Thảo luận:Hồ Nguyên Trừng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sư, nắm mọi việc trong triều, Nguyên Trừng nhận chức Tư đồ. Sau khi nhà Hồ thành lập, ông nhận chức Tả Tướng quốc, cùng với chú là Hữu Tướng quốc Hồ Quý Tỳ đứng hàng Tể tướng. Cuối năm 1406, đế quốc Minh xâm lược Đại Ngu, vua Hồ Hán Thương sai Tả Tướng quốc Trừng cầm quân chống lại. Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử Đại Việt thời Lê kể Hồ Nguyên Trừng đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh lớn như trận Lãnh Kinh (1406), trận phòng thủ Đa Bang, cùng các trận phản công sông Lô và cửa Hàm Tử (1407). Trừ trận Lãnh Kinh là thắng lợi khó nhọc của quân Đại Ngu, các trận đánh do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đều thất bại. Tháng 5 âm lịch năm 1407, Hồ Nguyên Trừng bị bắt về Trung Quốc cùng với Thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương, Hữu Tướng quốc Hồ Quý Tỳ. Về sau, ông được nhà Minh sung vào Công bộ làm quan, được nhà Minh gọi là Hỏa khí chi thần (火器之神).[2] Ngoài ra ông còn là nhà văn Việt Nam ở thế kỷ XV, với tác phẩm tự kể Nam Ông mộng lục.

Tạm chuyển[sửa mã nguồn]

Pháo giống Thần Cơ Thương Pháo bằng Đồng ở Bảo tàng Musée de l'Armée, Pháp chế tạo thời Trung Cổ. Cấu tạo này của Hồ Nguyên Trừng được dùng từ đầu thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 19 như là pháo chủ lực.

Hồ Nguyên Trừng (chữ Hán: 胡元澄; 1374-1446) tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, là một nhà kỹ thuật quân sự lỗi lạc và là người hoàn thiện súng, đánh dầu việc súng trở thành vũ khí chính, thay cho máy bắn đá, cung tênống phun lửa. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng giữ chức Tả tướng quốc thời nhà Hồ. Sang bên Trung Quốc, ông làm quan đến Công Bộ Thượng Thư. Ông mất 1446, thọ 73 tuổi. Con cháu ông hiện vẫn ở quanh Hỏa Khí Doanh, Bắc Kinh.

Ông là con trai cả của Hồ Quý Ly, anh của Hồ Hán Thương.

Con ông làm quan bên Trung Quốc đến Thị Lang, cháu ông cũng làm quan.

Những nét còn lại trong Sử về Hồ Nguyên Trừng và gia tộc[sửa mã nguồn]

Thời còn làm quan ở Việt Nam[sửa mã nguồn]

Họ Hồ quê ở Đại Lại, phủ Thanh Hoa (nay là Kim Mâu, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Khi Hồ Quý Ly làm vua, Hồ Nguyên Trừng nhường ngôi vị thái tử cho em là Hồ Hán Thương. Ông chế tạo thành công súng thần cơ, đóng thuyền lớn 2 tầng, tầng dưới để chèo thuyền, tầng trên để chiến đấu, giống các Quy Giáp Thuyền xuất hiện ở Triều Tiên sau đó. Các giàn tên lửa bắn liên tiếp cũng xuất hiện ở Triều Tiên sau này từ mẫu Trung Quốc, là sản phẩm của Hồ Nguyên Trừng [1]. Các vũ khí này đóng góp nhiều công vào các chiến tranh với ChiêmMinh.

Các khí tương tự xuất hiện đồng loạt ở Viễn Đông. Ví dụ, Quy Giáp Thuyền của Tiều Tiên [2] hay Hỏa Xa, xe bắn tên lửa nhiều nòng, cũng của Triều Tiên [3].

Một điều rất đáng tiếng là sau chiến tranh xâm lược của nhà minh, thợ thuyền và sách vở mất rất nhiều. Thợ thuyền sang bên Tầu dùng trí nhớ mà làm việc, còn sách vở thất tán hầu hết, nên cấu tạo chi tiết những thứ này chỉ còn lại ở sách Tầu, ví dụ phần viết thêm của Hỏa Long Kinh hoặc Thần Cơ Thương Pháo Pháp.

Tài liệu trong sử còn về Hồ Nguyên Trừng không nhiều. Người đọc rất khó vì Minh Sử ghi ông và con cháu có họ Lê, đây là họ của Lê Huấn, cha nuôi Hồ Quý Ly. Tất cả chỉ là những mẩu tin rải rác, văn bia... thất tán ở nhiều điạ điểm và thư viện.

Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH Hà Nội 1993 nói lần đầu đến Hồ Nguyên Trừng tháng 11/1394, phong chức Phán sư trong triều Thái Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông. Tháng 6/1399 Hồ Nguyên Trừng lãnh chức Tư Đồ. Tháng 2/1400 Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần.

