Thảo luận:Gia Cát Chiêm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Cha con Gia Cát Chiêm tử trận?[sửa mã nguồn]

Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung là tiểu thuyết, mà tiểu thuyết thì có hư cấu. Dù rằng Tam quốc diễn nghĩa có bám sát lịch sử thì vẫn có những tình tiết hư cấu.

Đứng về phía Thục Hán, tác giả ca ngợi phe này và bớt đi những tình tiết không hay, thêm vào những tình tiết hay. Sự thực thì cha con Gia Cát Chiêm không tử trận. Sách Tam quốc bình giảng của Nguyễn Tử Quảng, dẫn theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ cho biết: Cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Nguỵ, cụ thể là hàng Đặng Ngải. Sự thực là thế, họ Gia Cát chỉ có Gia Cát Lượng là cúc cung tận tụy với Thục Hán đến hết đời mà thôi.--Trungda 02:48, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi tìm kiếm trên net các từ khóa như 鄧艾+諸葛瞻 (Đặng Ngải+Gia Cát Chiêm) và 三國志+陳壽+諸葛瞻 (Tam quốc chí+Trần Thọ+Gia Cát Chiêm) để xem người Trung Quốc viết thế nào thì không thấy họ nói Gia Cát Chiêm đầu hàng mà chỉ có chết tại trận và còn có cả nơi thờ cúng cạnh Lượng và Lưu Bị. Một điểm cần lưu ý là cha của Trần Thọ làm tham quân cho Mã Tắc, khi Tắc bị Lượng giết thì cha Thọ cũng bị xử tội phải gọt đầu. Thọ cũng từng làm quan cho nhà Thục nhưng bị Chiêm khinh rẻ và coi thường. Sau năm 263, Thọ đầu hàng và làm quan nhà nhà Tấn, cho nên trong Tam quốc chí những phần viết về Chiêm/Lượng được các sử gia sau này đánh giá là có độ tin cậy không cao. Vương Ngân Hà 05:06, 30 tháng 11 2006 (UTC)