Thảo luận:Diễn Châu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Biên tập kỹ càng phần Danh nhân và Nhân vật nổi tiếng[sửa mã nguồn]

- Đề nghị bạn đọc tham gia chỉnh sửa Từ điển WikipediA thì phải thận trọng. Diễn Châu nói riêng và vùng Hoan - Diễn nói chung là vùng đất địa linh nhân kiệt. Thế mà các bạn lại đưa những nhân vật tầm thường như nguyên chủ tịch tỉnh Hồ Xuân Hùng, TS. Nguyễn Ngọc Chu, PGS-TS. Cao Cự Giác.... - Những người không hề có một chút xíu thành tích nào nổi bật hay ảnh hưởng nào đặc biệt. Trong 4.000 năm lịch sự nếu đưa hết tất cả những nhân vật ở tầm cỡ như các vị này. Thì liệu có hàng chục triệu người. Từ điển nào có thể liệt kê hết. Đây có vẻ giống với phát kiến đề nghị ghi bia khắc tên các Tiến sỹ đương thời tại Quốc Tử Giám. (Thành Trí)

- Nếu như quá nhiều sẽ tạo một danh sách riêng, nên không vấn đề gì, tuy nhiên cũng cần chọn một vài nhân vật tiêu biểu nhất/có ảnh hưởng nhất để đưa vào bài chính.--Cheers! (thảo luận) 02:25, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)

- Nếu đưa tên anh Cao Cự Giác - Một giảng viên trẻ. Không hề có công trình khoa học nào nổi trội có đóng góp lớn cho Nghiên cứu và giảng dạy Hóa học ở Việt Nam, không có chức vụ gì, lại càng không có danh hiệu gì. Tại sao lại không đưa tên TS. Nguyễn Ngọc Chu ở Viện Toán - Người có tài năng vượt trội hơn, nổi tiếng từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường với phong trào "Noi gương Nguyễn Bá Ngọc, Học tập Nguyễn Ngọc Chu" vào những năm đầu thập niên 70 của Thế kỷ 20. Chỉ riêng trường Đại học Vinh, nơi anh Cao Cự Giác giảng dạy, cũng có ít nhất 3 người khác có học vị tương đương và lại còn giữ chức vụ quản lý cao hơn anh Cao Cự Giác và có nhiều công trình khoa học nổi tiếng hơn. Ngoài ra, hơn chục vị được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú. Có nhiều người hiện nay đang trực tiếp giảng dạy tại Nghệ An cũng không nêu tên ai. Với trường hợp của GS. Cao Cự Bội sao lại đặt sau cố GS. Ngô Đình Giao. Tuy cố GS. Ngô Đình Giao là Phó Hiệu Trưởng, rồi phó ban của Quốc Hội tương đương Thứ trưởng, GS. Cao Cự Bội chỉ là một chủ nhiệm khoa của cùng một trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhưng GS. Cao Cự Bội là một trong những người khởi xướng quá trình đổi mới hệ thống Tài chính - Tiền tệ ở Việt Nam với việc triển khai Hệ thống Ngân hàng hai cấp vào đầu những năm 90 của Thế kỷ 20. Không hiểu độ tin cậy của cái Từ điển mở này đến đâu.(Thành Trí)

- Vì một vài tên trong đó (có liên kết màu đỏ) không có thông tin gì để xác lập độ nổi bật của nhân vật. Nếu bạn thấy rằng, nhân vật nào không thật sự tiêu biểu nhất bạn hãy che lại dùng mã . Hoặc bạn thấy rằng Anh B, C nào đó thật sự tiêu biểu thì hãy thêm vào và kèm theo nguồn tài liệu tham khảo (sách, tạp chí..)--Cheers! (thảo luận) 08:59, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)

- Những người có tên mà có liên kết màu đỏ là do chưa thiết lập danh mục trên Từ điển mở này. Có những vị trước đây, có nhiều thông tin trên các tài liệu giấy nhưng tìm trên Internet chẳng thấy đâu, Google mãi không ra. Có những vị có hoạt động nhiều như TS. Nguyễn Ngọc Chu nhưng trên Từ điển mở này cũng chưa ai lập danh mục. Đặc biệt, như GS. Cao Cự Bội và cố GS. Ngô Đình Giao, giờ cũng chưa lập danh mục trên Từ điển mở này. Các vị ấy hoặc đã quá cố, hoặc đã nghỉ hưu, không có cơ quan nào làm việc này, gia đình cũng chẳng quan tâm. Trước đây 2 năm, tôi có ghi thêm tên GS. TSKH Ngô Đình Giao vào mục “Diễn Châu” và mới ghi thêm một ít thông tin sơ lược vào mục “Ngô Đình Giao”. Trong khi đó, có những người là học trò cũ không phải là xuất sắc của cố GS. Ngô Đình Giao, như nguyên chủ tịch Nghệ An Hồ Xuân Hùng thì có tên rất sớm. Vì anh Hồ Xuân Hùng đang đương chức. (Anh Hồ Xuân Hùng là sinh viên khóa 18, Đại học Kinh tế kế hoạch – Nơi cố giáo sư Ngô Đình Giao và Giáo sư Cao Cự Bội giảng dạy) Phải chăng, các thông tin trên Từ điển mở này chủ yếu được tập hợp từ các nguồn tin đã có trên Internet qua công cụ tìm kiếm Google. Mà việc tìm kiếm trên Internet chủ yếu do các người trẻ thực hiện. Nên hoàn toàn chưa đầy đủ và chính xác. Chỉ có những người cùng học tập, làm việc hay cùng sinh sống, có quan tâm đến lịch sử địa phương mới có thông tin xác thực.(Thành Trí)