Hồ Quý Ly trong lòng muốn lập con thứ Hồ Hán Thương (là cháu ngoại Trần Minh Tông) làm Thái tử, bèn thăm dò ý Hồ Nguyên trừng bằng cách ra câu đối: "Thử nhất quyển kỳ thạch, hữu thì vi vân vũ dĩ nhuận sinh dân" (Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân). Nguyên Trừng khiêm tốn trả lời, ý nói không màng ngôi cao, chỉ mong được phụng sự đất nước: "Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc". (Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để chống nâng xã tắc). Tháng 12 năm 1400 Hồ Quý Ly tự xưng Thái Thượng Hoàng và nhường ngôi cho Hồ Hán Thương. Hồ Nguyên Trừng lãnh chức Tả Tướng Quốc.

Cuối năm 1405, nguy cơ xâm lăng của nhà Minh ngày càng rõ rệt. Khi nghị bàn quốc sự các quan trong triều chia thành hai phái đánh và hòa. Hòa tức là chấp nhận sức ép của Bắc triều, cắt đất, cống nộp từ con người đến sản vật. Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi". Hồ Quý Ly rất tâm đắc ý chí của Hồ Nguyên Trừng nên đã thưởng cho Trừng chiếc hộp đựng trầu bằng vàng.

Giữa năm 1406 Hồ Nguyên Trừng thống lĩnh binh mã cự 10 vạn quân Minh từ Quảng Tây đánh sang. Trận đầu ông thất bại ở khu vực Đáp Cầu Bắc Ninh ngày nay, vì khinh quân địch ít. Sau đó ông cũng đuổi được chúng ra khỏi bờ cõi. Cuối năm 1406, đợt xâm lược mới của nhà Minh có quân số lên tới 80 vạn. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng chỉ huy một cánh quân tiên phong dọc sông Cái. Ông chỉ huy chiến đấu ở cửa Giao Thuỷ-Nam Định và cửa Hàm Tử. Tháng 6/1407, ông bị bắt ở cửa biển Kỳ La-Kỳ Anh-Hà Tĩnh, toàn bộ gia tộc bị bắt về Minh bị giải sang Kim Lăng (Nam Kinh - Trung Quốc).

Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH Hà Nội 1993, ghi thêm, 1411 Hồ Ngạn Thần theo lệnh vua Trùng Quang Trần Quí Khoáng đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) để cầu phong. Vua Minh sai Hồ Nguyên Trừng gặp Hồ Ngạn Thần thu thập tin tức Giao Chỉ.

Đánh giá về thời này, các nhà xã hội học đều thống nhất, cuộc xâm lược của nhà Minh đã làm tụt hậu mặt bằng phát triển xã hội hành trăm năm, phá vỡ những cải cách hành chính, kinh tế mạnh mẽ chớm phát triển thời nhà Hồ.

Thời ở Trung Quốc[sửa mã nguồn]

Một vài trang tiếng Trung

|toàn văn Minh thực lục.

Minh Sử Mạt Bản, đăng ký free.

Tham khảo thêm Nguyên sử về súng thời đó so với những tiến bộ của Hồ Nguyên Trừng, đăng ký free.

Hạ tiếp, Minh thông giám (夏燮: 明通鑒)

黄云眉 明史考证. 中华书局.1986 Hòang Vân Mi, Trung Hoa Thư Cục, 1986

  • 谢贵安:"明實錄"研究. Tạ quý an: "minh thật lục" nghiên cứu
  • 明實錄 (中央研究院歷史語言研究所校印)(全). "minh thật lục", Trung ương nghiên cứu viện lịch sử ngữ ngôn nghiên cứu sở giáo ấn (toàn văn).
  • 明實錄類纂. "Minh thật lục" lọai soạn, sắp xếp "minh thật lục".

[http://myboooks.googlepages.com/%7C down load.

