Thảo luận:Hệ thống xã hội chủ nghĩa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này viết để giải thích cho độc giả về chủ nghĩa xã hội hay viết để định nghĩa cụm từ "xã hội chủ nghĩa"?

  • Nếu viết về chủ nghĩa xã hội thì phải đổi tên thành Chủ nghĩa xã hội để thích hợp.
  • Nếu viết để định nghĩa thì nên chuyển sang Wikitionary.

Mekong Bluesman 14:00, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng không biết các liên kết interwiki cho bài này sẽ là những gì? Socialism hay communism? Mekong Bluesman 05:03, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Sounds like this article is about cộng hòa xã hội chủ nghĩa, en:Socialist republic. Nguyễn Hữu Dng 05:05, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đây là bài viết nhằm giới thiệu cho độc giả về những đặc trưng của các quốc gia theo hệ thống xã hội chủ nghĩa.linhbach 06:07, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Ah! Bây giờ thì tôi đã hiểu. Communism, chính thức là "chủ nghĩa cộng sản", thì thành "chủ nghĩa xã hội" nhưng vì có thể lẫn lộn với socialism nên gọi thành "cộng hòa xã hội chủ nghĩa". Điều này tốt vì các nước theo socialism thật sự như các nước Scandinavi vẫn có thể dùng cụm từ "chủ nghĩa xã hội". Đúng hay sai? Mekong Bluesman 06:15, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Các nước cộng sản, bắt đầu từ Liên Xô, tự nhận mình là "xã hội chủ nghĩa", và họ cho rằng chế độ chính trị của họ ("chủ nghĩa xã hội") là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Họ vẫn coi các nước Scandinavia là "tư bản", tuy thừa nhận các nước này "nhân văn" hơn, nhưng vẫn là tư bản. Riêng Nam Tư của Tito được coi là thuộc "hệ thống XHCN" nhưng không thuộc "phe XHCN". Avia (thảo luận) 10:02, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Hệ thống XHCN được dùng để chỉ tất cả những nước mà Đảng Cộng sản nắm quyền. Bao gồm Liên Xô, các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Bắc Triều Tiên linhbach 10:10, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chủ nghĩa xã hội khoa học[sửa mã nguồn]

