Thảo luận:Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Lịch sử giải vô địch bóng đá quốc gia (V-League)”. Thể thao & Văn hóa Online. 29 tháng 5 năm 2008.

Dự án Bóng đá
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bóng đá, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bóng đá. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Vleague.vn[sửa mã nguồn]

Trang này do "Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Điện tử Chấm Việt - VIETDOT JSC." là đơn vị chủ quản, không phải của VFF, do đó KHÔNG PHẢI website của giải đấu. Thậm chí hiện tại nó còn đang bị rao bán. Centaur Warchief (thảo luận) 03:34, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nên tính giải từ năm 1955[sửa mã nguồn]

Nên tính giải từ năm 1955 để đảm bảo thông lệ quốc tế. Các giải như La Liga vẫn tính lịch sử từ thời giải hạng nhất.Pierejaq (thảo luận) 12:05, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không nên tính giải từ năm 1955. Đó là giải miền Bắc Việt Nam. Lúc đó tồn tại hai quốc gia, vì vậy không thể nói là "giải vô địch Việt Nam". Vậy giải miền Nam bỏ đi đâu. Nên tạo bài riêng "Giải vô địch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" cho giai đoạn 55-75. Caruri (thảo luận) 08:10, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nói thế thì phải tính Seagames từ năm 2003 ở Việt Nam là lần đầu tiên vì đấy là lần đầu tiên có đủ 11 nước tham dự. Hiện tại, nước Việt Nam thống nhất cũng kế thừa từ VNDCCH trước đây thì không lý gì giải bóng đá của nước VN thống nhất lại không kế thừa từ giải của VNDCCH trước đây. Giải V league có tính kế thừa vì vậy nên để từ năm 1955.Pierejaq (thảo luận) 09:49, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thể Công và Viettel FC là 1[sửa mã nguồn]

Thể Công và Viettel FC là 1. Mời xem bài này {http://toquoc.vn/hlv-clb-viettel-mong-muon-lay-lai-duoc-ten-the-cong-20190707221303533.htm}. Ngay cả phòng truyền thống của Viettel cũng là phòng của Thể Công.

Mời đọc bài này để biết thêm lịch sử đội bóng {https://hanoifootball.vn/trung-tam-bong-da-viettel-6198/}Pierejaq

Thể Công là tiền thân của Viettel, https://thanhnien.vn/the-thao/bong-da-viet-nam/mo-hinh-clb-bong-da-viettel-ky-vong-cho-giac-mo-world-cup-cua-bong-da-viet-nam-114890.html.Pierejaq (thảo luận) 12:09, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thể Công không phải Viettel. Thể Công đã giải tán đội bóng từ năm 2009 và chuyển giao về Thanh Hóa rồi. Xem thông tin trên VFF. Đừng nhận vơ và nhập nhằng như vậy. Caruri (thảo luận) 08:19, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất, bị xóa tên không có nghĩa là không còn tồn tại. Ở V-league người ta thay tên liên tục. Thế khi Hà Nội T&T đổi tên thành Hà Nội thì cũng không có nghĩa là Hà Nội T&T bị giải tán. Khi CLB Cảng Sài Gòn lấy tên TP. HCM thì cũng không có nghĩa là CSG bị giải tán. Mời bạn xem link này: https://thethaovanhoa.vn/bong-da-viet-nam/bo-quoc-phong-ra-quyet-dinh-xoa-ten-the-cong-n20090926113458664.htm. Đây là việc thay tên chứ không phải giải thể đội bóng. Đây là tuyên bố chính thức của đội bóng, https://zingnews.vn/the-cong-co-ten-moi-post66554.html. Nói chính xác là CLB mới mang xác của Thể Công nhưng có tên của nhà tài trợ Viettel.

Cũng xin dẫn nguồn từ VFF liên quan đến việc Viettel là Thể Công: https://www.vff.org.vn/the-cong-co-the-tai-sinh/ hoặc https://www.vff.org.vn/clb-bong-da-the-cong-doi-ten-thanh-viettel/

Thứ hai, việc chuyển giao cho Thanh Hóa là chuyển giao đội 1 cho Thanh Hóa chứ không phải chuyển giao cả CLB cho Thanh Hóa. Ngày 7 tháng 11 năm 2009, theo thỏa thuận giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và công ty Viettel, đội hình chính của đội bóng được Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiếp nhận quản lý và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định thành lập đội bóng mới với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel-Thanh Hóa

Như trường hợp CLB Hà Nội mới đây chuyển giao đội U-21 cho Phú Thọ thì cũng không có nghĩa là CLB Hà Nội giải thể. Việc chuyển giao của Viettel năm 2009 cũng giống như Hà Nội FC năm 2020 ở chỗ là cùng chuyển giao 1 phần của CLB cho người khác chứ không bán cả đội bóng.Pierejaq (thảo luận) 10:00, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Từ đây có thể đưa đến kết luận là:

  • CLB Thể Công chưa bị giải tán nhưng bị đổi tên là CLB Viettel (căn cứ Quyết định của Bộ Quốc phòng);
  • CLB Viettel chỉ bán đội 1 cho Thanh Hóa để hình thành đội Viettel-Thanh Hóa năm 2009 chứ không bán toàn bộ CLB. Điều này tương tự như HNFC bán đội U-21 cho Tuấn Tú Phú Thọ để hình thành đội Phú Thọ FC chứ không phải bán cả CLB.
  • Từ 2 lý do trên, có thể kết luận Viettel hiện nay chính là Thể Công, chỉ khác tên gọi.Pierejaq (thảo luận) 10:05, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nhất trí với quan điểm của Pierejaq. Minhhoahong (thảo luận) 15:40, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Minhhoahong, về ý kiến của bạn Pierejq, việc chuyển giao chỉ 1 phần nhưng đó là chuyển giao đội hình chính, tức gương mặt đại diện cho toàn đội Thể Công cho Thanh Hóa, tức là đơn vị này đã xác nhận việc chuyển giao hoàn toàn bộ mặt chính thức cho 1 tập thể khác. Cái này khác hoàn toàn với việc "bán" đội U-21 của HNFC cho Tuấn Tú Phú Thọ mà bạn Pierejq đã nêu nhé. Filang (thảo luận) 00:12, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Filang Chuyển giao đội hình chính nhưng có chuyển giao cả hệ thống đâu. Về pháp lý, CLB Thể Công đã giải tán đâu. Chỉ thấy có thông báo chính thức về việc đổi tên. Đây là tái cơ cấu. Trong quá trình tái cơ cấu thì có thể bán hoặc giải thể một số bộ phận chứ có không phải là đập bỏ cả hệ thống.Pierejaq (thảo luận) 04:36, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chuyển giao phần chính hay phần phụ thì đều không phải chuyển giao toàn bộ. Trên thế giới cũng có nhiều thực thể từ chính trị cho đến kinh tế chuyển giao như thế. VD ở Việt Nam vừa rồi, Vingroup chuyển giao mảng bán lẻ cho Massan. Đây là một mảng rất lớn của Vingroup, không thể nói Vingroup giải thể được.

Ở đây Thể Công là một pháp nhân. Cải tổ chỉ là việc sắp xếp lại tổ chức của pháp nhân, thực chất là chuyển cơ cấu tổ chức cho pháp nhân mới hoặc giảm cơ cấu tổ chức của pháp nhân. Việc cải tổ được thực hiện theo các hình thức như chia pháp nhân và tách pháp nhân. Do đội 1 và đội trẻ có tầm quan trọng khác nhau nên trường hợp Thể Công năm 2009 là tách pháp nhân. Sau khi tách xong thì chuyển giao pháp nhân, cụ thể ở đây là đội 1. Do đã tách từ trước nên việc tách pháp nhân không ảnh hưởng đến pháp nhân trước khi tách, ở đây là cả hệ thống của CLB.

Ở đây chắc chắn là tách pháp nhân vì trên thực tế chưa thấy bất kỳ văn bản nào thể hiện rằng Thể Công bị giải thể. Văn bản duy nhất được biết là văn bản Thể Công đổi tên thành Viettel năm 2009 khi CLB gửi VFF. Đồng thời, theo thông tin của truyền thông năm 2009, hợp đồng sáp nhập giữa Thanh Hóa và Thể Công năm 2009 cũng không đề cập tới việc Thanh Hóa tiếp nhận toàn bộ hệ thống của Thể Công mà chỉ liên quan đến đội 1. Và thực tế là Thanh Hóa không tiếp nhận toàn bộ do sau đó, Thể Công chuyển giao nốt đội U-21 cho T&T.