Theo các tài liệu nước ngoài thì ông cùng 17 ngàn người giỏi được đem đến Nam Kinh. Năm 1421, ông theo cuộc dời đô về Bắc Kinh. Cha ông, Vua Hồ Quý Ly không rõ cuối đời thế nào, cải táng ở núi Chung Sơn, Nam Kinh. (Dã Ký, tập thượng, Chúc Doãn Minh, viết theo lời kể của con cháu Hồ Nguyên Trừng). Cũng theo lời sách này thì năm 1426, em ông là Hồ Hán Thương đã được thả từ lâu.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Hà Nội 1998, ngoài nội dung cũ, liên quan đến Hồ Nguyên Trừng còn có các chi tiết: Vua nhà Minh ngự điện nhận tù binh và hỏi Hồ Quý Ly rằng: "Giết vua, cướp nước, như thế có phải là đạo người bầy tôi không?". Hồ Quý Ly không trả lời được, bèn giao cả xuống giam vào ngục tù, chỉ tha cho con là Trừng, cháu là Nhuế. Sau, Quý Ly ở trong ngục được tha ra, bắt đi thú thủ ở Quảng Tây; Trừng vì lành nghề chế binh khí, dâng phép chế súng lên vua Minh, nên được tha ra để dùng.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép lại việc nghi ngờ và chú thích lại sử cũ viết về việc vua Hồ Quý Ly bị giết trên đường đi thú. Minh Sử thì chỉ viết nhiều về Hồ Nguyên Trừng thời làm quan bên Tầu, tuy nhiên, viết kiểu ngắn gọn kiểu chính sử, nên thông tin không nhiều. Nhưng đoạn trong ngoặc đơn và dấu chấm phẩy sau đây là thêm vào cho dễ hiểu.

Theo Minh Sử: Vào thời Minh Thành tổ, Giao Chỉ được bình định, (kỹ thuật chế tạo) Thần cơ thương pháo được thu dung, thành lập và huấn luyện một binh đoàn trang bị súng thần cơ. Binh đoàn này rất nổi tiếng, đây là lần đầu tiên trên thế giới có một đơn bị bộ binh dùng súng làm vũ khí chính, ảnh ở bên cạnh. Kỹ thuật này cũng được chép trong đoạn chép thêm của Hỏa Long Kinh.

Có thể phỏng đoán ông được Triều Đình và Quân Đội tầu tin dùng và đặc cách nâng đỡ-bất chấp một số thế lực khác chẳng mấy vui vẻ. Sự việc rõ ràng là, đến cả việc nộp lý lịch ông cũng xù. Nhưng có lẽ, trong khoảng 20 năm đầu tiên, ông làm quan chức bé và vẫn chưa an tâm về cha với em, nên chưa đóng góp gì nhiều. Sau khi chuyển về Bắc Kinh, Triều Đình trọng dụng ông cả về kỹ thuật và tài tổ chức công nghiệp, cùng kinh nghiệm chiến sự, nâng chức quan to và ông đã thực hiện cả cuộc cách mạng súng ống. Ông cũng chỉ len đến tam phẩm (Thị Lang) và nhị phẩm (Thương Thư) trong thời gian 20 năm cuối đời.

Cũng có thể phỏng đoán rằng, 20 năm đó cuộc kháng chiến của chúng ta chưa thắng lợi, một người luôn hướng về cố quốc như ông không thể nào đem tài năng của mình và đồng đội đi cùng cống hiến hết cho giặc được, ngoài cái mức giữ được bản mạng. Sau năm 1427, khi Triều Minh đã công nhận Triều Lê, ông mới đàng hoàng mà ngẩng đầu được.

Có thể phỏng đoán rằng, việc ông không nộp ký lịch, bất chấp đó là tội lớn, khi cuộc kháng chiến của chúng ta chưa chấm dứt, là tỏ ý không công nhận chính cái chức quan mà ông buộc phải làm để cứu cha, cứu em và các đồng hương.

Cũng có thể phóng đoán ông chỉ huy và đem theo rất nhiều người trong số 17 ngàn tù binh đó, cùng họ lập nghiệp ở xứ sở mới. Nhiều người trong số đó cũng có công to, như Nguyễn An, người đã thiết kế Thiên An Môn. Nhìn chung, triều Minh được xây dựng nên từ tầng lớp hạ lưu, những tàn dư của tầng lớp thượng lưu ngóc đầu dậy là bên ngoại Kiến Văn Đế thì đã cháy theo cung điện ở Nam Kinh, nên những người xuất thân hạ đẳng như đám tù binh An Nam dễ sinh sống hơn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến, ví dụ, Trịnh Hòa cũng là một tù binh-nô lệ mà trưởng thành. Có lẽ, cần tìm hiểu nhiều thêm về 3 con người này, đặc biệt là Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An là hai nhân vật có vai trò quan trọng trong bộ Công. Những đoạn trích dưới đây cho thấy ông hòa hợp với đám hoạn quan thế lực ngày đó và con ông vẫn làm quan lớn kể cả khi đám hoạn quan hết thời.

Cũng có thể phỏng đoán rằng ông đã dâng cách chế súng để cứu cha và em, lại đảm bảo lập nghiệp cho một phần trong số 17 ngàn tù binh người Việt đó. Một số sử cũ ghi rằng, nhiều người làm quan trong số họ, được tha chết, ăn yến ban rồi trúng độc chết. Có lẽ, ý này mô tả một cách khéo léo cái cách mà Hồ Nguyên Trừng đã cứu đám tù binh, những người làm quan cũ không chế súng đắp thành được đều được tha để đổi lấy súng, nhưng rồi bị khéo léo giết đi.

