Thảo luận:Giáo dục Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ nghĩa lý lịch[sửa mã nguồn]

Em không hiểu bác nào đưa ra quy định rằng vào đại học chia làm 14 dạng đối tượng, dạng thấp nhất là các gia đình có liên hệ với chế độ miền Nam cũ.

Hiện nay, theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy không hề phân biệt các điều này, không hề có quy định về các học sinh gia đình có liên hệ với chế độ miền Nam cũ. Mọi học sinh đều có quyền dự thi. Trong đó, các học sinh thuộc diện nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số... được cộng điểm ưu tiên. thảo luận quên ký tên này là của Anhtuanauf (thảo luận • đóng góp).

Thế nếu trong lý lịch không chia đối tượng thì làm sao biết ai được cộng điểm ưu tiên hở bạn? Những năm 198x, thí sinh thi đại học được phân loại theo lý lịch làm 12 đối tượng (không phải 14) (dĩ nhiên là chia theo hành trạng của cha mẹ). Gộp làm 4 nhóm:

  1. nhóm 1: gồm 4 loại đối tượng 1 đến 4 (ví dụ con liệt sĩ thuộc nhóm 1)
  2. nhóm 2: gồm 4 loại từ 5 đến 8
  3. nhóm 3: gồm 3 loại từ 9 đến 11 (ví dụ cha mẹ là dân thường thì con thuộc đối tượng 11)
  4. nhóm 4: chỉ gồm 1 loại: loại 12 (một người bạn tôi có cha là sĩ quan chế độ miền nam, đã học tập cải tạo về nhưng đi vượt biên, thuộc đối tượng 12 này)

Chấm điểm thì như nhau, nhưng điểm chuẩn đậu đại học khác nhau, ví dụ thí sinh thuộc nhóm 3 cần 21 điểm đậu thì nhóm 4 phải cần 24, nhóm 2 chỉ cần 18, nhóm 1 chỉ cần 15 chẳng hạn. Bởi vậy bi hài rất nhiều quanh cái lý lịch. Một người bạn khác của tôi có cha là giáo viên, xếp vào nhóm 3, bị rớt đại học. Sau mới biết là nếu anh ta nộp trong hồ sơ cái giấy xác nhận ông bố là chiến sĩ thi đua thì đã được xếp nhóm 2 và đậu đại học. Avia (thảo luận) 11:02, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ví dụ điểm chuẩn cho các nhóm lí lịch Avia đưa ra sao đúng với điểm trường tôi quá (1988). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:14, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hoàn toàn ngẫu nhiên :-D Avia (thảo luận) 10:53, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Có thể tôi phải đổi câu Ôi con người! của tôi thành câu Ôi hệ thống giáo dục! Mekong Bluesman 13:42, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng có nghe cha mẹ là dân thường thì con được xếp vào loại 11. Nhưng cha mẹ là ngụy quân, nguỵ quyền đã trả quyền công dân thì được xếp vào loại 12. Còn loại chưa được trả quyền công dân, con của chiêu hồi, đảng phái, cảnh sát mật vụ, có nợ máu, Thiên chúa giáo, phản động thì xếp vào loại nào? Không có chuyện điểm cao thì thi đậu như Avia nghĩ đâu. Ban tuyển sinh hoặc địa phương có thể giữ lại giấy báo. Họ không phát giấy báo nhập học thế là hỏng mà không biết tại sao hỏng vì điểm số thi đại học là bí mật quốc gia (Trường hợp này nếu biết được điểm thi mà chạy cho Chủ tịch hội đồng tuyển sinh địa phương là Chủ tịch Phường Xã thì có thể được học). Cũng có thể họ phát giấy báo nhập học trễ hẹn, hoặc họ không cho cắt hộ khẩu về trường, hoặc không cho cắt quân dự bị hạng hai và thế là cũng hỏng. Họ có thể gởi danh sách những người học giỏi, thi đạt kết quả cao ( thường là các thủ khoa các trường miền Nam) thuộc đối tượng không được đậu về Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, theo nguyên tắc hồ sơ sẽ được lưu trong 20 năm. Người đó không thể thi đậu được bất cứ trường nào dù là thi vào trường trung cấp.
Không phải ôi! con người mà Ôi! Chủ nghĩa lý lịch.Xuxi 14:24, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Xuxi có thể viết một bài bách khoa về "Chủ nghĩa lý lịch" này không? Mekong Bluesman 15:40, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi không biết thực sự như thế nào chứ tôi có khá nhiều người bạn ở miền Nam có bố mẹ từng tham gia quân đội hay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nhưng họ vẫn đuợc đi học đại học, thậm chí đi nước ngoài học cao hơn. An Apple of Newton thảo luận 02:08, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tuỳ thời điểm chứ Apple. Hiện thi đại học hay cao đẳng vẫn còn ưu tiên cho một số đối tượng, nhưng về lý lịch thì ko xét ngoại trừ các trường như quân sự, công an.Lưu Ly 02:25, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nhớ không lầm khoảng năm 1984 hoặc năm 1985 thì người ta công bố điểm thi của những người đi thi (dán tại trường), điểm chuẩn. Nhờ việc công khai này mà người ta biết mình có khả năng đậu hay không.Xuxi 09:13, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
"Không có chuyện điểm cao thì thi đậu như Avia nghĩ đâu. Ban tuyển sinh hoặc địa phương có thể giữ lại giấy báo..."

