.178 (thảo luận) 15:00, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo bạn bài này Allah dịch đúng chưa ??? còn đây là thành viên có uy tín dịch. Dammio (thảo luận) 15:04, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Dịch theo cách để nguyên của bạn là ổn thỏa rồi. Tôi không rõ người bạn đưa ra có uy tín như thế nào, nhưng các tài liệu gần nguồn nhất-như là văn bản của người Hồi giáo ở Việt Nam-thời gian gần đây tôi được tiếp xúc đều một là Allah, hai là Thiên chúa, nếu những từ kính ngữ là Đấng Allah hoặc Đấng toàn năng. Bạn có thể xem trên này, và bài này còn 1 loạt cụm từ dịch nữa vẫn dùng từ Thượng đế nhưng tôi chưa có điều kiện về thời gian để chỉnh lý lại.--115.73.6.178 (thảo luận) 15:17, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bạn 115 lại gặp Dammio nhỉ. Bạn 115 có thể xem thí dụ tại trang bạn đưa, chỉ có 2 trường hợp ghi Thiên Chúa (Allah) thử xem nào ? Trong khi đó, 74 trường hợp ghi Thượng đế Allah [1], rõ ràng nhiều hơn. Và xem họ dịch câu: La ilaha illa Allah [2] --Langtucodoc (thảo luận) 19:45, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Trang này là một trang chuyển ngữ do nhiều người đóng góp. Dĩ nhiên nó sẽ không thống nhất 1 mối được, như Wikipedia vậy. Nhưng bạn xem họ dịch Allah là thiên chúa rõ ràng nhiều hơn cái bạn đưa cho tôi, cái keyword của bạn sai rồi nên mới có chuyện 2 từ đó; một số trang khác có thể cho bạn cái nhìn tổng quan hơn. Mặc khác, dịch "Thiên chúa Allah" hay "Thượng đế Allah" dính liền thì cứ như ghi kiểu "Sông Trường Giang" hay "Núi Trường Sơn", chứng tỏ người dịch chưa hiểu hết cái mình cần dịch; ta không nên tham khảo các nguồn như vậy. Ngoài ra, như tôi có nói; cách dịch Thượng đế không nên dùng vì dù đúng nhưng nó sai cái nghĩa gốc của chữ Allah (vốn là tuyệt đối hóa quan điểm 1 chúa trời của đạo Hồi) vì nếu là Thượng đế thì nhất định phải có các thần thánh chức nhỏ hơn theo kiểu một triều đình, Thiên Chúa là chính xác hơn nhưng dùng thì dễ lầm qua Kitô giáo do tôn giáo này phát triển hơn Hồi giáo ở Việt Nam. bạn có thể thấy tài liệu liên quan trực tiếp phát hành ở Việt Nam rất hạn chế dùng các từ này mà dùng trực tiếp từ Allah.--115.73.6.178 (thảo luận) 13:36, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Trước khi nói điều gì, tôi thường nghiên cứu chút. Trong ví dụ trên của tôi, tôi chỉ đưa ra một Từ khóa làm mẫu, nhưng tôi tin rằng, tìm theo cách nào (kể cả theo mấy cách trong mấy ví dụ trên của bạn), luôn luôn cho kết quả là chữ Thượng đế được dùng nhiều hơn chữ Thiên Chúa, không chỉ trong trang chanlyislam, mà cả trong những trang Hồi giáo khác như http://halal-vietnam.com/ hay islamhouse.com. Bạn cứ thử xem lại và so sánh. Còn "cái nhìn tổng quan hơn" mà bạn nói, thật ra không thuyết phục, vì hầu hết kết quả là từ những trang không phải Hồi giáo (cho dù thế, nhưng nếu bạn thay từ khóa "Thiên Chúa" bằng "Thượng đế" và tìm lại, thì Thượng đế vẫn nhiều hơn, nếu xem đến trang cuối). Tôi tin là God (tiếng Anh) hay Dieu (tiếng Pháp) đều có thể dịch là Thượng đế hay Thiên Chúa (tùy theo ngữ cảnh), và chưa có một luận cứ áp đảo nào thuyết phục để nói rằng chữ nào đúng hơn (Bàn thêm: mặc dù sau này Tiếng Anh dùng chữ Shangdi để "dịch" chữ Thượng đế theo quan điểm đặc thù Trung Hoa, nhưng chưa thông dụng lắm và trong tiếng Việt, thường vẫn nghĩ Thượng đế không hẳn chỉ là mấy ông Ngọc Hoàng, .... và là một khái niệm hoàn toàn Trung Hoa, mà đơn giản chỉ có nghĩa tương tự như Vua trời tối cao, "Supreme God"). Nhưng trong tiếng Việt, đa số nghĩ là chữ Thiên Chúa có liên quan đến Công giáo hay là Kitô giáo (bạn cứ tìm thử và so sánh tại google) tuy chưa có thống kê nào chính thức để chứng minh, nhưng một phần có lẽ cũng vì Công giáo lập ra khái niệm Thiên Chúa đầu tiên tại VN (chứ không phải là Thiên vương hay gì khác). Còn những ý kiến khác của bạn như "Thượng đế quá ảnh hưởng của Trung Quốc" (mà Thiên Chúa, từ chữ Thiên Chủ của Trung Quốc lại không), "cách dịch Thượng đế không nên dùng vì dù đúng nhưng nó sai cái nghĩa gốc của chữ Allah", tôi nghĩ đó là ý kiến riêng của bạn, và vì thế tôi không muốn tranh luận sâu vào. Chữ Allāh (hay الله trong tiếng Ả Rập) thật ra chỉ có nghĩa là đấng tạo hóa, đấng toàn năng, vua trời (chứ không phải chúa, cũng không phải Thánh, thần), như "the God", vì thế Kitô giáo cũng gọi thiên Chúa của họ là Allah trong tiếng Ả Rập. Chẳng thà bạn nói ngay từ đầu là nên dùng chữ Allah (thay vì Thượng đế hay Thiên chúa trong các cụm từ có liên quan đến Hồi giáo) sẽ tránh nhầm lẫn hơn, thì có lẽ tôi đã đồng ý ngay, vì đó là một giải pháp dung hòa, tuy không phải là tốt nhất (vì tại sao không dùng một tiếng Việt đồng nghĩa ?). --Langtucodoc (thảo luận) 16:49, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]