Theo Minh Sử: Tuyên Đức nguyên niên, tam nguyệt, thập thất nhật (ngày 24/4/1426). Viên chủ sự Doanh thiện Thanh lại ty thuộc Bộ Công tại Nam Kinh (hành tại) là Lê Trừng đã đủ thời gian để sát hạch. Bộ Lại dâng biếu hặc tội Lê Trừng, cho rằng lần sát hạch trước y đã không nộp cho Bộ bản Lý lịch sự vụ sau khi kết thúc chín năm làm việc. Nay đến kỳ sát hạch này y mới chịu nộp bản lý lịch, như thế là vi phạm quy định. Hoàng thượng phán: Trừng khi còn tại An Nam đã phạm trọng tội, hoàng tổ (ông nội) ta đã đặc xá và dùng y, nay việc y vi phạm là không lớn, vậy có thể bỏ qua ( Minh Tuyên Tông thực lục quyển 16, trang 0409, Trung ương nghiên cứu viện (Đài Loan) xuất bản năm 1985).

Minh Sử. Sau đoạn trên: Lệnh phát lương tháng toàn bằng gạo cho viên hữu thị lang Lê Trừng thuộc bộ Công tại Nam Kinh (hành tại). Trừng là anh của tên đầu sỏ ngụy An Nam Lê Thương trước dây, y bị bắt đến kinh đô, Thái Tông Văn Hoàng-đế tha và dùng y; khởi đầu giao cho chức chủ sự ở bộ Công, Hoàng thượng tức vị, y được thăng Lang trung. Nội thần tâu y nghèo, bèn thăng chức Thị lang; đến nay lại ra lệnh cấp bổng hàng tháng toàn bằng gạo. ( Minh Tuyên Tông thực lục, quyển 35, trang 0875, Trung ương nghiên cứu viện (Đài Loan) xuất bản năm 1985).

Theo Minh Sử. ông được phong đứng đầu Binh trượng cục (Cục chế tạo vũ khí, một cục trong Công Bộ), Công Bộ Tả Thị Lang rồi Công Bộ Thượng Thư (năm 1445). Lên Thượng Thư được một năm thì Hồ Nguyên Trừng mất, thọ 73 tuổi. con ông Lê Thúc Lâm đã thay ông tiếp tục chế tạo vũ khí cho nhà Minh đến khi về hưu năm 1470 ở tuổi 70. Cháu nội Hồ Nguyên Trừng là Hồ Thế Vinh, năm 1469 cũng được tuyển làm Trung Thư Xá Nhân tại Công Bộ.

Nguyên văn Minh Sử: Năm thứ 10 (Chính Thống), Kỷ Sửu (đúng ra là Ất Sửu 1445), Lê Trừng, vương tử An Nam, nhậm chức (Công bộ thương thư) vào tháng 6, chuyên lo cung cấp các thứ đồ dùng cho nội phủ. Bính Dần, năm thứ 11, tháng 7, Trừng chết.. Minh sử tân hiệu, Academia Sinica, Đài Loan, Quyển 111, Biểu 12, Thất Khanh niên biểu, bảng 3418-3419: Công Bộ Thượng thư.

Đoạn sử này tôn trọng nói là vương tử An Nam, chứ bọn Tầu ô dốt nát cực kỳ ghen tức nhà Hồ, gọi ông bằng nhứng đoạn lằng nhằng đại khái là họ hàng bọn đầu sổ giặc.

Minh sử cảo (sách hệ thống lại Minh Sử): Chính Thống năm thứ 8 (1443), Trừng 70 tuổi, theo lệ phải về hưu, nhưng dâng sớ xin lưu dụng, hoàng thượng xét thương hoàn cảnh ông ta là người từ Giao Chỉ xa xôi đến, nên thuận cho. Trương Tú Dân- Minh đại Giao Chỉ nhân tại Trung Quốc chi cống hiến-Đài Bắc, 1992.

Vẫn sách đó: Thúc Lâm đủ thời gian sát hạch sau chín năm làm việc, bèn làm đơn trình bày đã 70 tuổi, theo lệ phải trí sĩ, nhưng quê tại Giao Chỉ xa xôi, không còn thân thuộc để về, xin tiếp tục làm việc, để báo đáp ân sủng, Hoàng Thượng (vua Thành Hóa) chấp thuận.

