Thảo luận:Họ Cửu lý hương

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Bộ Bồ hòn
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Bồ hòn, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Bồ hòn. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Ruta & Murraya[sửa mã nguồn]

Tra trên efloras.org - Chinese plant names thì "Cửu lý hương" không thuộc chi Ruta mà thuộc chi Murraya:

Dạo quanh một số trang mạng tiếng Việt, mình thấy có những nguồn xác định Cửu lý hương là loài M. paniculata, tức là giống với cách gọi trong tiếng Trung, số khác thì xác định là loài R. graveolens - có lẽ cách gọi này sai. Do cả hai chi này đều cùng thuộc họ Rutaceae nên tên bài hiện tại có thể giữ nguyên nhưng phần mở đầu cần viết lại. Greenknight (thảo luận) 17:46, ngày 29 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tên gọi trong tiếng Trung không giống như trong tiếng Việt. Cụ thể Cây cỏ Việt Nam tập 2 của Phạm Hoàng Hộ gọi Ruta chalepensis là cửu lý hương (mục 5618, trang 414) và các loài Murraya là nguyệt quới = nguyệt quế (mục từ 5651 tới 5654, trang 422-423). Do đây là wiki tiếng Việt nên tên Việt có độ ưu tiên cao hơn tên Hán-Viêt được dịch ra từ tiếng Trung. 118.70.209.225 (thảo luận) 05:03, ngày 2 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mình đồng ý là luôn cần ưu tiên tiếng Việt, nhưng các từ Hán Việt lại là thành phần quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Trong trường hợp này, "Cửu lý hương" trong tiếng Việt có nhiều nghĩa, tuy nhiên nếu đối chiếu theo nguồn gốc Hán-Việt của nó thì chỉ có một nghĩa thôi, còn các nghĩa khác có lẽ do vô tình thế nào đó mà phát sinh thêm sau này. Như mình nói ở trên, vẫn có nguồn tiếng Việt xác định "Cửu lý hương" đúng với nghĩa ban đầu của nó, xem: Thư viện Y học Trung ương (mục bộ phận dùng), Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa... Mình muốn nhấn mạnh là những vị thuốc Đông y như thế này cần phân biệt và gọi tên chính xác. Greenknight (thảo luận) 07:15, ngày 2 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi không thể đồng ý với bạn. Thứ nhất, các loài Murraya mọc tự nhiên và trồng nhiều tại Việt Nam, cho nên tên gọi của nó phải theo tiếng Việt, tên gọi Hán-Việt chỉ là phụ và chỉ nên dùng khi không có tên Việt tương ứng. Chi Ruta thì không phải bản địa của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, Trung văn gọi là 芸香 = vân hương cũng chỉ để chỉ duy nhất 1 loài Ruta graveolens, khác với loài trồng ở Việt Nam là Ruta chalepensis. 118.70.209.225 (thảo luận) 07:07, ngày 3 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Chưa xét tới tiếng Trung, trong tiếng Việt người ta cũng gọi Murraya paniculata là "Cửu lý hương". Vậy bản thân "Cửu lý hương" trong tiếng Việt đề cập tới cả Murraya paniculataRuta chalepensis. Còn loài Ruta chalepensis thì trong tiếng Việt, nó còn được gọi là "Vân hương". Nói chung là hai loài này đều có thêm tên gọi riêng, một bên thì có tên "Nguyệt quới/Nguyệt quất", bên kia thì có tên "Vân hương" nên cái tên chung "Cửu lý hương" cũng không ảnh hưởng gì lắm. Greenknight (thảo luận) 10:04, ngày 3 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]