Hoạt động chuyển giao này tương tự như việc Hà Nội chuyển giao đội trẻ cho Phú Thọ, Vingroup chuyển giao mảng bán lẻ cho Masan. Không thể nói Vingroup hay HNFC bị giải thể được. Chuyển giao phần chính hay phần phụ thì đều không phải chuyển giao toàn bộ.

Điều này chứng tỏ, về mặt pháp lý, toàn bộ hệ thống Thể Công vẫn tồn tại và thực tế vẫn tồn tại, được Viettel tiếp nhận quyền quản lý từ Tổng cục Chính trị.

Vì Viettel được xây dựng trên nền của hệ thống Thể Công nên có thể thấy là họ là thực thể duy nhất được quyền kế thừa Thể Công. Vì xét trên mặt pháp lý thế này nên mới có câu chuyện là có lấy lại tên Thể Công không. Còn nếu Viettel là một pháp nhân độc lập hoàn toàn với hệ thống CLB Thể Công thì họ không có quyền đòi hỏi ấy.

Do đó, xét về mặt pháp lý thì Viettel hiện nay chính là pháp nhân kế thừa pháp nhân trước đây là Thể Công.Pierejaq (thảo luận) 04:58, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lập luận thế này đã là quá đủ. Thể Công và Viettel là một.Sodovtp (thảo luận) 12:57, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  1.  Đồng ý Nhất trí với lập luận của Pierejaq. Thể Công và Viettel là một. Trong thời kỳ trước 2009, hễ cứ bị xuống hạng thì họ đổi tên thành Viettel, khi lên hạng Vleague thì lại đổi tên thành Thể Công, như vậy chẩng phải thực ra là 1 đội bóng sao?NQT.waw (thảo luận) 05:08, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lịch sử V.League 1[sửa mã nguồn]

Xin các bạn cho ý kiến về lịch sử giải đấu V.League 1 (Giải bóng đá vô địch Quốc gia) của Việt Nam hiện nay. Hiện tại, giải đấu này đang nhiễu loạn thông tin hai chiều. Một bên là cho rằng giải bóng đá VĐQG Việt Nam thành lập năm 1955. Bên còn lại là năm 1980.

Chúng ta một khi đã tham gia cộng đồng Wiki, nhất là Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam là một giải đấu rất quan trọng ở Việt Nam thì chúng ta nên nhất quán một năm thành lập cụ thể.

Theo tôi, giải đấu Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam được thành lập chính thức vào năm 1980, chứ không phải năm 1955. Năm 1955, đất nước đang bị chia cắt hai miền, khi đó tồn tại 2 giải đấu: 1 giải miền Bắc và 1 giải ở miền Nam. Khi nói đến Bóng đá tại Việt Nam từ năm 1955-1975 sẽ được công nhận ở bài viết Bóng đá tại Việt Nam. Nhưng ở giải VĐQG thì nên tính từ năm 1980 mà thôi.

Tôi xin hỏi các bạn, nếu công nhận giải VĐQG là từ năm 1955 thì cho tôi xem BXH, lịch thi đấu, tốp ghi bàn, tốp kiến tạo, tốp giữ sạch lưới,....hay chỉ là những bài viết suông, một chiều.

Bên cạnh đó, tôi cũng công nhận CLB Quân Đội chính là Viettel, thực ra CLB Quân Đội đã giải thể nhưng họ vẫn giữ lại Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel, thường thi đấu ở các hạng thấp ở Việt Nam. Họ chỉ đăng kí các giải đấu với tên gọi là Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel (xem các văn bản điều lệ bóng đá trước đó sẽ rỏ). Sau khi thăng hạng V.League 1, họ mới có tên là: "CLB bóng đá Viettel".

Tương tự, CLB Cảng Sài Gòn cũng chính là CLB bóng đá TP HCM như hiện nay, vì Cảng Sài Gòn bàn giao cho CLB TP HCM vì thiếu kinh phí. Họ cũng tham dự giải đấu hạng thấp nhất Việt Nam, rồi từ từ đi lên.

Tóm lại, nếu đa phần các bạn cứ chọn giải đấu kể trên từ năm 1955 thì tôi sẽ bỏ viết wiki về Bóng đá tại Việt Nam ở tất cả mọi thể loại, thậm chí không đọc luôn. Hoccachhoc (thảo luận) 9:32, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Năm 1980 chỉ là việc giải chuyển Ban Tổ chức từ Tổng cục Thể dục Thể thao sang VFF vì năm 1980, VFF mới được thành lập. Nếu xét theo tiêu chí do đổi nhà tổ chức thì chẳng lẽ lại tính lại lịch sử giải từ năm 2013 khi VFF chuyển quyền tổ chức cho VPF. Theo mình nên tính từ năm 1955. Ý kiến cụ thể theo mình ở các mục trên đã quá rõ. Không thể vì đổi nhà điều hành giải mà tính lại giải từ đầu được. Bài Bóng đá Việt Nam chứa lịch sử về bóng đá từ thuở sơ khai tới nay còn bài Giải VĐQG thì chỉ tính từ khi giải lần được tổ chức (năm 1955).Minhhoahong (thảo luận) 09:25, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Về thông số từ năm 1955 thì rõ ràng là VFF là bên rõ nhất. Tuy nhiên, những thứ này chưa được VFF số hóa nên thông tin trên mạng còn thiếu. Không thể vì không có số liệu mà không công nhận được vì rõ ràng là trường hợp này có số liệu thống kê nhưng chưa thể tiếp cận. Nếu bạn nào có thể tiếp cận và có tình yêu với Wikipedia thì hy vọng bạn đó sẽ bổ sung.Minhhoahong (thảo luận) 09:35, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không hiểu có nguồn và thống kê giữa 2 mốc thời gian này?  A l p h a m a  Talk 10:21, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy việc tính từ năm 1955 không có nguồn thông tin. Ngay trong link báo CAND mà các bạn dẫn ra, dù không phải báo chuyên ngành thể thao, họ cũng viết rõ là Giải bóng đá miền Bắc từ 1955-79 và Giải vô địch quốc gia từ 1980. Có thể viết bài về Giải vô địch bóng đá VNDCCH và Giải vô địch bóng đá VNCH, chứ không thể gộp giải của VNDCCH rồi tính cho Giải vô địch Việt Nam hiện tại được. Tôi đồng ý với mốc 1980 như lâu nay vẫn vậy, thay vì 1955 mà một số bạn mới sửa đổi gần đây. Caruri (thảo luận) 21:45, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu vậy thì cứ lấy mốc 1980 là được.  A l p h a m a  Talk 10:22, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trước 1975 hai miền có hai đội tuyển quốc gia riêng. Do đó, gộp lịch sử, mà đáng nói hơn, mặc định lấy lịch sử thành lập giải vô địch của một miền làm lịch sử thành lập giải vô địch quốc gia là thiếu trung lập, trong khi miền Nam có hẳn một giải vô địch của riêng họ. Sau trận đấu đầu tiên giữa hai CLB Nam Bắc (7 tháng 11 năm 1976), hai miền phải có rất nhiều trận giao hữu, có giải vô địch khu vực riêng rồi mới dám tiến tới mở giải vô địch quốc gia (tức A1 1980). Các quý thành viên có thể xem bài Cảng Sài Gòn 0–2 Tổng cục Đường sắt (1976). Theo tôi, đây là mốc lịch sử đầu tiên, tạo điều kiện cho việc thành lập giải đấu này (xem phần "Sau trận đấu"). ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:06, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có thể viết kiểu nước đôi, tức là tính 2-3 mốc làm thời gian thành lập, tùy theo cách diễn giải. Điều này xảy ra khá bình thường ở Wikipedia.  A l p h a m a  Talk 04:04, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thực tế là nội dung bài đã có tính nước đôi khi nêu rõ các giai đoạn của giải.Minhhoahong (thảo luận) 13:22, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trong cuộc bút chiến lần này, tôi ủng hộ mốc 1980 là mốc tổ chức giải vô địch quốc gia đầu tiên. Thứ nhất mốc 1955, tôi chưa thấy thành viên Minhhoahong đưa được nguồn nào khả dĩ, được đại đa số công nhận, là tất cả các giải, các thành tích, được tổ chức ở miền Bắc năm 1975, bây giờ được tính như thành tích quốc gia. Và không thể nào phủ nhận được, giải năm 1980 là giải đầu tiên của một nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Giải ở miền Bắc trước khi thống nhất năm 1975, vẫn còn một nguồn báo Nhân dân năm 1961, gọi tên rất đúng là "Giải hạng A miền Bắc". Tôi thấy đa phần các thành viên đều có các nhìn nhận này, và tôi ủng hộ diễn giải này trong cuộc bút chiến lần này. --Dung005 (thảo luận) 13:33, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu nói là giải đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất thì phải là giải từ năm 1976 khi đó các đội miền Nam đã chính thức tham gia chứ không phải là năm 1980. Như đã nói ở trên là năm 1980 là cột một hai việc gồm thay đổi thể thức kiểu Liên Xô sang thể thức khác. Thứ hai là năm 1980 là năm đầu tiên giải do Hội bóng đá Việt Nam (tiền thân VFF tổ chức), trước đó giải do Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức, chẳng lẽ bây giờ cứ mỗi lần đổi nhà tổ chức lại tính lại từ đầu, thế thì phải tính lại giải từ năm 2013 khi VFF chuyển quyền tổ chức cho VPF.

