Thảo luận:Hành chính Việt Nam thời Hồng Bàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không rõ sách của cụ Đào Duy Anh có nhầm lẫn gì không, bộ lạc số 2 là Việt Thường Thị (tương đương Hà Tĩnh) mà bộ số 15 Cửu Đức (tương đương miền Hà Tĩnh hiện nay); địa giới bộ số 5 , 9 và 11 cũng có vấn đề. Giữa bộ 9 và 11 thì có thể hiểu là 1 phần Phú Thọ, 1 phần Vĩnh Phúc nhưng giữa số 5 với số 11 thì rất khó hiểu: cả hai đều nằm ở hai bờ sông Hồng, trong khi số 11 gồm cả Hòa Bình và Yên Bái nên nó phải gồm cả khu vực Ba Vì (hữu ngạn sông Hồng) và Thanh Thủy (tả ngạn, thuộc Phú Thọ), nhưng nó lại kéo dài đến Vĩnh Phúc (các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc), còn số 5 lại gồm Sơn Tây và phía bên kia sông là Việt Trì. Như vậy bên tả ngạn địa giới có vẻ lẫn lộn, đan xen. Hungda (thảo luận) 16:38, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vừa rà soát lại xong, ko có gì nhầm lẫn đâu. Vấn đề nằm ở chỗ (như gần cuối bài đã nói): các bộ tộc này đều là tên do các sử gia "mượn" các địa danh mà các triều đại TQ thời Bắc thuộc đặt tại VN để ghép vào, nên mới có hiện tượng 2 bộ Việt Thường Thị và Cửu Đức đều nằm ở Hà Tĩnh chẳng hạn, mà cụ Đào đã chỉ ra rằng thực chất Việt Thường vốn là 1 huyện của quận Cửu Đức nên mới "chồng nhau"! Tương tự như 1 "bộ lạc Thanh Oai" và 1 "bộ lạc Hà Tây", cả 2 đều thuộc Hà Tây vì cái này chỉ là đơn vị cấp dưới của cái kia! Các trường hợp khác cũng do sự vay mượn nên dẫn tới trùng chéo nhau! Bổ sung thêm một chút là sáng tỏ ngay thôi!--Trungda (thảo luận) 16:56, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tên gọi các bộ có thể do người đời sau đặt cho, nhưng khi đã đối chiếu với địa danh hiện nay mà vẫn có 2 bộ tương đương miền Hà Tĩnh hiện nay là có vấn đề. Có thể sửa lại thuộc miền Hà Tĩnh hiện nay được không? Ngoài ra, câu Cư dân trong phạm vi nước Văn Lang gồm có người Việt, người Mường, người Tày-Thái dù có dẫn nguồn nhưng có nhiều tài liệu khẳng định việc phân chia người Việt và người Mường xảy ra trong công nguyên, vậy thời Hồng Bàng ở trước công nguyên thì nên sửa là ...người Việt-Mường, thậm chí là ... tiền Việt-Mường (không biết em có nhầm nhân chủng với ngôn ngữ không?). Hungda (thảo luận) 18:26, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
"thị" từ Việt cổ có nghĩa là "họ"/"tông tộc", các danh xưng Việt Thường Thị, Hồng Bàng Thị có nghĩa là họ/tông tộc Việt Thường, họ/tông tộc Hồng Bàng. Biết là sách ghi vậy nhưng chúng ta cũng nên chua thêm sự việc này, dùng bộ Việt Thường thay cho bộ Việt Thường Thị bác ạ. ASM (thảo luận) 18:04, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]