Minh Hiến Tông thực lục: Thành Hóa ngũ niên, tứ nguyệt, giáp tý ( ngày 21 tháng 5 năm 1469). Lấy con của viên Công bộ hữu thị lang Lê Thúc Lâm là Thế Vinh làm Trung thư xá nhân. Thúc Lâm là người Giao Chỉ, cha tên Trừng, là em của con (Lê) Quý Ly là (Lê) Thương, vốn là tù binh bị bắt về (Trung Quốc). Thái Tông Văn Hoàng Đế tha tội cho y (Trừng) và dùng làm quan, chuyên coi sóc việc chế tạo súng, đạn, thuốc nổ tại Binh trượng cục, cuối cùng làm đến Công bộ thượng thư. Thúc Lâm kế nghịệp cha, tiếp tục giám đốc việc chế tạo quân khí. Đến nay (Lê Thúc Lâm) xin cho con của y là Thế Vinh làm quan tại kinh đô để tiện cho việc chăm sóc. Hoàng đế nghĩ đến hoàn cảnh người từ phương xa đến, nên rủ lòng chấp thuận đề nghị ấy. Minh Hiến Tông thực lục, quyển 66, tờ 4.A (trang 1329), Trung ương nghiên cứu viện, Đài Loan, xuất bản năm 1985. Hồ (Lê) Thế Vinh có tên tự là Mạnh Nhân (孟仁), trước đó đang làm Chuyển vận sứDiêm vận ty tỉnh Sơn Đông.

Lê Trừng, Lê Thúc Lâm, Lê Thế Vinh đều được an táng tại thôn Nam An Hà.

Hoàng Minh dị điển thuật: Thượng thư Bộ Công Lê Trừng, con là Thị lang Lê Thúc Lâm, vốn là tù binh người di. Trừng là em (đúng ra là anh) của vua ngụy Đại Ngu Lê Thương. Khi còn ở bản quốc (Giao Chỉ) làm quan đến Thiên Trường đẳng lộ Đại đô đốc, đặc tiến, khai phủ nghi đồng tam ty, nhập nội kiểm hiệu, tả tướng quốc, bình chương quân quốc sự, Thượng trụ quốc, tứ Tử kim ngư đại, Vệ Quốc Đại vương (lược một đọan trong cái tên quan tước của Lê Trừng dài dằng dặc đến 81 chữ, Vương Thế Trinh cố ý nhắc lại để nhấn mạnh Trừng cũng là ngụy đầu sỏ!). Trừng đã may không bị hành tội, mà do giỏi chế tạo súng thần thương nên cha con làm quan đến bát tòa (nhị phẩm), ăn lộc đến gần 50 năm, thọ hơn 80 tuổi (thực ra không đến); con y cũng thọ gần 80, có thể nói là hiếm có vậy! Hoàng Minh dị điển thuật, tập 5. Vương Thế Trinh (1570-1633). Đoạn này cho thấy lũ Tầu ô dốt ghen tị gia đình ông thế nào. Nguyên văn tiếng Trung trên nét

Theo Minh sử cảo, Triều Minh khi tế Thần Súng cũng thường hiến cúng Hồ Nguyên Trừng.

Các sách vở về Kỹ Thuật cũng chép giống như các sách vở về Xã Hội-Chính Trị. Ví dụ, phần viết thêm về sau của Hỏa Long Kinh có: Tháng sáu, năm Chính Thống thứ 10 (1445) thăng (Hồ Nguyên Trừng) làm Thượng Thư Bộ Công, giữ việc nội phủ, tháng 7 năm sau mất, hưởng thọ 73 tuổi. an táng tại vùng Bắc Kinh, mỏm Tây Sơn, dãy Ngọc Đài, thôn Nam An Hà.. (Khảo biện "Hỏa long kinh", thuộc chủ đề Trung Quốc lịch sử văn vật, tác giả Lý Bân, Đại học Thanh Hoa xuất bản 1/1/2002. Phần trên nét. )

Có rất nhiều địa danh Việt Nam vẫn còn ở Bắc Kinh từ thời đó, cho thấy các tù binh ban đầu được đem về Nam Kinh, rồi sau đưa lên Bắc Kinh, đóng góp khá nhiều cho nhà Minh. Ví dụ, Tử Cấm ThànhNguyễn An.

Mộ phần và Con cháu ngày nay[sửa mã nguồn]

Làng An Hà hiện vẫn còn, phía Tây thành Bắc Kinh 30km. Tên đất ngày nay là thôn Nam An Hà, xã Bắc An Hà (xã=hương), khu Hải Điện, Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Một ông hiện Vẫn ở nơi này. Gần đó là Hỏa khí doanh, một di chỉ lịch sử Minh Triều.