Thứ hai, tên chính thức là Giải hạng A chứ không phải Giải hạng A miền Bắc. Cũng không thể nói là không thể tính giải khi chưa có sự tham gia của tất các các đội. Nếu nói như thế thì Seagames cũng phải tính lại từ thời đủ tất cả các nước Đông Nam Á là năm 2003 với sự tham gia của Đông Timor. Olympic cũng phải tính lại từ lúc có thêm quốc gia tham gia.

Thứ 3, mốc 1955 thì đã có nguồn chính thức là Giải Hòa bình, từ năm 1956 thì đổi lại là giải hạng A. Bạn có thể vào link này x, giải lúc đó đã được tổ chức tại Hải Phòng. Ngay cả Seri A và La Liga cũng tính từ lúc Italia và Tây Ban Nha còn chưa thống nhất, họ lấy mốc của giải đầu tiên được tổ chức.

Thứ 4, mình đã chia giải đấu thành các giai đoạn khác nhau để tránh xảy ra những tranh cãi không cần thiết. Các mốc, các chỉ số đều được chia với 3 cột mốc chính là năm 1955, 1980 và 2000. Đây là cách viết phù hợp và như Alphanam nói là cũng không phải mới trong cộng đồng Wikipedia.Minhhoahong (thảo luận) 04:22, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Từ đầu đến giờ, bạn Minhhoahong chưa bao giờ dẫn được bất cứ nguồn nào nói đến công nhận mốc 1955 được coi là Giải vô địch bóng đá đầu tiên của Việt Nam, ngay cả chính nguồn của bạn dẫn, cũng viết rõ ràng đấy là giải của miền Bắc với nội dung như sau "Năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của miền Bắc được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi “Giải Hòa Bình”, hai đội hình A và B của Thể Công tham gia đều giành chức vô địch... Từ năm 1955 đến 1979, Thể Công được coi như CLB thành công nhất của bóng đá Việt Nam với 13 lần vô địch giải bóng đá miền Bắc". Nếu bạn cần dẫn thêm nguồn theo hướng này tôi có thể dẫn vô số. Ví dụ ở đây bạn đăng một tin nói về Thể Công, tôi cũng xin đăng thông tin thành tích của đội Thể Công được công nhận đăng trên trang tin của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, có ghi rất rõ ràng [1], tất cả các chức vô địch quốc gia của Thể Công tính từ mốc 1980. Trước đó là vô địch miền Bắc. Và cho đến khi bạn Minhhoahong đưa được nguồn khả dĩ, được nhiều thành viên đồng tình về mốc 1955 được coi là Giải vô địch bóng đá Quốc gia Việt Nam ở đây, cá nhân tôi sẽ luôn lùi sửa về mốc trước tranh cãi.
Có thêm một điều tò mò với mình thôi, cũng không liên quan chủ đề chính của tranh luận này. Bạn có đưa thông tin sau "Ngay cả Seri A và La Liga cũng tính từ lúc Italia và Tây Ban Nha còn chưa thống nhất", mình thì cũng biết một tí về lịch sử bóng đá cũng như lịch sử châu Âu đương đại thì cũng hơi ớ người khi đọc được thông tin này. Cũng muốn bạn giải thích thêm cho mình về hai giải đấu được tổ chức khi Ý và Tây Ban Nha "chưa thống nhất", khi nào họ "thống nhất", và giải đấu của đất nước thống nhất cứ kế thừa từ một giải đấu được thành lập từ thời "chưa thống nhất" --Dung005 (thảo luận) 22:53, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Giải lần đầu tổ chức ở miền Bắc và chỉ có các đội miền Bắc tham dự nên tạm gọi là giải miền Bắc chứ tên chính thức đã là Giải hạng A rồi.Minhhoahong (thảo luận) 06:55, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra, nội dung bài đã có tính nước đôi để tránh gây tranh cãi rồi. Việc đưa về mốc 1980 sẽ gây tranh cãi nhiều hơn là ở mốc 1955. Lý do thì đã nêu ở trên. Nên dùng cách viết nứoc đôi.

Serie A có 2 mốc tính gồm 1898 khi giải bắt đầu khởi tranh, lúc đó giải tổ chức theo kiểu 1976-1979 ở Việt Nam. Giải Seri A cũng kế thừa từ Lega Nord (giải miền Bắc) thế nên mới tính từ năm 1898. Còn mốc thứ 2 là 1929, lúc này đã theo vòng tròn tính điểm. Serie A họ cũng tính cả 2 mốc. Đấy là lý do nên tính cả mốc 1955 và 1980 đối với V league.Minhhoahong (thảo luận) 06:56, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi tiếp tục yêu cầu thêm một lần nữa bạn Minhhoahong dẫn nguồn uy tín công nhận mốc 1955 là giải vô địch bóng đá quốc gia là giải đầu tiên được tổ chức. Không nói xuông theo cách hiểu của bạn nữa. Tôi và các người khác nói A, bạn tiếp tục nói B mà không dẫn ra được nguồn nào thì đến thập niên sau tranh luận này cũng không có hồi kết. Nếu bạn có nguồn uy tín viết mốc 1955, vốn là giải ai cũng công nhận chỉ được tổ chức ở miền Bắc, với chỉ các đội Miền Bắc, khi đó Miền Nam cũng có giải được tổ chức song song, được coi là Giải vô địch quốc gia Việt Nam đầu tiên được tổ chức và công nhận, các chức vô địch quốc gia trong khoảng thời gian 1955 đến 1980 được Liên đoàn bóng đá Việt Nam công nhận là chức vô địch quốc gia, thì xin bạn cho mọi người xem. Còn nếu tiếp tục lùi sửa dù chỉ thêm một lần nữa thế này, tôi cũng xin đề nghị các Bảo quản viên khác vào giải quyết vi phạm về Wikipedia:Quy định ba lần hồi sửa. --Dung005 (thảo luận) 11:57, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tóm lại, tôi cho rằng giải vô địch quốc gia bắt đầu từ mốc A1 80. Mốc 1955 thì nên viết thành bài riêng (giải vô địch quốc gia miền Bắc chẳng hạn). – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:37, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thông tin về giải năm 1955 [2], [3], giải hòa bình là giải vô địch quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo lẽ thường, nước CHXHCN VN hiện nay kế thừa toàn bộ VNDCCH trước đây thì tại sao không kế thừa giải bóng đá? Lý do thứ hai, như đã dẫn, Serie A của Italia cũng kế thừa Lega Nord thì tại sao lại Việt Nam lại không? Về chuyện kế thừa Nam-Bắc, như đã nói là chưa có dữ liệu của giải miền Nam trước 1975 nếu có thì sẽ bổ sung, đối với các đội vô địch sẽ tính là đồng vô địch. Nếu nói về mốc tổ chức giải thống nhất thì từ năm 1976 đã có giải có sự tham gia của cả 2 miền với 3 khu vực rồi. Về Ban Tổ chức, không thể cứ mỗi lần đổi ban Tổ chức lại tính lại từ đầu được.


