Thảo luận:Hộ khẩu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Câu "phương thức này được tiếp tục áp dụng trên toàn quốc cho đến nay (2006)" gây hiểu nhầm. Mặc dù đã chỉ rõ là phương thức hộ khẩu được áp dụng cho đến nay, nhưng người đọc sẽ hiểu nhầm là "bao cấp" được áp dụng cho đến nay. Nên sửa lại để tránh việc hiểu nhầm. (chú ý đa số đọc giả đọc lướt đọc nhanh là chủ yếu). thảo luận quên ký tên này là của 125.235.104.135 (thảo luận • đóng góp).

Trích, trích và trích[sửa mã nguồn]

Bài này dần dần trở thành một bản chắp vá các Nghị định liên quan đến Hộ khẩu từ năm 1956, 1960, 1964, dường như người viết không có khả năng cô đọng hoặc tổng hợp ý chính? Cứ thử chép 1 câu ở từng đoạn, đưa vào Google, mỗi đoạn là gần như nguyên xi một tờ Nghị định đấy ạ. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:27, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tân sửa giùm đi, trích không đủ mệt. Mà trích cũng khỏe hơn là cô đọng ở chỗ người ta hỏi dẫn chứng đâu thì không biết làm sao trả lời. Ý chính của đoạn dài dài vừa thêm vào là hộ khẩu thành phố có giá hơn ở nông thôn. Tại sao nó lại có giá hơn? Để trả lời câu hỏi này không dễ chút nào. Chịu khó đọc vài đoạn nguyên văn nghị định và thông tư rồi suy luận là biết hộ khẩu thành phố khác hộ khẩu ở nông thôn.
Trong nguồn dẫn của người viết chỉ ghi rằng năm 1950 Chính phủ Nhật đã bãi bỏ việc cấp sổ mua gạo, ở Nhật Bản người dân dùng phiếu cư dân nhiều hơn...[1] Không có đoạn bỏ hộ khẩu, người viết hiểu sai nội dung.--CNBH (thảo luận) 16:31, ngày 29 tháng 4 năm 2014 (UTC)[trả lời]