Ờ, cái này cũng tùy nơi, không phải là tuyệt đối. Nếu may mà có quan hệ tốt với địa phương, hoặc người lãnh đạo cởi mở thì đỡ hơn. Địa phương nào lãnh đạo cuồng tín thì toi. Họ có thể giở nhiều chiêu như bạn nói. Avia (thảo luận) 10:53, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nơi nào? Hãy xem một Việt Công nằm vùng cỡ bự bị (TW) đánh giá [1] như sau: ""Anh chưa thấm được mối thù giai cấp". Nhưng theo tôi cuộc chiến tranh đó không chỉ đơn thuần là mối thù giai cấp." Vuonglenghi 10:01, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đánh giá hệ thống giáo dục[sửa mã nguồn]

Tôi thử mở mục đánh giá này để các bạn cùng tìm tư liệu rồi đưa vào bài, ai lạc quan thì kiếm lời khen, ai không lạc quan thì tìm lời chê, tuỳ hỉ. Vuonglenghi 10:01, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đánh giá chung hệ thống[sửa mã nguồn]

  • Khen, ngợi ca, sùng bái, kể công:
  • Chê bai, ruồng bỏ, đổ tội:
"nền khoa học của chúng ta là một nền khoa học GIẢ. Những người có đề tài hàng chục tỷ lại không có khả năng thực hiện dù được “dán chữ” đầu đàn. Cách để đạt đề tài là thương lượng với bộ và ăn chia phần trăm.. Đã có người đề nghị với tôi: anh nghĩ ra cái tên đề tài và đưa tôi lo chuyện còn lại và lấy 20%." (Huỳnh Hữu Tuệ)
  • Ngạc nhiên, không hiểu gì về hệ thống giáo dục:
"Nền giáo dục Việt Nam không đào tạo gì cả mà chỉ đào tạo ra những con người có một cái bằng. Chấm hết." Giáo sư Canada gốc Việt Huỳnh Hữu Tuệ: Giáo dục Việt Nam: Quá “kỳ dị” và “dị kỳ” quá! (Phần I) Thứ hai, 22/10/2007, 08:11 GMT+7
"Cái khó nhất của Việt Nam trong giáo dục là không ai lãnh đạo ai cả, không ai thống nhất ai mặc dù chức danh lãnh đạo rất lớn. Tôi thấy rất rõ về cách làm việc kỳ cục: Lãnh đạo rất sợ trách nhiệm" (Huỳnh Hữu Tuệ- đã dẫn)
"Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhấn mạnh, trong điều kiện khách quan hiện nay, muốn hiện đại hóa nền giáo dục đại học Việt Nam, ta cần phải có thời gian để đào tạo những con người mới."[2]


Đánh giá học hàm[sửa mã nguồn]