Quan điểm của tôi là nên giữ làm 2 mốc. Cách viết nước đôi sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi người.Minhhoahong (thảo luận) 12:37, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thế còn giải vô địch miền Nam thì tính sao? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:06, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu nguồn gốc[sửa mã nguồn]

Bài viết này từng được sử dụng làm nguồn tham khảo trong báo chí, đề nghị mọi thông tin đưa vào bài (đặc biệt khi có tranh cãi) cần có nguồn uy tín kiểm chứng được, nếu không sẽ bị loại khỏi bài. ~ Violet (talk) ~ 12:32, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Các thông tin đều đã có trích dẫn nguồn và có thể kiếm chứng.Minhhoahong (thảo luận) 12:44, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi phải nói rõ thêm là mọi thông tin đưa vào cần nguồn nhưng không phải bất cứ cái gì có nguồn đều có thể đưa vào. Bạn cần đạt đồng thuận cho việc thêm nội dung gây bút chiến này vì ở trên có rất nhiều ý kiến không đồng tình. ~ Violet (talk) ~ 12:55, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận[sửa mã nguồn]

Để tránh tranh cãi kéo dài, chúng ta sẽ dùng phương án đồng thuận dựa trên biểu quyết nhỏ theo 3 cách viết. Các thành viên bỏ phiếu vào mục (mốc thời gian) được cho là hợp lý nhất. Phương án được chọn nhiều nhất sẽ là phương án được áp dụng cho bài, đồng thời trở thành tiền lệ cho các trường hợp tranh cãi về sau. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:00, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Minhhoahong, Dung005, Alphama, P.T.Đ, Băng Tỏa, Nguyentrongphu, và NhacNy2412: Các quý thành viên, quý ĐPV, quý BQV vào cho ý kiến để chúng ta nhanh chóng đạt đồng thuận, tránh tranh cãi không đáng. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:02, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Hoccachhoc: bạn là người mở đầu chuyện này, cũng nên vào góp một ý kiến. Caruri (thảo luận) 14:33, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ nên làm rõ Phương án 3, "viết sao cho phù hợp" là viết như thế nào. Người đề xuất hay người ủng hộ người đề xuất nên viết thử để mọi người nắm bắt. P.T.Đ (thảo luận) 13:02, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời Alphama vào diễn giải phương án của mình. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:03, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi không nghĩ là nên chọn phương án nhiều người chọn nhất mà nên chọn phương án hợp lý nhất vì nhiều người chọn nhất chưa chắc đã đúng. Nếu phương án nào không còn ý kiến ngược lại, có giải thích rõ ràng thì lấy làm phương án cuối cùng.Minhhoahong (thảo luận) 16:09, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phương án 1: Lấy mốc 1980 làm mốc bắt đầu Giải vô địch quốc gia[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Rõ ràng đây là giải kế thừa (hoặc kết hợp) cả 2 giải là Giải vô địch quốc gia miền Bắc và miền Nam trước 75. Không thể vì chính thể quốc gia lấy miền Bắc làm gốc để hợp nhất Bắc-Nam mà các giải đấu này cũng phải lấy mốc miền Bắc để làm gốc được. Hơn nữa hiện vẫn chưa có nguồn nào chỉ rõ Giải vô địch Quốc gia bắt đầu từ năm 1955. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:13, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Wikipedia làm việc dựa trên nguồn uy tín. Việc lấy mốc trước khi giải kếp hợp là không hợp lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:33, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Tôi xin dẫn lại một số lớn nguồn uy tín đều đồng thuận và thống nhất về mốc năm 1980 là mốc tổ chức Giải vô địch bóng đá quốc gia đầu tiên. Và để thật sự rõ ràng, tôi cũng ghi lại câu trong bài viết để nói về ý này:
    • báo Thanh Niên - bài Đội bóng nào số 1 trong lịch sử bóng đá Việt Nam? : "Giải bóng đá vô địch quốc gia được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 đến nay vừa tròn 40 năm. Thế nhưng câu hỏi đâu là đội bóng số 1 trong lịch sử bóng đá Việt Nam dường như vẫn chưa có lời giải."
    • báo Thể thao Văn hoá - bài Bóng đá Việt Nam: 40 năm từ A1 đến V-League : "Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến khả năng trở lại của V-League 2020 bị bỏ ngỏ, thậm chí là tranh cãi. Nhưng nếu nhìn lại suốt chiều dài 40 năm của giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam, thì chuyện hoãn, hủy hay thay đổi thể thức thi đấu không phải là lần đầu... Do hoàn cảnh đất nước, phải đến năm 1980, giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam mới chính thức được tổ chức dưới cái tên giải A1 toàn quốc."
    • vietnamnet - AFC: Tuyệt vời Văn Quyết, Hà Nội chờ viết sử: "Năm ngoái, Hà Nội nâng chức vô địch Việt Nam, và đăng quang AFC Cup khu vực ASEAN. Đây là một trong những mùa giải thành công nhất lịch sử CLB. Đội bóng thủ đô vô địch V-League ở 3 trong 4 mùa giải vừa qua, và đang nhắm đến việc viết lại lịch sử vào năm 2020.Bởi vì, không một CLB nào có 3 lần vô địch liên tiếp, kể từ khi giải vô địch quốc gia Việt Nam được bắt đầu từ năm 1980".
    • báo Nghệ An - Những người từng vô địch trên cả tư cách cầu thủ lẫn HLV: "Kể từ khi Giải vô địch bóng đá Quốc gia Việt Nam ra đời (năm 1980) đến nay, mới chỉ có 4 người giành chức vô địch cả trên tư cách cầu thủ và HLV trưởng."
    Những nội dung ghi ở các nguồn trên, là những nội dung rõ ràng, không có bất kỳ lập lờ nào, là mốc 1980 đươc coi là mốc của Giải vô địch bóng đá quốc gia đầu tiên. Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng tính thành tích vô địch quốc gia chỉ từ mốc năm 1980. Các đội vô địch giải A1 ở miền Bắc trước đó chỉ tính riêng cho giải này, không hề được tính như một chức vô địch quốc gia. Xem bài về đội Thể Công trên trang của Liên đoàn bóng đá Việt Nam [4], phân biệt rất rõ ràng ở phần thành tích: "Giải VĐQG: Vô địch các mùa giải: 1981-1982, 1982-1983, 1987, 1990 và 1998", "Giải hạng A miền Bắc: Vô địch các năm: 1956, 1958, 1968, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978 và 1979" --Dung005 (thảo luận) 13:57, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Như đã nêu phía trên. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:07, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Các nguồn thông tin đều cho rằng Giải vô địch quốc gia lần thứ nhất năm 1980, vì vậy không có lý gì lấy mốc 1955 hay 1976, những giải với tên gọi khác, quy mô khác... để xét là giải đầu tiên. Caruri (thảo luận) 14:23, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Đọc theo phần dẫn nguồn của Dung005 thì tất cả đều cho rằng "giải vô địch quốc gia Việt Nam được bắt đầu từ năm 1980". Do đó ta nên dùng bài này để viết về lịch sử giải đấu bắt đầu từ năm 1980, còn giai đoạn trước đó nên để ra một bài viết khác là tốt nhất. #MASTERENDLESS (Talk) 09:35, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thì nghĩ nên viết kiểu nước đôi để cho thấy toàn bộ lịch sử của giải đấu, nhất là tính kế thừa của nền bóng đá Việt Nam.Minhhoahong (thảo luận) 12:10, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Mốc 1980 là hoàn toàn uy tín, có số liệu, có VFF kiểm chứng hẳn hoi.Học Cách Học(hoccachhoc) 14:27, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Lý do mà chúng ta không thể tìm được "giải vô địch Quốc gia" nào trong thời kỳ 1954-1975 ở miền Bắc Việt Nam là khá dễ hiểu. Thứ nhất, chính phủ VNDCCH chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của hai nước Việt Nam, vì vậy việc tổ chức "giải vô địch Quốc gia" trên lãnh thổ miền Bắc là không thể chấp nhận được về mặt pháp lý. Thứ hai, do chính sách khuyến khích dùng từ thuần việt do chủ tịch HCM đề xướng, một số từ Hán-Việt như "Quốc gia" không được sử dụng ở miền Bắc trong thời kỳ sau 1954 cho đến mãi gần đây. Từ "Quốc gia" trong thời kỳ đó gắn với chính thể VNCH tại miền Nam. Vậy nên, nói cho vui, giả sử có một cái gì đó là "giải vô địch Quốc gia" thì đội TP HCM với tiền thân là Tổng nha Thương cảng và Cảng Sài Gòn chăc chắn là thành công nhất trong lịch sử của giải này. Việc ghép giải vô địch bóng đá miền Bắc (hay miền Nam) vào bài "Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam" còn một điều bất cập nữa là vấn đề khó khăn về nguồn gốc dữ liệu, đặc biệt là giải bóng đá hạng A miền Bắc. Trong trang điện tử của Thư viện Quốc gia tôi chỉ tìm thấy 3-4 mẩu tin ngắn trong các báo được phát hành ngay sau giải. Mà đó thực ra là nguồn tin đáng tin cậy duy nhất. Những thông tin khác thực ra không có giá trị gì trên phương diện thống kê, hơn nữa lại mâu thuẫn lẫn nhau. Vì vậy tôi hoàn toàn đồng ý với việc lấy mốc 1980, dựa trên những nguồn tin mà thành viên Dung005 dẫn ra. NQT.waw (thảo luận) 05:08, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]