CNXH ở các nước Bắc Âu được (các nhà cộng sản VN) gọi là "CNXH dân chủ", phân biệt với "CNXH khoa học" là mô hình nhà nước VN đang theo đuổi. --Á Lý Sa| 10:14, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai. Điều đáng nói là khoa học vẫn có thể sai, nếu đọc lại lịch sử vật lý thì thấy rằng có những kiến thức khoa học trước đây tưởng là chân lý nhưng sau đó nhìn lại thì nó hóa ra lại sai lầm. Thế nên trong vật lý tất cả đều là GIẢ THUYẾT, cái mà người ta dùng để giải thích một hiện tượng khoa học. linhbach 10:20, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
"Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai." Tôi chưa có dịp đọc câu khẳng định này trong một số tài liệu chính thống. Bạn linhbach có thể cho biết nguồn? --Á Lý Sa| 10:35, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Và tôi muốn hỏi, nếu linhbach dịch communism thành "chủ nghĩa xã hội" thì socialism thành gì? Mekong Bluesman 10:41, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Chào bạn Bluesman, Bạn lấy tên có cả tiếng Anh, tôi đoán bạn có khả năng đọc tiếng nước ngoài, ít nhất là tiếng Anh. Bạn nói ở trên hay như...giảng viêc đại học ấy. Tuy nhiên, tôi có một câu hỏi với bạn. Bạn nói các thứ "Tất yếu" ở trên, vậy khi nào thì cái tất yếu của bạn (của cả tôi và chúng ta, nhưng công dân của một nước XHCN sẽ được hưởng? Tại sao các nước XHCN khác đã phát triển tương đối mạnh cả về quân sự, kinh tế như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp khắc lại tan vỡ? Tại sao ta có một thứ chủ nghĩa tuyệt vời vậy mà bất công có thể thấy ở mọi nơi? Tại sao chúng ta, thậm chí không được nói những gì chúng ta nghĩ nếu nó có liên quan đến chính trị hay vấn đề nhạy cảm, tôi xin nhấn mạnh là chỉ muốn NÓI. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.45 (thảo luận • đóng góp).
  • "Bạn lấy tên có cả tiếng Anh, tôi đoán bạn có khả năng đọc tiếng nước ngoài, ít nhất là tiếng Anh." Tên tôi là Mekong Bluesman, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của tôi. Tiếng Việt là vì tôi sinh ra tại Hà Nội hơn 60 năm trước đây.
  • "...vậy khi nào thì cái tất yếu của bạn (của cả tôi và chúng ta, nhưng công dân của một nước XHCN sẽ được hưởng?" Khi không biết quốc gia của người hỏi, tôi không trả lời được. Tôi sống tại Canada và nó không là "một nước XHCN" nên tôi không biết "chúng ta" trong câu hỏi có bao gồm tôi không?
  • "Tại sao ta có một thứ chủ nghĩa tuyệt vời vậy mà bất công có thể thấy ở mọi nơi? Tại sao chúng ta, thậm chí không được nói những gì chúng ta nghĩ ..." Đây là những câu hỏi mà mỗi người có câu trả lời khác nhau và các câu hỏi này hoàn toàn không giúp làm tăng chất lượng của bài viềt này nên tôi sẽ không tham gia vào thảo luận. Có rất nhiều diễn đàn mà sự thảo luận về các chính thể chính trị là mục đích của họ, Wikipedia không phải là một diễn đàn, xin hãy tìm hiểu về Wikipedia trước.
Mekong Bluesman 11:00, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Giáo trình Chủ nghĩa khoa học xã hội do nhà xuất bản Chính trị quốc gia (trang 51) viết: CNXH khoa học là một hệ thống lý luận chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học mà chủ chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát hiện ra và luận giải về quá trình tất yếu lịch sử đã dẫn đến hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người". Khi nói về điều gì đó "tất yếu" nghĩa là nó phải xảy ra không sớm thì muộn, một hòn đá ném lên trời tất yếu theo các định luật cơ học "tất yếu" sẽ rơi xuống đất, không thể nào sai được. Quá trình tất yếu lịch sử của CNXH khoa học được hiểu theo nghĩa là CNXH tất yếu sẽ thay thế CN tư bản và tất yếu sẽ tiến lên CNCS.
Communism dịch là chủ nghĩa cộng sản, còn socialism dịch là chủ nghĩa xã hội là một hình thái có trước CNCS. linhbach 10:54, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Đoạn văn bản bạn trích bên trên nói về tính tất yếu (theo học thuyết Mác-Lênin) của quá trình tiến lên XHCS (mà CNXHKH nghiên cứu), không nói đến tính đúng sai của đối tượng được định nghĩa (CNXHKH). --Á Lý Sa| 11:06, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Xin được hỏi Á Lý Sa| những gì mà bạn học ở trường Việt Nam (nếu bạn ở Việt Nam) có bao giờ được thảo luận về tính đúng sai của CNXH KH không hay tất cả đều khẳng định rằng CNXH KH không sai chỉ có những người vận dụng nó là sai lầm (dùng để giải thích cho sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Nếu không được phép bàn luận về tính đúng sai của đối tượng được định nghĩa phải hiểu là nó đúng, không lẽ phải hiểu là nó sai nên không được phép bàn luận. linhbach 11:15, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Việc được/không được "thảo luận về tính đúng sai của CNXH KH" không ảnh hưởng đến tính đúng sai của CNXHKH. "Nếu không được phép bàn luận về tính đúng sai của đối tượng được định nghĩa phải hiểu là nó đúng, không lẽ phải hiểu là nó sai nên không được phép bàn luận." cũng không liên quan đến tính đúng sai của CNXHKH. Tóm lại, tôi chỉ xin nguồn của lời khẳng định "Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai." --Á Lý Sa| 11:22, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
"Những người Mác-xít có khuynh hướng đánh giá những tín lý của họ không chỉ như những quan điểm cá nhân mà còn như tri thức khoa học, và do đó được "hiểu biết" bằng sự chắc chắn tuyệt đối". Khi khẳng định một điều gì đó là khoa học gần như khẳng định đó là "điều chắc chắn tuyệt đối đúng". "Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai" xin cũng lưu ý rằng đó chỉ là một nhận định rút ra được từ những nhận định chứ đó không phải một câu trích dẫn, những bài giảng trong các giáo trình CNXHKH có ý nói như thế. linhbach 11:38, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tuy vậy, với định nghĩa mà bạn đã nêu bên trên, tôi hiểu "khoa học" của cụm từ CNXHKH đến từ "hệ thống lý luận chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học." --Á Lý Sa| 12:13, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rằng những điều linhbach nói không phải là định nghĩa mà chỉ là một nhận định. Và đã có nhiều học giả phương Tây nhận định như thế. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng không một chủ nghĩa nào, dù xuất hiện sau chủ nghĩa xã hội khoa học thêm vào hai chữ khoa học vào sau. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với chủ nghĩa khác chính là nằm ở hai từ khoa học. 210.245.31.15 12:21, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
"[Đ]ã có nhiều học giả phương Tây nhận định như thế": xin nêu một vài học giả cùng tác phẩm có nhận định "Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai." --Á Lý Sa| 12:25, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rằng vế thứ nhất CNXH khoa học rất khoa học không nên còn gì để bàn cãi bởi vì ngay tên gọi cũng đã khẳng định như thế. Vế thứ hai CNXH khoa học "không thể sai" sẽ tạo thành một cuộc tranh luận thú vị. Xin nói thêm một điều rằng những người theo CNKH tin rằng "nó không thể sai", chứ không có nghĩa là CNXH dù tự cho rằng là chủ nghĩa khoa học nhất trong các chủ nghĩa không thể sai.Huynhxuanba 12:41, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Khi tôi nói "abc khoa học" tôi nghĩ là tôi không có ý định nói "abc rất khoa học và không thể sai". Có lẽ tôi muốn nói "abc được xây dựng bằng phương pháp "khoa học"" (quan sát, thí nghiệm rồi rút ra quy luật, và tiếp tục quan sát cho đến khi thấy quy luật này sai để hoàn chỉnh thành quy luật đúng hơn, ...). VLVN Cup 12:45, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi nhận định rằng: “Chủ nghĩa xã hội khoa học rất khoa học và không thể sai”. Nếu các bạn phản biện lại điều đó mong các bạn tìm trong các giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học nào nói rằng Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể sai. Nếu tìm được tôi xin rút lại nhận định trên. linhbach 13:26, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Hehe, bạn lại đùn việc cho người khác rồi. Nhưng câu nói "Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai" và “Chủ nghĩa xã hội khoa học rất khoa học và không thể sai” là khác nhau. Ngoài ra, khi cần trích dẫn câu thứ 1, người khác sẽ cần nêu tên bạn đi kèm. --Á Lý Sa| 13:29, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chủ nghĩa xã hội khoa học (scientific socialism) thực chất là tên gọi do Friedrich Engels đưa ra để chỉ học thuyết kinh tế-chính trị-xã hội của Karl Marx, để phân biệt với chủ nghĩa xã hội không tưởng (utopian socialism) với lý do là thực nghiệm trong vai trò quan trọng theo học thuyết này. Bản thân Karl Marx không gọi như vậy. Như vậy có thể nói Chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ là một tên gọi và định nghĩa không hơn không kém. Nguyễn Thanh Quang 13:49, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"Khi nói đến CNXH khoa học nghĩa là khẳng định chủ nghĩa đó rất khoa học và không thể sai". Đó là điều tôi nhận thấy từ sau những tiết học về Chủ nghĩa xã hội khoa học trên giảng đường đại học. Bạn hoàn toàn có quyền nghi ngờ về khẳng định đó. linhbach 13:52, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Đó chỉ là nhận định của một số người. Nhận định này đúng hay sai tôi không bàn. Nhưng đề nghị bạn phát triển tiếp bài này rồi bổ sung interwiki chính xác để tránh những tranh luận dài dòng không cần thiết. Cám ơn. Nguyễn Thanh Quang 14:02, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Liên kết sang các tiếng khác[sửa mã nguồn]