"Cái tôi khó chịu nhất là anh em Việt Nam rất hãnh diện với chức danh Phó giáo sư hay Giáo sư, nhưng ở trên thế giới, những chức danh này không có ý nghĩa gì hết. Xã hội Việt Nam xuất phát từ Nho giáo nên chức danh rất quan trọng. Nhưng việc tổ chức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học lại cực kỳ trì trệ và phản khoa học. Những người được phong chức danh chưa chắc có thực chất; những người có thực chất chưa chắc đã được phong nên có một nhóm luôn tìm cách bảo vệ nhau. Cách phân phát ngân sách trong nghiên cứu khoa học theo kiểu cào bằng"Giáo sư Canada gốc Việt Huỳnh Hữu Tuệ: Giáo dục Việt Nam: Quá “kỳ dị” và “dị kỳ” quá! (Phần II)Thứ năm,25/10/2007,07:00 GMT+7

Đánh giá học vị[sửa mã nguồn]

  • Chê:
"không thể so sánh chất lượng tiến sĩ trong nước với nước ngoài. Không thể so sánh một cục đá với cục kim cương" (Huỳnh Hữu Tuệ- đã dẫn)

XOÁ BỎ VÌ KHÔNG CÒN ĐÚNG VỚI TÌNH HÌNH HIỆN TẠI[sửa mã nguồn]

Phần tuyển sinh em xin phép xoá bỏ toàn bộ vì không đúng các quy định bây giờ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các điều này về cơ bản là của các năm về trước, không đúng với thực tế hiện tại hiện nay. Còn các bác viết trước đó thì có lẽ là do thành kiến hoặc do không cập nhật. Anhtuanauf (thảo luận) 06:54, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tán thành ý kiến của bạn, nội dung của bài viết căn cứ vào các văn bản luật đã quá cũ. Tôi lấy ví dụ, mục "Mục tiêu giáo dục" trích từ quyết định "QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG, LỚP ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TẠI CHỨC" do cựu Bộ trưởng Tạ Quang Bửu kí quyết định vào ngày 14 tháng 11 năm 1970. Xin hãy căn cứ vào các văn bản hiện hành UẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (2012).Nguyenthephuc (thảo luận) 14:44, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Phạm vi nội dung[sửa mã nguồn]

Bài này chưa nói đến một cái quái gở của hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ tại chức Llevanloc (thảo luận) 23:37, ngày 18 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Với trình độ học thuật của người Việt có hay không có VC thì VN cũng sẽ kém cỏi, tệ hại như hiện nay. Đổ lỗi hết cho VC là chưa thấy hết vấn đề mà phải tìm những nguyên nhân căn cơ hơn như lịch sử, văn hóa, học thuật, địa lý, khí hậu, tính cách cộng đồng... VC có thể làm cho đất nước đi chậm hơn khả năng của nó vài chục năm nhưng nó cũng là sản phẩm của người Việt chứ không từ trên trời rơi xuống. Người Việt phải chịu trách nhiệm vì đã tạo ra nó chứ đừng đổ lỗi hay trách móc nó làm gì.Hamloi23 (thảo luận) 09:26, ngày 13 tháng 7 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Xóa thông tin có nguồn[sửa mã nguồn]

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam&type=revision&diff=54560065&oldid=54559971

Sao bạn Tuấn Minh xóa thông tin có nguồn ?Rotire (thảo luận) 11:29, ngày 18 tháng 7 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Giáo dục Việt Nam không phải tốt nhất trong khu vực nhưng cũng không phải quá tệ so với các nước cùng mức thu nhập. Bài này nghiêng về mặt trái của nền giáo dục nên vẫn chưa phản ánh đúng sự thật. Bài này cần cải thiện nhiều. Ituvan (thảo luận) 14:59, ngày 22 tháng 8 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Có đưa ra hết tất cả những nhược điểm của nền giáo dục Việt Nam thậm chí đi sâu hơn nữa là con người Việt Nam thì cũng chưa chắc cải thiện được gì. Nhìn chung người Việt không có năng lực học thuật có thể so sánh được với các dân tộc khác. Lịch sử mấy ngàn năm của VN đã chứng minh điều này rồi. Người Việt có lẽ cũng an phận chứ không muốn nỗ lực cho bằng bạn bằng bè.Dripron (thảo luận) 16:12, ngày 10 tháng 9 năm 2019 (UTC)[trả lời]