  •  Ý kiến Nếu bây giờ so sánh với Bundesliga thì giải này tính cả từ thời điểm nước Đức chưa thống nhất (1963 chứ không phải 1990 hay 1991). Tại sao không thể tính gộp từ năm 1955 như giải Đức tính gộp từ năm 1963. Mãi đến tận mùa giải 1991-92 thì Bundesliga mới là giải đấu đầu tiên của nước Đức thống nhất với sự tham gia của các đội Đông Đức nhưng họ vẫn tính từ năm 1963. Tại sao chúng ta không áp dụng cách này đối với V-league. Thậm chí V-league còn của mùa 1979 để phân hạng chứ không như giải Đức là ghép trực tiếp luôn, không cần giải tái phân hạng. Nếu tính như các ý kiến phía trên thì Bundesliga phải tính lại từ mùa 1991-92 nhưng trên thực tế và pháp lý, lịch sử giải vẫn ghi nhận từ mùa 1963 chứ không phải mùa 1991-1992.Minhhoahong (thảo luận) 12:19, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời đưa ra nguồn 1955 là mốc bắt đầu giải vô địch quốc gia Việt Nam, nếu không cách viết nước đôi không thể áp dụng được. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:02, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguồn từ báo Quân đội nhân dân (https://www.qdnd.vn/the-thao/trong-nuoc/gap-mat-nhung-nguoi-yeu-the-cong-469154), báo Thanh Hóa (https://baothanhhoa.vn/the-thao-trong-nuoc/hoai-niem-mau-do/124700.htm), báo Công an nhân dân (http://cand.com.vn/The-thao-24h/CLB-Viettel-se-viet-tiep-thuong-hieu-doi-bong-ao-linh-512476/), chuyên trang Thể thao của báo Tuổi trẻ (https://thethao.tuoitre.vn/the-cong-55-nam-ay-biet-bao-nhieu-tinh-861396.htm). Nếu xét theo tính tương tự của Bundesliga thì năm 1955 hoàn toàn đủ điều kiện tính là năm đầu tiên tổ chức giải vô địch quốc gia của Việt Nam.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nguồn của VFF (https://www.vff.org.vn/nhung-tuong-dai-da-mat-the-cong-khuc-quan-hanh-huyen-thoai/). Như mình đã nói, Bundesliga không hề tính lại từ năm 1991 khi nước Đức thống nhất mà tính từ năm 1963 khi giải lần đầu được tổ chức bởi Tây Đức.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chân thực của thông tin, chúng ta nên viết kiểu nước đôi, tính cả hai mốc gồm 1955 và 1980.Minhhoahong (thảo luận) 14:10, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Toàn mạo nguồn: Báo Thanh Hóa ghi là "giải bóng đá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tại Hà Nội năm 1955."
Báo Quân đội nhân dân ghi là "Năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của miền Bắc được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi “Giải Hòa Bình”, hai đội hình A và B của Thể Công tham gia đều giành chức vô địch."
Báo Công an nhân dân ghi là "Năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của toàn miền Bắc được tổ chức."
Không có bất cứ nguồn nào bạn đưa ra nói rằng giải vô địch quốc gia Việt Nam bắt đầu năm 1955 hết. So với Bundesliga thì khập khiễng rồi. Trường hợp của Bundesliga, thứ nhất là tên giải Bundesliga vẫn được giữ nguyên sau khi Tây Đức và Đông Đức thống nhất. Thứ hai là có nhiều nguồn công nhận năm 1963 là năm bắt đầu giải. Còn trường hợp của bạn thì có 0 nguồn ủng hộ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:24, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý đây là giải đầu tiên của VNDCCH nhưng sao nước Đức thống nhất vẫn lấy tính từ giải đầu tiên của Tây Đức? Tại sao V-league không thể có cách làm tương tự

  •  Ý kiến Không thể có cách làm tương tự là vì lý do lịch sử và chính trị Bạn ạ. Nước Đức thống nhất trên cơ sở hoàn toàn khác với Việt Nam. Năm 1990 CHDC Đức được sát nhập vào CHLB Đức theo một điều luật hiến pháp CHLB Đức từ 1949. Đến tên nước họ vẫn giữ nguyên (Cộng Hòa Liên Bang Đức) thì họ không thể có lý do gì để tính lại từ đầu các giải thể thao cả. Về mặt pháp lý, CHXHCN Việt Nam là thực thể thống nhất trên cơ sở bình đẳng của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam NQT.waw (thảo luận) 06:38, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chuyện đổi tên giải hết sức bình thường, Serie A trước kia có tên là Calcio và nhiều tên khác nữa. Năm 1929, La Liga cũng có tên là Primera División. Ngay cả V-league cũng mấy lần đổi tên, từ Giải A1, đến giải các đội mạnh toàn quốc, rồi V-league, V-league.1. Chẳng nhẽ cứ mỗi lần đổi tên lại tính lại từ đầu. Nếu thế thì sao không tính lại từ năm có tên mới nhất là V-league 1.