Một lần nữa, tôi muốn hỏi là bài này phải có liên kết sang các tiếng khác ra sao?

Nếu dịch thành socialism và liên kết với các bài en:Socialism, fr:Socialisme, de:Sozialismus... thì các bài đó không nói xã hội chủ nghĩa là đường lối của các "quốc gia do Đảng Cộng sản nắm quyền" như bài này nói trong phần giới thiệu.

Nếu dịch thành communism (vì câu "...quốc gia do Đảng Cộng sản nắm quyền") thì nên trộn vào với bài "Chủ nghĩa cộng sản" đang được viết.

Hơn nữa, tên của bài này nên là danh từ "chủ nghĩa xã hội" (thay vì trong dạng tính từ như hiện nay).

Mekong Bluesman 07:27, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Bài này đánh đồng giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, lẫn lộn giữa Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản và hệ thống các nước theo Chủ nghĩa Cộng sản (Xã hội chủ nghĩa là một thuật ngữ chính trị học dùng để chỉ một hệ thống các quốc gia do Đảng Cộng sản nắm quyền.). Theo tôi đơn giản nhất là không liên kết mà treo bản cần phải review. Phan Ba 07:43, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi tìm mãi mới ra, bài này muốn viết về một Chủ nghĩa xã hội nhà nước (de:Staatssozialismus, en:State Socialism (chứ không phải là "xã hội chủ nghĩa nhà nước" như trong bài viết). Phan Ba 08:03, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi có ý định triển khai bài viết này thành một bài viết về những đặc trưng cơ bản của một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. linhbach 09:31, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Như vậy bài này không nói về Chủ nghĩa xã hội (theo nghĩa en:Socialism...) mà về các nước có đảng cộng sản đã hoặc đang cầm quyền. Các nước này, tạm gọi tắt là hệ thống Xô viết, tự gọi mình là các nước, hay hệ thống xã hội chủ nghĩa (socialist system/states) (CNXH theo nghĩa "giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản"), còn các nước khác lại gọi họ là các nước cộng sản (communist states). Do cách dùng từ khác biệt đó, tôi nghĩ có thể đặt tên bài này là Hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhưng phải giải thích rõ như trên. Avia (thảo luận) 03:47, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đã liên kết bài này với en:Communist state vì cùng nói về các quốc gia có đảng cộng sản (đã hoặc đang) nắm độc quyền. Avia (thảo luận) 08:00, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