Một ông đặt gần chùa Tú Phong ( 秀峰寺 ), cách trung tâm Bắc Kinh ngày nay độ khoảng 30 km, nay vẫn còn (nghe đâu đang định bốc đi làm trường đua ngựa). Chùa Tú Phong là một ngôi chùa Việt Nam tại kinh đô Trung Quốc, do nhà sư Trí Thâm họ Trần từ Việt Nam sang xây dựng trong khỏang năm 1428-1442, sư tăng trong chùa đa số là người Việt Nam, chùa được vua nhà Minh ban sắc chỉ liệt vào danh thắng năm 1443, ngày 8/4 âm lịch cùng năm, Lê Trừng đã sọan văn bia nói về việc xây chùa này. Toàn văn thác bản văn bia hiện lưu trữ tại Thư viện Bắc Kinh, phần đầu đề: "Sắc tứ Tú Phong tự bi, Chính nghị đại phu, Tư trị doãn, Công Bộ tả thị lang-Giao Nam Lê Trừng sọan, Quý Thuần viết chữ chính văn, Tưởng Khâm viết chữ triện, Chu Hưng khắc, Trí Thâm pháp sư đốc tạo". Bia có kích thước 156 x 78 cm, hiện còn tại chùa Tú Phong. Xem toàn văn văn bia theo ảnh chụp tại trang web của Thư viện Bắc Kinh: res2.nlc.gov.cn, ký hiệu bản chụp 8377.

Gần đây, nhiều người biết đến con cháu Hồ Nguyên Trừng khi báo chí ồn ào lên về một vụ kiện đất đai, cho thấy một số con cháu ông vẫn ở tại làng này.

Pháo trước thời Hồ Nguyên Trừng. "De Nobilitatibus Sapientii Et Prudentiis Regum" Walter de Milemete, 1326. Kiểu pháo này được gọi là vase cannon, pháo vò, bắn mũi tên.
Thế kỷ 14. Đoản kiếm kiêm súng.
Trước khi Thần Cơ Sang Pháo Pháp truyền sang châu Âu. Hỏa mai khoảng năm 1470.
Súng trước thời Hồ Nguyên Trừng, Minh Triều, Thế kỷ 14. Lúc này súng bắn hỗn hợp lửa và than củi cháy dở.
Súng trước thời Hồ Nguyên Trừng, Nguyên Triều. Đây là khẩu súng ngắn lắp trên thương đao. Không rõ công dụng của nó, có vẻ như là súng lệnh vì rất giống các súng lệnh thời Trần Lê ở Việt Nam. Thân súng ghi rõ niên hiệu.
Thời nhà Minh muộn, một đơn vị dùng súng là vũ khí chính, súng đã có kíp, không cần mồi lửa.

Công lao lớn nhất của Hồ Nguyên Trừng với súng là đưa vũ khí này trở nên công phá mạnh, nhiều, dễ di chuyển, dễ dùng... và từ một loại vũ khí "dọa là chính" trở thành loại vũ khí chủ lực. Súng từ tính năng lấy lửa phụt là chính trở thành quả đấm công thành, từ tầm bắn vài chục mét tăng lên vài km.

Từ đó đến nay, súng vẫn đang là vũ khí chủ lực của loài người.

Quá trình chế súng của Hồ Nguyên Trừng[sửa mã nguồn]

Từ hồi ở Việt Nam và sang đến Trung Quốc, Hồ Nguyên Trừng đã hoàn thiện giai đoạn chuyển từ hỏa hổ sang súng và được coi là người chế tạo ra súng. Lịch sử nhà Minh ghi lại nhiều thử nghiệm của ông về nòng, ngòi, đạn... ông đã thử các phương án đạn dài, đạn cầu, đạn đá, đạn gang, đạn trái phá, đạn mẫu tử... Minh giáo, thủy tổ nhà Minh, còn gọi là Bái hỏa giáo (đạo thờ thần lửa) đem kỹ thuật sử dụng chất cháy nổ bí truyền từ Ba Tư sang, được Hồ Nguyên Trừng kết hợp với kỹ thuật hỏa khí của Việt Nam. Sản phẩm cụ thể là công nhệ làm súng lớn, còn được gọi trang trọng là Thần cơ thương pháo (súng bắn trái phá có máy móc của thần), dễ hiểu hơn là pháo, súng lớn và hay nói tắt là Thần Cơ. Sau từ này được những người kém hiểu biết đọc chệch thành Thần Công Thương Pháo (súng bắn trái phá có sức đánh như thần), nói tắt là Thần Công. Đây không phải là một thiết kế súng cụ thể, mà là một tập hợp các công nghệ và tiêu chuẩn, ví như dùng thép Tây Vực hay than gỗ gì-giã bao nhiêu chầy, hay thành phần thuốc phóng, thuốc nổ của trái phá, thuốc cháy, thuốc dẫn lửa, thuốc để trộn chất độc...

Chữ "thương" 枪 còn có các cách đọc là sang, sanh nên nhiều người đọc là "thần cơ sang pháo" hay "thần công sanh pháo" trong câu chuyện trên.