Nguồn tôi đưa ra bao gồm của của VFF. Nội dung đều cho thấy giải năm 1955 là giải đầu tiên của VNDCCH. Nếu xét theo tính kế thừa như giải Đức thì giải Việt Nam hoàn toàn có thể tính từ năm 1955.Minhhoahong (thảo luận) 14:37, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quan trọng là Wikipedia dựa trên nguồn chứ không phải dựa trên quan điểm của bạn. Vấn đề là có nhiều nguồn công nhận giải Bundesliga bắt đầu từ năm trước thống nhất. Còn chả có cái nguồn nào nói giải vô địch Việt Nam bắt đầu năm 1955 cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:57, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chẳng lẽ nguồn lấy từ VFF lại không mà LĐBĐ Đức lại có?Minhhoahong (thảo luận) 15:04, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn bớt mạo nguồn đi. Nguồn VFF ghi rằng "Giải bóng đá toàn miền Bắc lần đầu tiên được tổ chức năm 1955." Chả có cái nguồn nào nói giải vô địch Việt Nam bắt đầu năm 1955 cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:15, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhưng không có nghĩa là V league không có tính kế thừa từ giải miền Bắc. Chính link Thể thao văn hóa mà Dung005 cũng đã dẫn ra năm 1978, Tổng cục Thể dục Thể thao tái cơ cấu lại giải miền Nam và giải miền Bắc thành 03 giải nhỏ cho ba miền Bắc - Trung - Nam, từ đó hình thành Giải A1. Không thể nói là giải VĐQG không có liên quan đến giải miền Bắc. Đây là sự liên quan gián tiếp nhưng không có nghĩa là không có liên quan. Ở đây là tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn chứ không phải mạo nguồn. Tôi nghĩ bạn đang lạm dụng khái niệm "mạo nguồn" để bảo vệ quan điểm cá nhân.Minhhoahong (thảo luận) 15:25, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ bạn đang bắt đầu cãi cùn để bảo vệ quan điểm cá nhân. Giải kế thừa "vô địch Việt Nam" và giải "vô địch miền Bắc" căn bản là 2 giải khác nhau và có năm bắt đầu khác nhau dựa vào tất cả các nguồn uy tín. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:29, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ bạn mới chính là người đang lạm dụng khái niệm "mạo nguồn" để phủ nhận tính xác thực của thông tin tôi cung cấp. Bạn làm ơn có thể cho tôi biết thế nào là "mạo nguồn" theo quy định của wikipedia với đường link đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếnh Anh được không? Rất cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.Minhhoahong (thảo luận) 15:32, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn đang chơi trò luẩn quẩn với hệ thống (rất tiếc trò này xưa rồi). Mạo nguồn = bịa nguồn = bịa thông tin không có trong nguồn (xem). Không có bất cứ nguồn nào bạn đưa ra có thông tin giải vô địch Việt Nam bắt đầu năm 1955. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:31, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Minhhoahong Wikipedia hoạt động trên nguyên tắc thông tin có nguồn. Bạn không cung cấp được nguồn thông tin "Giải vô địch Việt Nam lần đầu tiên năm 1955" thì thông tin đó vô giá trị. Wiki không sáng tạo ra cái mới. Ví dụ về Israel và Palestine là cả hai bên cùng nhận phần đất đó của mình nên phải viết nước đôi theo hai nguồn thông tin, còn ở đây không có nguồn thông tin đối lập về việc giải từ 1955. Điều bạn đang làm là "vặn nguồn", tức nguồn nói đến thông tin A nhưng từ đó bạn lại suy thành thông tin B để viết vào bài. Caruri (thảo luận) 20:09, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị như sau để hợp lý: Phần hộp thông tin (infobox) vẫn tính từ năm 1980 nhưng trong nội dung bài viết, ở phần Lịch sử (sau này nên ghi là mục Hình thành và phát triển) thì có nêu đến mốc 1955. Đây vẫn sẽ được coi là một phần trong quá trình hình thành nên giải đấu còn giải đấu chính thức được ra đời năm 1980. Trường hợp nêu thế này sẽ tránh gây tranh cãi.Minhhoahong (thảo luận) 02:42, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Không có bất cứ nguồn hay ai khác tranh cãi ngoài bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:49, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có thể tôi là người đầu tiên đưa ra ý kiến thì cũng không có nghĩa là chỉ có một mình tôi có ý kiến như vậy. Thảo luận này được mở ra để xem ý kiến nào là phù hợp nhất chứ không phải có bao nhiêu người có chung ý kiến. Hơn nữa, mới có 7 người tham gia thảo luận, một số lượng còn ít thì liệu đa số trong một mẫu nhỏ thế này có được coi là đại diện. Xin nhắc lại là cuộc thảo luận này đang đi tìm ý kiến hợp lý nhất chứ không phải hợp ý nhất với một số người. Người mở ra cuộc thảo luận này có thể không có tham vọng tìm được ý kiến cuối cùng nhưng ít nhất tôi tin là người đó muốn đạt được ý kiến ít bị phản đối nhất.

Tôi nghĩ bạn Dung005, người chủ trương chính trong việc chỉ chọn mốc 1980 cũng nên có thêm ý kiến của bạn sau một hồi thảo luận như thế này.Minhhoahong (thảo luận) 08:08, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Wikipedia làm việc dựa trên nguồn và sự đồng thuận (không phải dân chủ). Bạn có lẽ chưa hiểu 2 điều này. Tôi chỉ biết những gì tôi thấy; bạn là người duy nhất có ý kiến trái chiều. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:29, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn Minhhoahong cần thêm ý kiến của tôi thì tôi cũng xin lên tiếng ở đây, ngay khi bắt đầu thảo luận với bạn thì tôi đã thấy rõ bạn tranh luận nhưng không đưa ra được bất kỳ nguồn nào cả, mạo nguồn - vặn nguồn, ở điểm này tôi hoàn toàn đồng ý với @Nguyentrongphu:@Caruri: (trong nguồn của bạn không hề viết ý mà bạn muốn chứng minh), nên khi tôi đăng nguồn của mình, để đối nghịch lại hoàn toàn với cách làm việc của bạn, để rõ ràng nhất, để chẳng thể nào lập lờ được, tôi còn nêu trực tiếp cụ thể câu trong bài viết để chứng minh cho ý của mình nói. Điều mà bạn không làm. Tại sao? Vì thực ra trong nguồn mà bạn đưa, làm gì có câu nào dẫn điều bạn phải chứng minh. Và tôi lên tiếng, vì với bạn, kiểu gì cũng nói được theo hướng của mình, không trả lời thì bạn tự suy diễn ngay ra là không phản biện ý của bạn, suy ra bắc cầu thêm phát nữa là đồng ý với ý của bạn. Ở đây qua thảo luận này đã rõ ràng, chẳng có ai đồng tình với bạn cả, chỉ là mọi người chán cách làm việc không hề phù hợp với một cộng đồng như Wikipedia của chúng ta, ở đây tôi dùng từ cãi lấy được, dùng từ cùn như bạn Nguyentrongphu cũng không sai, người ta chán phải mất thời gian với bạn chứ không phải là đồng tình với bạn. Qua cuộc biểu quyết này đã rõ, chẳng ai đồng tình với bạn cả, chẳng ai tranh cãi gì ngoài bạn cả với những nội dung đã tồn tại (mốc 1980 được coi là mốc khởi đầu). Tất cả mọi người cùng đồng thuận một phương án, hợp lẽ với mọi quy tắc của Wikipedia, và bạn vẫn phản đối, vẫn phải bắt theo một ý kiến không nguồn, chỉ có một mình bạn suy luận theo ý của mình. Vậy nếu là ý kiến cá nhân tôi, thì tôi thấy tất cả cộng đồng này đã quá kiến nhẫn và mất nhiều thời gian cho bạn, mở cuộc BQ này thực tế cũng để chỉ cho một mình bạn thôi, vì thực tế ngoài bạn ra thì sự vấn đề này tất cả mọi người khác tham gia đều đạt được đồng thuận. Vì bạn luôn lập lờ cái khái niệm nên mới phải mở ra cuộc biểu quyết này để mọi thứ rõ ràng nhất, chỉ để cho bạn ít có thể đánh tráo khái niệm và kết luận thôi, để cho thấy sự tranh cãi ở đây chỉ có mình bạn, và không có bất kì một ai khác nữa. Ý kiến đồng thuận của mọi thành viên khác bạn đều không coi trọng, tất cả các nguồn mạnh khác bạn cũng không coi trọng. Vậy tôi không thấy phải mất thêm nhiều thời gian với một thành viên đã quen thuộc, nhưng không hiểu hay cố tình không hiểu cái quy tắc cơ bản của Wikipedia như bạn làm gì. Bây giờ bạn lại càng cho thấy điểm tài tình của mình, khi một mình bạn muốn đặt luật lệ cuộc chơi là không phải phương án nào được nhiều sự đồng ý nhất là OK mà là ít sự phản đối nhất. Ở đây nói thẳng ra là lại như thời gian dài qua, bạn muốn để tất cả mọi người khác chán hoặc tạm quên đi chủ đề này, không ai tiếp chuyện bạn nữa, bạn coi đấy là không ai phản đối bạn nữa, suy ra là đồng ý với bạn. Bạn thật tài tình để đưa một thông tin không nguồn, ai cũng phản đối vào Wiki, với một quy luật cuộc chơi một mình bạn đặt. Xin thưa tôi nói thẳng ở đây là tôi phản đối cách giải quyết của bạn ạ. --Dung005 (thảo luận) 08:53, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý Tuy nhiên, đề nghị cung cấp thêm những thông tin liên quan đến nền tảng của giải.Minhhoahong (thảo luận) 09:26, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ok bạn nhận ra vấn đề là tốt. Có thể thêm 1 câu này vô bài để cho bạn vừa lòng -> "Ba giải bao gồm Hồng Hà (giải vô địch các đội phía Bắc), Trường Sơn (giải vô địch các đội miền Trung) và Cửu Long (giải vô địch các đội phía Nam) là tiền thân của giải vô địch quốc gia Việt Nam." Các đội vô địch mỗi khu vực không hề gặp nhau để chọn ra đội vô địch quốc gia trước năm 1980 như bạn ghi trong bài hồi trước. Cảng Sài Gòn 0–2 Tổng cục Đường sắt (1976) là trận đá giao hữu và không thuộc giải nào hết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:03, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã thống nhất là giai đoạn 1976-1979 không phải là giải VĐQG nhưng vẫn cho vào để thể hiện sự hình thành của giải vào năm 1980 rồi cơ mà sao bạn Dung005 cứ xóa là thế nào.Minhhoahong (thảo luận) 13:06, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thành viên @Minhhoahong: tiếp tục mạo nguồn cũng như mạo sự có được đồng thuận với những nội dung bạn đưa vào bài viết. --Dung005 (thảo luận) 13:11, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phương án 2: Lấy mốc 1955 làm mốc bắt đầu Giải vô địch quốc gia[sửa mã nguồn]