- Đa phần các bài được viết dựa vào thông tin trên mạng như bạn nhận định. Nếu bạn có sách, tạp chí hoặc bài báo nói về các nhân vật trước đây, bạn có thể cùng chúng tôi viết về họ.--Cheers! (thảo luận) 23:51, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)

- Cảnh báo! Khi nhận xét về ai các bạn cần tìm hiểu kĩ càng, tránh phiến diện, cục bộ đặc biệt khi các bạn không có sự hiểu biết về chuyên môn(!). Thầy Cao Cự Giác tuy không có "chức vụ" như các anh thường mơ ước, nhưng là cái tên quen thuộc với dân "dạy và học hoá" cả nước với hơn 50 đầu sách đã được phát hành trên toàn quốc. Là một trong những tác giả sách hoá được nhiều người hâm mộ nhất. Tôi còn được biết thầy đã đào tạo nhiều sinh viên và học viên cao học kể cả NCS và họ hiện nay đã trở thành những người thầy giỏi khắp mọi miền Tổ Quốc. Tôi không phải quê Nghệ An, không được học với thầy nhưng xin gọi anh Cao Cự Giác là một người thầy vì qua sách vở tôi hiểu anh nhiều! Giáo viên dạy hoá ở Hải Phòng!

- Trời đất. Giảng viên Đại học có học vị Tiến sỹ, hơn 40 tuổi có hơn 50 đầu sách mà ghi danh vào lịch sử Danh nhân – Khoa bảng của một vùng đất truyền thống thì đất Hoan Diễn khó kiếm người tài thế sao? Chắc vùng này không có lịch sử? Chỉ tính từ những năm 70 của thế kỷ 20 cho đến nay. Còn hàng ngàn năm trước thì vứt à? Nên nhớ là hơn 50 "đầu sách" chứ hoàn toàn không phải là 50 công trình khoa học tự phát minh sáng tạo. Có tiền thì 5 chục đầu sách chứ 5 ngàn đầu sách cũng in được. Nhìn lại mục "Thanh Chương". Rất nhiều nhà khoa học, những giáo sư đầu ngành tên tuổi lừng lẫy, lại có chức vụ tương đương Bộ trưởng người ta cũng chưa đưa vào. Đây là mục "Danh nhân và Khoa bảng" của một vùng đất có truyền thống. Không phải là một Kỷ yếu, Tạp chí hay một tập lịch sử ngành Hóa mà đưa tên một người có "cái tên quen thuộc với dân "dạy và học hoá" vào đây. Nếu vậy thì như Giáo sư, Tiễn Sỹ kinh tế Nguyễn Văn Công ở Đại học Kinh tế Quốc dân có hơn 150 đầu sách, hướng dẫn NCS hàng chục tiến sỹ, Đào tạo hàng trăm thạc sỹ và hàng ngàn sinh viên thì phải đưa tên vào mục "Hà Tĩnh" mấy lần.(Thành Trí)

thảo luận quên ký tên này là của 123.17.183.169 (thảo luận • đóng góp).

Bạn hoàn toàn có thể đóng góp những kiến thức bạn có, với những nguồn dẫn đầy đủ về các danh nhân địa phương này. Điều đó sẽ hữu ích hơn là ý kiến ở mục thảo luận như hiện nay. Earthshaker (thảo luận) 23:57, ngày 5 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bạn nên đăng kí thành viên để đóng góp ý kiến cho tốt hơn. Khi mà bạn chưa đăng kí thành viên thì vẫn là IP. Vì vậy không nên xoá dòng kí tên đi. Lần sau thảo luận xong bạn nên kí tên bằng bốn dấu ngã (~~~~) để người khác còn tiện trao đổi. Earthshaker (thảo luận) 00:14, ngày 6 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]