Ban đầu, Hồ Nguyên Trừng chỉ huy người Việt chế tạo và sử dụng súng, chuyên để đánh Nguyên, hiện ở Bắc KinhNam Kinh vẫn còn những tên địa danh như An Nam Doanh, Giao Chỉ, Đại An Nam DoanhTiểu An Nam Doanh, hoặc di chỉ còn lại như Hỏa khí doanh. Sau đó, người Tầu tập hợp các công nghệ chế súng của ông viết thành sách binh thư Thần cơ thương pháo pháp, như một kinh điển chế súng. Trong đó có cả những phép chế tạo và sử dụng Thần thương (súng, viết tắt của "thần cơ thương pháo"), Thần thương tiễn (giàn phóng tên lửa bắn liên tiếp), Thần cơ hỏa thương (súng phun lửa). Tiến bộ lớn nhất trong đó vẫn là Thần thương.

Súng của Hồ Nguyên Trừng được đem lên mặt trận phía Bắc chống nhà Nguyên, mỗi đồn vạn quân chỉ có 2 khẩu và chỉ được bắn khi nguy cấp. Sau đó, những súng trên được thu hồi về bảo vệ kinh thành và tránh rơi vào tay quân Nguyên.

Theo chân các đoàn thuyền Trung Quốc của Trịnh Hòa đến Ấn Độ, Ba Tư, kiểu súng lớn tân tiến này được truyền vào Trung Đông rồi phương Tây.

Năm Vĩnh Lạc (永乐, niên hiệu của Minh Thành Tổ, 1403-1424), triều đình nhà Minh lập ra Thần cơ doanh 神机营 chuyên cho ông nghiên cứu và chế tạo súng.

Đồ dùng thuốc nổ có ưu thế được đánh dấu bằng trận đánh trên hồ Bà Dương, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đánh Trần Hữu Lượng. Khi Yên Vương Chu Lệ (con thứ Chu Nguyên Chương) đánh cháu mình là Kiến Văn Đế (建文帝, cháu trưởng Minh Thái Thổ, kế ngôi chính thức), thì vũ khí cộng đồng chính đã là hỏa khí (Tầu cổ, Hỏa dược bao gồm các thuốc cháythuốc nổ, hỏa khí bao gồm súnglửa). Việc Súng thay Hỏa Hổ diễn ra cỡ vài năm sau đó trên đoàn thuyền của Trịnh Hòa. Trận câu pháo tầm xa ỏ rõ uy thế của Thần Cơ Thương PháoTrịnh Hòa đánh Srilanka, pháo từ tầu câu vào cung điện cách 2km, buộc triều đình hòa nghị.

Hỏa khí nhà Minh.

Đến giữa thế kỷ 19, súng Hồ Nguyên Trừng vẫn phổ biến.

Phong tục tế súng có từ đó, nhằm các nhày lễ và trước các dịp bắn. Phải là bậc sỹ quan mới được đứng ra tế Thần Công (tức Thần đánh phá, thần súng, vì lời tế này nên nhiều người tưởng là súng thần công). Suốt thời Minh mỗi khi tế súng quân Tầu đều tế Hồ Nguyên Trừng. Ngày nay, nhiều người Tầu dốt nát thiển cận thường tránh nói đến chuyện này, nhưng những người tầu hiểu biết đều kính trọng tôn thờ ông như một trong những thánh thần của binh pháp.

Cấu tạo súng của Hồ Nguyên Trừng[sửa mã nguồn]

Về thân súng, thân súng có tỷ lệ chiều dài tăng-nòng dầy so với các ống cũ, có tay nắm điều chỉnh tầm hướng, có ngáng để lắp vào ngõng trên giá pháo, hình dáng này được giữ ở khắp Đông-Tây đến giữa Thế kỷ 19. GangThép được dùng thay cho Đồng, nguyên liệu nguồn gốc Ba Tư, kể cả diêm sinh hay thép, đều được coi trọng như thứ nguyên liệu quý nhất. (Sắt Ba Tư-Sắt Tây Vực theo cách nói hồi đó, có thể hiểu là thép, còn sắt thường hồi đó phần lớn là gang xấu). Từ đó, ở Viễn Đông, pháo lớn đều làm từ sắt trong khi hỏa hổ vẫn có thể dùng đồng. Súng đồng chỉ còn lại ở châu Âu cho đến Thế kỷ 18 đầu Thế kỷ 19.

Đặc biệt tránh mưa ẩm, đảm bảo chiến đấu mọi thời tiết. Súng có lỗ ngòi rất đặc trưng, di chuyển về phía sau. Lỗ ngòi và thuốc nổ được bịt kín tránh mưa ẩm bằng gỗ mềm, ngăn cách không khí và đạn với thuốc. (Tài liệu của Tầu viết là dùng gỗ mục mã tử, không biết là gỗ gì). Cơ cấu dẫn lửa của ngòi đã có cốc mồi, ống dẫn nhỏ dài loằng ngoằng chống phụt được dùng cho các súng hỏa mai đến giữa Thế kỷ 19 (tất nhiên là ở khắp Á Âu).