Phương án 3: Sử dụng cách viết nước đôi (dùng cả hai mốc) và viết sao cho phù hợp (phương án Alphama đề xuất)[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Phương án này là phù hợp nhất, đảm bảo nêu rõ tính kế thừa của cả giải. Việc chia làm 2 mốc sẽ giúp cung cấp đầy đủ thông tin. Các nguồn do Dung005 đưa ra là do thời điểm đó, giới báo chí chưa tìm hiểu sâu về giai đoạn trước năm 1980. Nhất là việc không nêu rõ giai đoạn 1976-1979 đã có giải có sự tham gia đầy đủ của cả 2 miền với 3 giải đấu khu vực trước khi tổ chức giải chung kết toàn quốc.Minhhoahong (thảo luận) 14:41, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    "Nhất là việc không nêu rõ giai đoạn 1976-1979 đã có giải có sự tham gia đầy đủ của cả 2 miền với 3 giải đấu khu vực trước khi tổ chức giải chung kết toàn quốc" -> có thể thêm thông tin này vô bài để giúp độc giả hiểu rõ hơn, không cần phải chia ra làm 2 mốc để cung cấp đầy đủ thông tin. Giai đoạn 1976-1979 giải này chưa được gọi là "Giải vô địch quốc gia" cho dù có sự tham gia của cả 2 miền. Luận điểm của bạn thiếu thuyết phục. Có bài báo đăng vào năm 2020, thời điểm đó là thời điểm nào? Bạn tự nhận là bạn tìm hiểu sâu hơn hàng chục tòa soạn báo khác nhau? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:32, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xác nhận lại là hoàn toàn không có chuyện 3 nhà vô địch của mỗi miền gặp nhau để tìm ra nhà vô địch trước năm 1980. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:06, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, cách viết nước đôi trong trường hợp này vẫn là phù hợp nhất. Tương tự giải Serie A, mùa giải đầu tiên chỉ có 4 CLB tham gia [5], trong khi đó năm 1897 Juventus, Udinese thành lập năm 1896 đã ra đời nhưng không tham dự giải. Giải lúc đầu tổ chức chỉ có các đội vùng đông bắc Italia gồm 3 đội ở Turin, 1 đội ở Genoa (tỉnh cạnh tỉnh Turin) tham dự. Ngay cả bây giờ, những chức vô địch năm 1898, 1898 của Genoa vẫn được công nhận dù giải Serie A lúc đó chưa được tổ chức ở cấp độ toàn quốc. Đến mùa 1900-01, AC Milan mới bắt đầu tham dự.

Đến năm 1921, do mâu thuẫn nội bộ, Serie A chia làm 2 giải và nhà vô địch của 2 giải đơn lẻ ở mùa giải 1921-22 đều được công nhận là đồng vô địch quốc gia với mùa 1921-1922 là Novese [6] và Pro Vercelli [7]. Đến năm 1929, Serie A mới chính thức đi vào ổn định theo thể thức vòng tròn.

Tôi nghĩ rằng V league nên tính cả mốc 1955 và 1980 và viết kiểu nước đôi. Những đội vô địch ở miền Nam và miền Bắc đều nên được tính là đồng vô địch quốc gia tương tự Serie A mùa 1921-1922. Thực sự nếu ai có thông tin về giải vô địch miền Nam trước đây thì nên đóng góp bổ sung. Thực sự cách viết nước đôi này sẽ đảm bảo tính đầy đủ về thông tin. Bên cạnh đó, Giải bóng đá vô địch quốc gia Đức hiện nay tính từ khi giải của Tây Đức hình thành mà không tính đến các đội Đông Đức. Do đó, cách viết nước đôi khi tính cả hai mốc 1955 và 1980 này sẽ phù hợp hơn rất nhiều.Minhhoahong (thảo luận) 12:08, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu có nguồn như Dung005 đưa cho năm 1955 thì bạn có thể đưa ra để làm bằng chứng.  A l p h a m a  Talk 13:55, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thì mĩnh cũng đã trích dẫn chính từ trang wiki của Giải bóng đá vô địch quốc gia Đức. Cụ thể hơn, bạn có thể vào link của Liên đoàn bóng đã Đức (https://www.dfb.de/en/leagues/bundesliga/history/). Các thông tin còn lại, mình đều có link kèm theo). Các nguồn về năm 1955, mình cung cấp tại phần Phương án 1.Minhhoahong (thảo luận) 14:04, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

User:Alphama thành viên này toàn mạo nguồn (xem đoạn hồi âm của tôi ở trên). Cộng với so với giải Đức là hết sức khập khiểng. Giải Đức có những lý do riêng (mà giải VN không có) để tính năm bắt đầu giải trước thống nhất. Lưu ý thêm là giải Đức hoàn toàn không được tính là nguồn chứng minh giải vô địch VN bắt đầu năm 1955 nhé. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:32, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Không hề mạo nguồn chút nào, trong đoạn này (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%E1%BA%A3i_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_v%C3%B4_%C4%91%E1%BB%8Bch_qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam&oldid=64279760#Giai_%C4%91o%E1%BA%A1n_1955-1975) cũng nói rõ, giải VĐQG khởi nguồn từ giải miền Bắc 1955. Nếu xét theo tính tương tự của Bundesliga thì hoàn toàn có thể lấy mốc 1955 như nước Đức thống nhất lấy mốc 1963 của Tây Đức trước đây.

Nguồn năm 1955 bao gồm của nguồn của VFF. Theo bạn Giải Đức có lý do gì khác giải Việt Nam khi cả hai nước đều có sự thống nhất giữa hai miền. Mùa 1991-92 cũng lấy 2 đội mạnh nhất của Đông Đức, còn ở Việt Nam để công bằng hơn còn tổ chức giải phân hạng làm cơ sở.

Về tên giải, Việt Nam tên cũ là giải hạng A. Vì các đội tham gia giải phân hạng đều là các đội ở hạng cao nhất của mỗi miền khi ghép vào thì phải phân ra A1, A2 còn giải của Đức không phân lại hạng mà lấy luôn kết quả để ghép giải Đông Đức vào giải Tây Đức còn Việt Nam có giải phân hạng để ghép các giải.Minhhoahong (thảo luận) 14:39, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất: Wikipedia không phải là nguồn. Thứ hai: "Giải Vô địch Quốc gia có khởi đầu là giải vô địch quốc gia là giải vô địch miền Bắc" không có nghĩa là giải vô địch Việt Nam bắt đầu từ năm 1955 (câu này có nghĩa là giải vô địch Việt Nam là giải riêng biệt và nối tiếp với giải vô địch miền Bắc). Cái này là do bạn tự suy diễn chứ chả có nguồn nào nói cả. Thứ ba: so sánh với giải Đức là rất khập khiểng. Tôi đã giải thích lý do ở trên tại sao không thể so sánh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:53, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phần đó hoàn toàn có thể trình bày lại. Nguồn thì tôi đã lấy nguồn từ VFF, xin mời xem phía trên. Giai đoạn 1976-1979 là lúc tái cơ cấu lại giải. Đó là chuyện hết sức bình thường đối với một đất nước mới thống nhất. Tại nước Đức, sau ngày Đức thống nhất năm 1990 thì mãi tới năm 1991, hai giải mới hợp nhất. Tôi thấy lý do bạn loại bỏ tính kế thừa như vậy rất khó thuyết phục.

