Thảo luận:Giàn khoan nửa chìm nửa nổi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên không thuần tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Tên gọi mang nặng yếu tố Hán-Việt, nghe rất khó hiểu. Tên này có vẻ được dịch từ tiếng Trung. Nếu không phải là từ thông dụng trong chuyên môn thì nên được đổi tên cho thuần Việt hơn. Ở trường hợp tương tự, như bài Kết cấu bê tông ứng suất trước, người viết đầu tiên đã từng đặt tên là Kết cấu bê tông tiền áp (tên Hán-Việt, nghe khó hiểu đối với người dùng) nên đã được đổi lại.

Theo suy nghĩ nông cạn của tôi thì: "Tiềm" là "ẩn, chìm" chăng? Nếu vậy thì có thể dịch là nửa chìm được không???--Doãn Hiệu (thảo luận) 18:24, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đúng là nó mang yếu tố Hán-Việt, thực chất đó là "nửa chìm" (và nửa nổi) như bác nhận xét. Em dùng thuật ngữ này vì lúc học môn "công nghệ khoan và khai thác dầu khí" thì thầy có đề cập đến thuật ngữ đó, và nếu em nhớ không nhầm thì trong các sách của Lê Phước Hảo cũng có nhắc đến thuật ngữ này.
  • Lê Phước Hảo: Công nghệ Khai thác Dầu khí, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2004. hoặc
  • Lê Phước Hảo: Cơ sở khoan và Khai thác dầu khí, 308 trang, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.

Em thấy trên trang mạng của PV Drilling cũng dùng thuật ngữ này. (chỉ là vì dụ, chứ không phải chứng minh quan điểm) --Tranletuhan (thảo luận) 08:08, ngày 14 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Giàn khoan lớn nhất của TQ, [1]. (lưu tài liệu để bổ sung vào bài)