đây đúng là viết về các nước XHCN theo quan niệm một số ngừơi. mong có bài về CNXH ( socialism )và các nhánh cuả nó ,CN dân túy populism , CN bảo thủ conservatism và các nhánh cuả nó, CN tự do xã hội social liberalism, xã hội dân chủ social democracy , CN xã hội dân chủ Democratic socialism , CN vô chính phủ Anarchism ,tôn giáo cánh tả, hữu v.v thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.194 (thảo luận • đóng góp).

Đề nghị đổi tên[sửa mã nguồn]

Tôi thấy nội dung bài này là để mô tả về nhà nước xã hội chủ nghĩa tại sao lại redirect sang "hệ thống xã hội chủ nghĩa" là bài sẽ phải nói về 13, 14 nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Trung quốc , Việt Nam, Triều Tiên, CHDC Đức...--Tô Linh Giang 16:24, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cần biên tập lại[sửa mã nguồn]

Bài này có nhiều người thêm nhưng ít khi hay không dùng nguồn dẫn chứng, nhiều đoạn viết như chỉ theo lối ý kiến của người viết, nhiều câu thì không có dấu thanh...! Bài cần phải biên tập lại. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:02, ngày 18 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tổ chức chính trị xã hội[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu người viết bài này có hiểu Tổ chức chính trị xã hội là gì không mà điền : Đội thiếu niên tiền phong vào đây VN đúng là có 6 tổ chức chính trị xã hội nhưng đó là Công đoàn chứ ko phải là đội TNTP. Đội thiếu niên tiền phong chỉ là thành phần và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đoàn TNCS.

Không có dẫn chứng, mang nặng ý kiến chủ quan[sửa mã nguồn]

Cơ chế thị trường định hướng XHCN: là cơ chế quản lý mới dựa trên sự điều phối của quy luật cung cầu.đây có thể coi là hình thức kinh tế phù hợp trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, mà Việt Nam và Trung Quốc ...đang áp dụng rất thành công, mặt khác nó còn phù hợp trong khi thế giới đang xích lại gần nhau trong thế kỷ 21 này.

Dẫn chứng nào cho thấy áp dụng thành công? Phù hợp "khi thế giới đang xích lại gần nhau" nghĩa là thế nào? Bài viết mang nặng tính chất chủ quan, tuyên truyền, không dẫn chứng, không nguồn tin cậy. Stickyrice41 (thảo luận) 11:25, ngày 23 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thêm nữa, không hiểu ai thêm cái đoạn này vào rất lủng củng, vô nghĩa:

Xã hội chủ nghĩa nếu mà tạo điều kiện hết cở cho dân chúng làm ăn,buôn bán,học hành vui chơi giải trí,tín ngưỡng thì Xã hội chủ nghĩa giống như tự do. Đi theo Xã hội chủ nghĩa mà đời sống tự do,cuộc sống tự do tức là những hoạt động hàng ngày liên quan đến con người một cách tự do. Đi theo Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng kinh tế tự do,mọi hoạt động học hành,vui chơi giải trí,tín ngưỡng điều tự do. Kinh tế tự do thì tạo ra công ăn việc làm,giải quyết nạn thất nghiệp,tạo ra cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm cùng loại.Cùng một mặc hàng điện tử người tiêu dùng sẽ chọn ở những nước có nền kinh tế tự do cạnh tranh cao. Đa số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tạo ra sự cạnh tranh cao. Nhà nước cho nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời giải quyết nạn thất nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh cao. Nhà nước cho thành lập nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giải quyết nạn thất nghiệp. Xã hội chủ nghĩa thì phải quản lý giáo dục đào tạo,đào tạo theo nhu cầu thực tế,hàng năm đào tạo số người về hưu,mang thai,số doanh nghiệp tăng thêm,số doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước. Xã hội chủ nghĩa đem lại sự công bằng xã hội thông qua 3 đại diện:đại diện nhà nước,các tổ chức xã hội,đại diện tư nhân bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chia điều cổ tức cho công chúng,làm từ thiện,làm phước,giúp vốn làm ăn cho người thất nghiệp,nghèo,khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn đào tạo một cách tự do,đào tạo không quản lý ,xã hội tự do học tập chắc chắn bạn sẽ đi theo con đường tự do, đa đảng. Xã hội chủ nghĩa khác với tự do ở chổ: XHCN không biểu tình không đổ máu,còn tự do biểu tình thì đổ máu.