Theo bạn V-league, Giải các đội mạnh toàn quốc, Giải A1 Quốc gia có khác gì nhau không?Tại sao có thể tính gộp 1 giải mà không gộp được giải miền Bắc trước đây như Đức. Chưa kể, mình cũng đã lấy ví dụ Serie A khi giải bị tách đôi mùa 1921-22.Minhhoahong (thảo luận) 15:00, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ở Wikipedia nên hoạt động theo nguồn mạnh, nếu bạn có nguồn mạnh thì trước hết đưa ra, sau đó mới có lý lẽ (nhưng không có nguồn cũng khó) để nói về mặt lý lẽ. Nếu đã không có nguồn 1955 thì có lẽ khó mà có phương án nước đôi được.  A l p h a m a  Talk 18:39, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nguồn VFF trong trường hợp này có thể được coi là nguồn mạnh.Minhhoahong (thảo luận) 02:38, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

VFF không hề đồng tình với bạn. Đề nghị bạn đừng mạo nguồn nữa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:50, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một lần nữa, đề nghị bạn giải thích thế nào là "mạo nguồn" theo các quy định của Wikipedia. Xin trích dẫn cụ thể.Minhhoahong (thảo luận) 08:04, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã đưa link ở trên. Nếu vẫn chưa hiểu, bạn có thể tham khảo thêm từ điển tiếng Việt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:19, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy quý thành viên này đang cố tình chơi trò luẩn quẩn với hệ thống nên thiết nghĩ quý ĐPV Phú cứ làm ngơ. Đủ 1 tuần rồi thực hiện kết luận theo đồng thuận nhằm tránh dây dưa, làm loãng nội dung thảo luận. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 08:44, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314: Bạn nên tôn trọng thành viên khác, những người tham gia thảo luận có quyền giữ quan điểm của mình, không phải cứ bất ai không cùng quan điểm hay giữ quan điểm của họ là bạn cho rằng người ta thích chơi trò lẩn quẩn và ngó lơ. Ở bất kỳ cuộc đồng thuận nào việc giải quyết tận gốc mâu thuẫn là vấn đề đáng lưu tâm chứ không phải đa số phiếu là tôi thắng, ông thua.  A l p h a m a  Talk 09:19, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn quý BQV Alphama đã tận tình dạy bảo. Tôi sẽ lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động về sau. ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 10:13, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Minhhoahong: Nguồn VFF không nêu rõ chứng minh mốc 1955 như bạn nêu, tôi cũng thử tra giúp bạn và không tìm thấy bất cứ nguồn nào ủng hộ quan điểm này. Mạo nguồn là hành vi cố tình bẻ lái nội dung ghi trong nguồn thành nội dung hay cách nghĩ của mình. Tôi nghĩ mốc 1955 là chưa có cơ sở về nguồn. Mong bạn xem xét lại và đồng thuận nhanh điểm này. Nếu trong tương lai bạn phát hiện có nguồn chứng minh luận điểm của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền mở đồng thuận mới để bàn thảo lại nội dung cần sửa.  A l p h a m a  Talk 09:19, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hòa Phát Hà Nội là hậu duệ của Công An Hà Nội ?[sửa mã nguồn]

Tôi thấy ở wikipedia coi Hòa Phát Hà Nội là đội bóng tiếp nối của Công An Hà Nội theo ý kiến của tôi là chưa chính xác. Sự việc này cũng do bầu Kiên lèo lái rất tài tình mỗi lần rớt hạng. Tiền thân của đội Hà Nội ACB của bầu Kiên là Đội bóng đá Đường sắt Việt Nam, bị xóa phiên hiệu đầu năm 2000 và được Ngân hàng Á Châu tiếp quản nhân sự. Đội được chuyển sang mô hình chuyên nghiệp với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Ngân hàng Á Châu, hay Câu lạc bộ bóng đá ACB, do Công ty Cổ phần Thể thao ACB quản lý.

Sau 2 năm đầu tư, đội chính thức giành được quyền thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 2001-2002 và chuyển tổng hành dinh về Hà Nội. Đội còn được nhận được sự tài trợ của LG Electronic, do đó đội còn có tên là Câu lạc bộ bóng đá LG.ACB.

Tuy nhiên, tại mùa bóng 2003, đội đã thi đấu không thành công và rơi trở lại giải hạng Nhất. Cũng trong mùa bóng 2003, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (vừa tiếp quản đội bóng giàu truyền thống Công an Hà Nội) cũng tuyên bố ngưng tài trợ cho Câu lạc bộ bóng đá Hàng không Việt Nam vì thiếu kinh phí dù đội bóng vẫn được thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 2004. Công ty Cổ phần Thể thao ACB đã tiếp quản toàn bộ lực lượng của đội Hàng không Việt Nam. Hầu hết các cầu thủ chính của đội Hàng không Việt Nam chuyển sang làm nòng cốt cho đội bóng mới với tên gọi LG. Hà Nội ACB để thi đấu ở giải chuyên nghiệp với suất của đội Hàng không Việt Nam. Số nhân sự còn lại được Liên đoàn bóng đá Hà Nội tập hợp để thành lập một đội bóng bán chuyên nghiệp và được Tập đoàn Hòa Phát tài trợ, thi đấu ở giải hạng Nhất với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội.

Viết đến đây để thấy đội bóng đá Hòa Phát Hà Nội chẳng liên quan gì đến đội Hàng không Việt Nam, và xa hơn là Đội Công An Hà Nội cả. Xuất chơi ở V League của Hàng không Việt Nam đã chuyển giao cho đội LG Hà Nội ACB của bầu Kiên, lực lượng nòng cốt của Hàng không Việt Nam cũng về Hà Nội ACB. Đội Hòa Phát Hà Nội chỉ tài trợ rồi phát triển từ lực lượng và một xuất đá hạng Nhất là bầu Kiên không dùng, và xuất đá hạng nhất đó chính xác ra là kế thừa từ thành tích thi đấu của đội Đường sắt Việt Nam. Nên nói là đội Hà Nội ACB của bầu Kiên thâu tóm được thành tích của cả Đường sắt Việt Nam và Công An Hà Nội cũng được, của riêng chỉ Đường sắt Việt Nam cũng tôi thấy cũng OK. Còn về đội Hòa Phát Hà Nội, tôi không thấy bất kì liên quan nào đến Công An Hà Nội cả, cả về thành tích tiếp nối, lực lượng kế thừa, cũng như sự công nhận của CDV Công An Hà Nội cũ. --Dung005 (thảo luận) 11:10, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sự hình thành của CLB Hà Nội cũ của bầu Kiên tương đối phức tạp khi liên tục tách tách, nhập nhập. Thực thể cuối cùng CLB Hà Nội cũ có thể coi là kế thừa của cả TCĐS lẫn CAHN.
TCĐS theo nguồn này là được chuyển giao cho HN.ACB (https://www.vff.org.vn/nhung-tuong-dai-da-mat-duong-sat-viet-nam-di-vao-lich-su/). Sau này ACB thâu tóm cả 2 đội TCĐS và CAHN khi Hòa Phát giải thể. Giai đoạn nhập lần thứ nhất là khi ACB thâu tóm HKVN nhưng không đủ tiền rồi đề nghị Hòa Phát vào rồi tách làm đôi. Sau đấy HPHN lại quay lại hợp nhất với ACB thành HNFC của bầu Kiên.

Căn cứ theo luật, việc tách nhập như vậy thì HPHN hoàn toàn là 1 CLB mới, còn ACB của bầu Kiên kế thừa của TCĐS lẫn CAHN ngay từ lần nhập lần đầu tiên.Minhhoahong (thảo luận) 13:14, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Về các kí hiệu[sửa mã nguồn]

Hiện giờ bài viết đang tồn tại hai kí hiệu khác nhau để chỉ cùng một đối tượng: các giải đấu diễn ra trong hai năm:

  • Một là dấu "–", đây là cách viết theo chuẩn của Wiki, ví dụ: 1982–83.
  • Hai là dấu "/", có thành viên sử dụng kí hiệu này trong các bảng tổng kết "để cho ngắn gọn và rõ ràng", tuy nhiên trong bài của 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu bên en (Tây Ban Nha, Anh, Đức, Ý, Pháp) đều không thấy sử dụng kí hiệu "/" trong các bảng tổng kết. Ngay cả bài viết của V.League bên en cũng không thấy sử dụng kí hiệu này.

Vậy, để thống nhất cách viết cho toàn bài, chúng ta nên sử dụng kí hiệu nào đây? Mời mọi người cho ý kiến bên dưới. HuyNome42 (thảo luận) 03:01, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]