Thảo luận:Doãn (họ)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Doãn)

Tôi xếp bài này vào thể loại Gia tộc Việt Nam vì họ Doãn Việt Nam là một họ có quy mô không lớn (nhưng vai trò trong lịch sử nước nhà không hề nhỏ) và có chung một nguồn tại Cổ Định - Thanh Hóa, đã được chắp nối với nhau và với cội nguồn trong quyển sách Hợp phả Họ Doãn đã được đề cập trong bài viết này. Như vậy có thể coi họ Doãn trên đất nước Việt Nam là gia tộc họ Doãn xuất phát từ Cổ Định (Thanh Hóa), giống như dòng họ Bùi Thủ ChânMekong Bluesman đã xếp.--Ngokhong 16:18, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi biết là một gia tộc (family) có thể là một họ (clan). Nhưng Ngokhong có chắc là mọi người trong họ này là có liên hệ gia đình với nhau không? Nếu không chắc thì khó gọi là một gia tộc được. Mekong Bluesman 17:56, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Về sự liên hệ gia đình thì tôi chỉ có thể đưa ra được một bằng chứng là quyển Hợp phả họ Doãn nói trên, nếu muốn bằng chứng rõ ràng hơn chỉ còn cách thử ADN của mọi người trong họ từ cổ chí kim mà thôi, điều này thì chẳng bao giờ khả thi. Ngay cả đối với cả người trong họ Bùi Thủ Chân, lấy làm ví dụ so sánh ở trên, thì cũng không khả thi (khó mà kiểm tra ADN hết tất cả mọi người trong dòng họ này từ cổ tới kim xem có quan hệ huyết thống với nhau và với vua Lê không). Nhưng thôi, có lẽ tôi sẽ thay đổi theo đúng ý bạn vì tôi cũng đã thấy điều đó là hợp lý, và như thế lại có thể viết thêm được nhiều bài về họ Doãn hơn, như:

Họ Doãn tại Trung Quốc[sửa mã nguồn]

Bài này có câu Họ Doãn ở Việt Nam là một dòng họ thuần Việt. Ai có thể khẳng định là những người họ Doãn này không mang trong mình dòng máu lai ghép. Ngoài ra họ Doãn cũng có tại Trung Quốc (xem bài zh:尹姓 để có thêm thông tin về những người cũng mang họ Doãn đó). Vương Ngân Hà 12:36, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên đặt là Doãn(họ) hoặc Họ Doãn thì đúng hơn,dễ tìm hơn--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 06:26, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Văn Hiến Chi Bang[sửa mã nguồn]

“Từ khi người Nguyên vào Trung Quốc, về sau thiên hạ biến thành nói tiếng Hồ, mặc áo Hồ. Không thay đổi thì chỉ có nước ta cùng họ Chu ở Kim Lăng, họ triệu ở Kim Sơn mà thôi. Đến khi Thái tổ nhà Minh lên làm vua, sai Dịch Tế Dân sang thông hiếu, vua Dụ Tông sai Doãn Thuấn Thần sang cống nhà Minh. Vua Minh úy lạo, hỏi quốc sứ, khen phong tục, y phục vẫn giống như văn minh Trung Hoa, ban cho bài thơ ngự chế rằng”:

安南際有陳 / 風俗不元人
衣冠周制度/ 禮樂宋君臣
An Nam tế hữu Trần/ Phong tục bất Nguyên nhân
Y quan Chu chế độ/ Lễ nhạc Tống quân thần.
(Đất An Nam có họ Trần/ Phong tục không theo người Nguyên
Áo mũ vẫn theo chế độ nhà Chu/ Lễ nhạc vẫn hệt như vua tôi nhà Tống)

Rồi cho bốn chữ “Văn Hiến Chi Bang” (文獻之邦) và thăng địa vị cho sứ thần của Đại Việt lên trên sứ thần Triều Tiên ba cấp”[1][2]--Doãn Hiệu (thảo luận) 15:23, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi do Lý Tử Tấn thông luận, trang 30a-30b.
  2. ^ Nghĩa từ nguyên của từ “Văn hiến” qua bối cảnh tri thức nho giáo Việt Nam-Trung Hoa, Trần Trọng Dương