Thuốc nổ đen thì tiến vọt nhờ diêm sinh gốc khoáng mang về từ Ba Tư. Diêm sinh khoáng có nhiều trong vùng Trung Á, thay thế cho thứ diêm sinh tồi tệ lọc từ phân dơi của Viễn Đông. Sau nhiều thử nghiệm, Hồ Nguyên Trừng đã tìm ra các thành phần thích hợp nhất cho súng.

Đạn cầu được chọn lựa thay cho dòng lửa phụt lẫn với đạn là mảnh than củi cháy dở. Đạn cầu đá hay gang được dùng công thành, uy lực vượt trội máy bắn đá, lại gọn nhẹ thuận tiện hơn và dễ chế tạo nhiều hơn. Súng cá nhân còn thiếu nhưng khả năng sát thương bằng đạn ria, đạn mẫu tử vượt trội cả về tầm và sức so với các giàn tên liên châu nỗ.

Kiểu súng lớn này có một số đặc điểm ưu thế hơn so với các súng trước:

  • Công phá mạnh hơn, có thể đập vỡ thành.
  • Sát thương mạnh hơn.
  • Tầm xa hơn và dễ thay đổi tầm hướng.
  • Chịu được thời tiết xấu.
  • Sức công phá của đạn đã cao hơn các máy bắn đã, sức sát thương cạnh tranh với hỏa hổ và từ đây, súng trở thành vũ khí cộng đồng chính. Súng thời này thay thế và làm mất giống các máy bắn đá, máy phóng tên lớn và nỏ bắn nhiều tên liên châu nỗ. Súng vẫn chưa thay được hỏa đồng-hỏa hổ trong hải chiến-đốt các tầu gỗ, tuy nhiên, sức sát thương của súng trội lên. Từ đây, người ta không còn làm thứ đa năng lai hỏa đồng-Súng dùng sát thương nữa, mà chỉ làm các hỏa đồng nhẹ để đốt lửa thôi.

Đến cuối Thế kỷ 18, từ phương Tây, súng trở thành vũ khí cá nhân chính. Thuốc nổ tốt ở viễn Đông hiếm, tuy nhiên, những đơn vị đặc biệt tinh nhuệ vẫn dùng súng thay đao kiếm trong vai trò vũ khí chủ lực.

Văn học[sửa mã nguồn]

Trong thời gian ở Trung Quốc, ông đã viết tác phẩm "Nam Ông Mộng Lục" (Ghi lại những điều trong trí nhớ của Nam Ông (Hồ Nguyên Trừng)) năm 1438, đây cũng là tác phẩm duy nhất của ông còn lại đến ngày nay. Trong 31 thiên truyện, Hồ Nguyên Trừng dành 4 thiên để ghi về vua Trần Nhân Tông (Trúc Lâm thị tịch (số 2), Tổ linh định mệnh (số 3), Cảm kích đồ hành (số 17) và Thi ý thanh tân (số 19)).

Tác phẩn được đích danh Hồ Huỳnh, Thượng Thư Bộ Lễ Minh Triều (đứng đầu ngành xuất bản) đề từ năm 1440, có cả hậu tự năm 1442 của Tống Chương. Hồ Huỳnh viết: Văn họ Hồ ngắn gọn mà nghiêm trang, cẩn mật, cao nhã mà uyên bác, theo tình kể lại, theo nghĩa đặt lời... Ca ngợi sự tiết nghĩa thì bừng bừng cảm khái, có thể uốn nắn phong tục, biểu dương trước thuật thì siêu thoát, thanh tân, có thể nuôi dưỡng tính tình....

Ở lời nói đầu, Hồ Nguyên Trừng viết: Trong xóm mười nhà thể nào cũng có người tín nghĩa như Khổng Tử, huống hồ nhân vật nước Nam không kể hết. Thời gian và chiến tranh làm sách vở tiêu tán hết, nên ông phải viết lưu lại cho đời.

Ông giải thích chữ mộng: Những nhân vật trong sách, một thời phồn hoa, rồi thời cuộc biến đổi không còn để lại vết tích, chỉ còn một mình tôi biết được và kể ra, như vậy chẳng phải mộng là gì!.


Tạm chuyển phần viết thêm đa số là của Sayisa sang đây. Phần này hiện đang lẫn lộn giữa những thông tin sử dụng được và không. Xin nhờ thành viên nào am hiểu lịch sử - kỹ thuật...xem lại giúp. Xin cám ơn. Tem (thảo luận) 17:09, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC) Chữ đậm[trả lời]